Giải thể doanh nghiệp, vậy bạn cần làm thủ tục giải thể công ty như thế nào? Hồ sơ ra sao? So với việc làm thủ tục thành lập công ty thì thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ mất thời gian và nhiều công đoạn hơn.
Một lưu ý nữa là thủ tục giải thể không làm nhanh được. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện giải thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục nhanh chóng.
Giải thể công ty, doanh nghiệp là gì?
Giải thể công ty, doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động, tư cách pháp nhân và quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của công ty hay doanh nghiệp.
– Việc đầu tiên để giải thể doanh nghiệp là DN phải có Quyết định giải thể, Biên bản họp; Phương án giải quyết nợ …
– Tiếp đó là phải niêm yết tại trụ sở, chi nhánh … Thông báo cho người lao động, chủ nợ, cơ quan thuế, cơ quan ĐKKD …
– Trong thời gian chờ các bạn làm thủ tục đóng mã số thuế, làm công văn và hồ sơ gửi lên thuế rồi thiếu đâu họ sẽ bảo mình bổ sung.
– Về nguyên tắc công ty muốn giải thể phải thanh toán hết các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng, có xác nhận đóng mã số thuế của cơ quan thuế bạn nộp kèm theo với hồ sơ lên Sở KHĐT.
– Thuế là thủ tục phức tạp nhất, xong thuế thì gần như đã xong.
Giải thể công ty, doanh nghiệp dễ hay khó? Các khó khăn trong quá trình giải thể?
Thủ tục giải thể doanh nghiệp rất phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất chính là thủ tục chốt thuế giải thể. Trong quá trình chốt thuế thì doanh nghiệp phải giải quyết tất cả các khoản nợ thuế còn nợ (nếu có) và tờ khai còn thiếu.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động mà không tiến hành làm thủ tục giải thể theo đúng quy định thì sẽ bị đưa vào danh sách khóa mã số thuế. Người đại diện của công ty trong trường hợp này sẽ không được phép thành lập công ty khác và không xuất cảnh được.
Doanh nghiệp giải thể trong trường hợp nào
Doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể trong 2 trường hợp chính: Tự nguyện hoặc bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể.
Trường hợp tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể: Khi các thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện sau:
– Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.
Trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Thực tế cho thấy có nhiều người thành lập công ty và sau đó cho dù công ty không hoạt động nữa nhưng không có thông báo tạm ngừng hoạt động, không giải thể doanh nghiệp do ngại thủ tục và hồ sơ phức tạp, tốn thời gian…
Tuy nhiên việc công ty bị treo như vậy sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ mà chủ doanh nghiệp gặp phải sau này. Vì vậy cách tốt nhất là thực hiện giải thể dứt điểm công ty.
Về thủ tục giải thể doanh nghiệp, cần chủ ý các bước sau:
Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Chủ thể thông qua quyết định:
Việc thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty (nếu là công ty TNHH một thành viên); của Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần); của hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên); của các thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh).
– Nội dung quyết định giải thể doanh nghiệp phải có: (Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp…)
– Lý do giải thể;
– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Tổ chức thanh lý tài sản
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức liên quan
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.
Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Thông báo tình trạng doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Các khoản nợ của doanh nghiệp phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp
Để giải thể doanh nghiệp đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm, luật sư Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới quý khách các bước thực hiện được đút rút kinh nghiệm giải thể hàng trăm doanh nghiệp mỗi năm.
Bước 1: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp
Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Bước 2: Xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan hải quan
Sau khi doanh nghiệp đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp.
Trong vòng 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ Hải quan của doanh nghiệp.
Bước 3: Thủ tục tại cơ quan Thuế
– Gửi công văn xin Giải thể lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế)
– Gửi công văn xin quyết toán thuế
– Đóng các loại thuế còn nợ
– Nộp phạt (nếu có)
Sau khi có xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở thì Cục thuế ra quyết định đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp.
Bước 4: Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp
– Sau khi nhận được quyết định đóng cửa Mã số thuế, Doanh nghiệp gửi hồ sơ lên Phòng ĐKKD.
– Phòng Đăng ký kinh doanh cho Giấy tiếp nhận về việc giải thể.
Bước 5: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Sau khi có phiếu tiếp nhận của Phòng Đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp gửi hồ sơ xin trả dấu doanh nghiệp lên Công an tỉnh.
Bước 6: Trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công an tỉnh ra quyết định huỷ dấu, Doanh nghiệp gửi Quyết định huỷ dấu này lên Phòng đăng ký kinh doanh và chờ quyết định giải thể cuối cùng của Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng Đăng ký kinh doanh ra Quyết định xoá tên Doanh nghiệp trong sổ Đăng ký kinh doanh thì hoàn thành thủ tục giải thể).
Thời hạn giải quyết:
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:
Theo quy định tại Điều 211 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định: Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể.
Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
Cất giấu, tẩu tán tài sản;
Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Dịch vụ giải thể công ty, doanh nghiệp của Luật Trần và Liên Danh
– Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ làm hồ sơ chốt thuế giải thể;
– Công bố quyết định giải thể doanh nghiệp/công ty trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia
– Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải thể công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nếu Quý khách muốn sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp của chúng tôi, vui lòng liên hệ luật sư để được tư vấn miễn phí.