Bảng báo cáo tài chính

bảng báo cáo tài chính

Lập báo cáo tài chính là công việc khó, đòi hỏi mất nhiều thời gian cho việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu để cho ra bộ báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả kinh doanh; Lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.

Nhưng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp lại có giá trị hơn nhiều đối với giám đốc / Hội đồng quản trị hoặc giám đốc tài chính. Qua báo cáo phân tích, người xem có thể thấy xu hướng, sự biến động tăng giảm giá trị, tăng giảm tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính, phản ánh tình hình sức khỏe tài chính – kinh doanh…Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc cách lập và phân tích bảng báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…

Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.

Bộ Báo Cáo Tài Chính bao gồm những gì?

Mới đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp, sự quản lý của cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế?

Bộ báo cáo tài chình nộp cơ quan nhà nước bao gồm:

Các tờ khai quyết toán thuế:

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Bộ báo cáo tài chính:

Bảng cân đối kế toán

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng lưu chuyển tiền tệ

Phụ lục đi kèm:Thuyết minh báo cáo tài chính

Nội dung của báo cáo tài chính phải gồm những gì ?

BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:

Tài sản

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác

Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị

Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:

Chế độ kế toán áp dụng

Hình thức kế toán

Nguyên tắc ghi nhận,

Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố đinh

 …..

Kỳ lập báo cáo tài chính là khi nào?

Kỳ lập BCTC hàng năm

Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

Kỳ lập BCTC giữa niên độ

Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

Kỳ lập BCTC khác

Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Thời gian phải nộp BCTC là khi nào?

Căn cứ vào khoản 3 điều 29 luật kế toán 2015, thời hạn nộp BCTC chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Ví dụ minh họa: Thời hạn bộ nộp báo cáo tài chính năm 2019 chậm nhất sẽ là ngày 31/03/2020. Thời hạn nộp báo cáo cũng chính là thời gian mà doanh nghiệp nộp tiền thuế thu nhập.

Theo công văn 4132/TCT-CS, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp trong việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ khi có quyết định thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.

Phân loại báo cáo tài chính

Hiện nay, BCTC được chia thành 2 loại:

Báo cáo tài chính tổng hợp

Hình thức và nội dung trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai BCTC tổng hợp được thực hiện theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

1/Đối với công ty mẹ và tập đoàn, khi vừa phải lập BCTC tổng hợp vừa lập BCTC hợp nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước.

2/Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất và kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoặc sự nghiệp, sau đó mới lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động.

3/Trong khi lập BCTC tổng hợp giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp nhất BCTC.

Báo cáo tài chính hợp nhất

Đối với nhóm công ty con, công ty mẹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, thì công ty con, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

1/ BCTC hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán.

2) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh (KQKD) hằng năm của công ty con và công ty mẹ.

3) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty con và công ty mẹ.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các doanh nghiệp trong mô hình nhóm công ty không phải là công ty mẹ thì không cần phải lập BCTC hợp nhất theo pháp luật về kế toán.

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Sau đây là cách lập báo cáo tài chính chi tiết mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Một bộ báo cáo tài chính gồm những giấy tờ gì?

Một bộ báo cáo tài chính gồm:

BCTC nộp cơ quan nhà nước bao gồm:

Các tờ khai quyết toán thuế:

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của công ty/doanh nghiệp.

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của cá nhân.

Báo cáo tài chính:

Bảng cân đối kế toán (dựa theo mẫu số B01-DN).

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (dựa theo mẫu số B02-DN).

Bảng lưu chuyển tiền tệ (dựa theo mẫu số B03-DN).

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (dựa theo mẫu số B09-DN).

Yêu cầu và nguyên tắc

Một số yêu cầu và nguyên tắc cần tuân thủ khi lập BCTC bao gồm:

Yêu cầu khi lập báo cáo

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “trình bày báo cáo tài chính”, khi lập BCTC cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:

1/ Trình bày BCTC phải chính xác, trung thực, hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

2/ BCTC phải phản ánh đúng bản chất kinh tế hơn là hình thức hợp pháp.

bảng báo cáo tài chính
bảng báo cáo tài chính

3/ Trình bày BCTC một cách khách quan và không thiên vị.

4/ BCTC phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng.

5/ BCTC phải trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. 

Nguyên tắc

Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập BCTC các nguyên tắc phải tuân thủ các yêu cầu sau:

1/Nguyên tắc hoạt động liên tục.

2/Nguyên tắc cơ sở dồn tích.

3/Nguyên tắc nhất quán.

4/Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp.

5/Nguyên tắc bù trừ.

6/Nguyên tắc có thể so sánh.

Quy trình

Một doanh nghiệp khi lập BCTC cần tuân thủ các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Tập hợp những loại chứng từ phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra đối chiếu chứng từ tập hợp được với báo cáo thuế đã kê khai định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế. 

Do có sự thay đổi về tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC nên sẽ có sự chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh

Rà soát lại các bút toán hạch toán chứng từ hàng tháng theo quy định.

Về doanh thu cần phải phân biệt rõ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. 

Về chi phí cần phân biệt và ghi đúng vào các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí khác.

Bước 3: Phân loại tài sản và nợ phải trả 

Phân loại tài sản và phân loại nợ phải trả theo đúng qui định trên bảng cân đối kế toán theo trình bày ngắn hạn và dài hạn. 

Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng được phân loại là ngắn hạn. 

Tài sản hoặc nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

Bước 4: Bảng thuyết minh BCTC

Bảng thuyết minh BCTC của doanh nghiệp phải trình bày nội dung về cơ sở lập, trình bày BCTC, các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với giao dịch và sự kiện quan trọng. Trình bày các thông tin đúng quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các BCTC khác.

Bước 5: Căn cứ lập BCTC

Căn cứ lập BCTC là các BCTC kỳ trước (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh BCTC), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán các tài khoản và tài liệu kế toán khác.

Thủ thuật và kinh nghiệm đọc, phân tích báo cáo tài chính

Rất nhiều kế toán khi lên được BCTC nhưng lại không biết là đúng hay sai và nếu có phát hiện sai thì không biết làm thế nào để xử lý nhanh chóng. Dưới đây là một số thủ thuật và kinh nghiệm đọc, phân tích BCTC nhanh chính xác.

1/Kiểm tra xem tất cả các tài khoản (TK) kế toán trên bảng cân đối phát sinh đã có số dư đúng với bản chất của nó hay không.

2/Số dư TK 133, 331 có khớp với số dư công nợ phải thu và phải trả cho nhà cung cấp hay chưa? Sau đó, kiểm tra lại công nợ thực tế với khách hàng và nhà cung cấp.

3/Số dư TK 133 có khớp với tờ khai thuế GTGT hàng hoặc quý hay không?

4/Kiểm tra số dư TK 142, 242 có khớp với bảng phân bổ CCDC hay không? Nếu chưa bằng nhau thì hãy xem lại cách phân bổ hoặc định khoản kế toán bị sai.

5/Kiểm tra số dư trên tài khoản 156 trên bảng cân đối phát sinh và bảng nhập xuất tồn (NXT) có bằng nhau chưa? Nếu không bằng nhau thì có thể do các lỗi sai sau:

Định khoản sai tài khoản.

Xuất hàng trước khi có hóa đơn nhập mua.

Đơn giá xuất tính sai so với giá vốn hàng xuất bán.

6/Kiểm tra thời gian khấu hao TSCĐ theo đúng khung thời gian quy định hiện hành hay không? Kiểm tra số liệu trên bảng khấu hao TSCĐ có đúng với số dư trên TK 214 trên bảng cân đối phát sinh hay không.

7/Kiểm tra tài khoản 3334 có sai sót không? Hãy so sánh số thuế TNDN 4 quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN tăng thêm hoặc giảm đi.

Nếu tăng thêm ghi:

 Nợ TK 821.

 Có TK 3334.

Nếu giảm so với tạm tính ghi:

 Nợ TK 3334.

 Có TK 821 (tiền thừa trước khi lập BCTC).

8/Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt, nên nhớ rằng nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì ở tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay lập tức bằng nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt.

9/Kiểm tra tài khoản ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 không? Nếu sai thì tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng và tìm dựa vào sao kê ngân hàng.

10/Kiểm tra xem doanh thu TK 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai chưa?

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách lập bảng báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139