Bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn?

bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn

Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vậy giao dịch mua bán tài sản; thì cá nhân có cần nộp thuế khi bán tài sản là ô tô không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật Trần và Liên Danh xin thông tin đến bạn đọc dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật quản lý thuế năm 2019;

Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi năm 2012;

Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về thuế GTGT;

Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về thuế TNCN.

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ nộp thuế là gì?

Theo Luật quản lý thuế năm 2019, định nghĩa về thuế được quy định:

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Hiện nay các khoản thu về thuế là nguồn tài chính quan trọng; giúp thực hiện các mục tiêu, chính sách, và các định hướng của Nhà nước. Thuế được coi là nguồn tài chính chủ yếu để cân đối cho hoạt động chi thường xuyên. Khoản chi thường xuyên của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương được cân đối bởi các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí, loại trừ những địa phương không đủ khả năng cân đối thu chi thường xuyên.

Nộp thuế là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình.

Khi bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn??

Theo quy định tại khoản 3 điều 5, thông tư số 219/2013/TT-BTC có quy định:

Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

Như vậy, có thể hiểu rằng cá nhân không kinh doanh, không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT khi bán tài sản thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi năm 2012 quy định thu nhập chịu thuế bao gồm:

– Thu nhập từ kinh doanh.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

– Thu nhập từ đầu tư vốn.

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

– Thu nhập từ trúng thưởng.

– Thu nhập từ bản quyền.

– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

– Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

– Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì thu nhập từ việc bán xe của cá nhân không kinh doanh không phải là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Do đó, bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn không? thì câu trả lời là Không.

Tóm lại, bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn?? Câu trả lời là không, trong trường hợp cá nhân không kinh doanh.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn
bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật Trần và Liên Danh 

Câu hỏi thường gặp

1. Ô tô là động sản hay tiêu sản?

– Tài sản: là những thứ làm tăng thu nhập. Ví dụ như các bất động sản cho thuê, hàng hóa kinh doanh kiếm lời.

– Tiêu sản: là những thứ làm tăng chi phí. Ví dụ như những khoản tín dụng tiêu xài, xe hơi, điện thoại di động đắt tiền…

Theo khái niệm này thì chiếc ô tô cá nhân chính là một tiêu sản. Tại sao ô tô lại là tiêu sản? Bạn mua một chiếc ô tô để dùng cho đi lại, sau đó bạn phải tốn tiền bảo dưỡng, tiền xăng, tiền bảo hiểm… Vậy chiếc ô tô đang “lấy tiền ra khỏi túi bạn”.

Không nộp thuế có sao không?

Theo điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo luật định tùy theo mức độ vi phạm.

Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu gồm gì?

– Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động; quyết định thành lập; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;

c) Các giấy tờ khác có liên quan.

– Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;

c) Các giấy tờ khác có liên quan.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú:

Lưu ý: Cách tính thuế này áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Công thức tính thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

(1) Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ [1]

Trong đó, Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn [2]

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [2]

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

– Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức

Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp thì người nộp thuế áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần hoặc phương pháp tính thuế rút gọn (trình bày ở phần sau).

(2) Thuế suất

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Khi biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, sẽ có 02 phương pháp tính thuế để tính được số thuế phải nộp:

Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).

Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn

Ví dụ tính thuế theo phương pháp rút gọn

Tháng 12/2021, bà T có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 30 triệu đồng. Bà T phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết bà T có 01 người phụ thuộc, trong tháng 12 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập tạm nộp được tính như sau:

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của bà T là 30 triệu đồng.

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ

Bà T được giảm trừ các khoản sau:

– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.

– Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 30 triệu đồng × 10,5% = 3,15 triệu đồng.

Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 3,15  = 18,55 triệu đồng

Bước 3: Tính thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế của bà T là: 30 – 18,55  = 11,45 triệu đồng

Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp

Thu nhập tính thuế trong tháng là 11,45 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Số thuế phải nộp như sau:

11,45 × 15% – 0,75 trđ = 967.500 đồng.

Như vậy, số thuế bà T tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 12/2021 là 967.500 đồng.

Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú:

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

Trong đó, thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định như quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú, cụ thể:

– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

– Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.

Việc xác định thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú đồng thời làm việc ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì thực hiện theo công thức sau:

Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (thu nhập trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Thu nhập tháng (thường tính bằng tiền lương ghi trên hợp đồng) của tiện ích này là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật thuế Thu nhập cá nhân, đã tính các khoản giảm trừ sau:

– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.

– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Trên đây là một số vấn đề về những trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân và cây trả lời cho câu hỏi bán xe ô tô cũ có phải nộp thuế tncn, nếu có thắc mắc gì về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để biết thêm chi tiết và được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139