Vốn cố định là gì? Vốn là một thành phần quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Không có vốn thì không thể kinh doanh được và không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại được. Vốn có thể được phân loại dưới hai dạng – vốn cố định và vốn lưu động. Bài viết xoay quanh vấn đề về vố cố định.
Vốn là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về vốn, tuỳ theo góc độ nhìn nhận vốn là một trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định tới mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vốn trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn luôn tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là hình thái giá trị và hình thái hiện vật.
Dưới dạng hình thái giá trị vốn tồn tại dưới dạng hình thái tiền. Đây là hình thái ban đầu và cũng là hình thái cuối cùng của vốn, bởi vì sau một chu kỳ kinh doanh vốn kinh doanh lại được thu hồi về dưới dạng ban đầu là tiền theo vòng chu chuyển T- H- T’.
Dưới dạng hình thái hiện vật: vốn tồn tại dưới dạng hình thái tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…
Đối với sự phát triển của một quốc gia vốn được coi là một trong bốn nguồn lực của nền kinh tế quốc dân. Đó là nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ, và tài nguyên. Như vậy xét trong một quốc gia muốn phát triển nên kinh tế quốc dân ngoài nhân lực, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên thì cần phải có vốn.
Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản dùng cho kinh doanh:
Về phương diện vật chất vốn bao gồm các loại máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng, vật kiện trúc, vật tư hàng hoá…là các phạm trù gắn với nền sản xuất hàng hoá.
Vốn có thề là tiền như tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý…Nhưng tiền chỉ có thể trở thành hàng hoá khi nó được đưa vào lưu thông, sản xuất kinh doanh. tiền có sự luân chuyển từ hình thái vật chất sang tiền tệ với một lượng lớn hơn và ngày càng mở rộng.
Ngoài sự tồn tại dưới dạng vật chất nó còn tồn tại dưới dạng là những tài sản vô hình như quyền sở hữu công nghệ, uy tín của doanh nghiệp, nhãn mác độc quyền, kinh nghiệm tay nghề, nguồn nhân lực, nguồn chất xám…Những yếu tố này cũng được coi là vốn.
Vốn tồn tại trong những hình thức nào?
– Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại,…) mà doanh nghiệp đầu tư, tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư;
– Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là chuyển hóa thành phẩm và chuyển về thành hình thái của tiền tệ;
– Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạc định cơ cấu nợ – vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp;
– Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
– Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.
Vốn cố định là gì?
– Vốn cố định là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
– Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định: Những đặc điểm của tài sản cố định trong quá trình sử dụng có ảnh hưởng quyết định và chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Có thể thấy quá trình luân chuyên của vốn cố định có những đặc điểm sau:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và trở thành một khoản chi phí sản xuất (chi phí khấu hao tài sản cố định) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.
+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển: Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn cố định được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu hao được tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định (giá trị còn lại của tài sản cố định sau khấu hao) thì lại giảm xuống. Khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm làm ra của doanh nghiệp thì vốn scố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
– Ví dụ về vốn cố định
Một ví dụ về vốn cố định là nếu một doanh nghiệp đầu tư vào một nhà xưởng nơi mà quá trình sản xuất sẽ diễn ra, nó sẽ được gọi là vốn cố định. Bởi vì:
+ Thứ nhất, nhà xưởng sẽ không được tiêu thụ trực tiếp bởi quá trình sản xuất. Nhưng nếu doanh nghiệp không có nhà xưởng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó sẽ không thể diễn ra.
+ Thứ hai, đầu tư vào nhà xưởng là một nguồn vốn cố định vì nhà xưởng này sẽ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài và nó có thể được coi là tài sản dài hạn.
+ Thứ ba, nếu doanh nghiệp nghĩ rằng sẽ bán hết nhà xưởng trong tương lai, doanh nghiệp vẫn sẽ thu được giá trị còn lại ngay cả khi giá trị hữu ích kinh tế của nó đã cạn kiệt.
Vai trò của vốn cố định
– Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn.
– Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ quy mô nguồn vốn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
– Việc đảm bảo nguồn vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính.
– Tạo thế chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định
Để có thể đánh giá chính xác nhất về hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn cố định, cần phải dựa vào các tiêu chí sau đây:
– Dựa vào hiệu suất sử dụng của vốn cố định (viết tắt là HSSD VCĐ) theo công thức là: chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay doanh thu thuần trong chu kỳ đó.
– Chỉ tiêu thứ hai là dựa vào tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (TSLNVCĐ) – phản ánh một đồng vốn cố định trong chu kỳ nhất định có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Công thức tính được xác định như sau:TSLNCĐ = (lợi nhuận trước thuế / vốn cố định) x 100%
– Dựa vào hàm lượng vốn cố định (HLVCĐ) – phản ánh việc để tạo ra được một đồng doanh thu hay doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Công thức cụ thể là:HLVCĐ = vốn cố định / doanh thu
– Hệ số trang bị tài sản cố định (HSTB TSCĐ) với công thức:HSTB TSCĐ = giá ban đầu tài sản cố định / số lượng công nhân sản xuất trực tiếp tại doanh nghiệp
– Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua tỷ suất đầu tư tài sản cố định (TSĐT TSCĐ) – phản ánh được mức độ đầu tư vào các tài sản cố định trong tổng số giá trị của tài sản tại doanh nghiệp và tính theo công thức:TSĐT TSCĐ = (giá trị còn lại của tài sản cố định / tổng số tài sản) x 100%
– Một chỉ tiêu nữa để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là dựa vào kết cấu tài sản cố định của các doanh nghiệp – phản ánh được quan hệ tỷ lệ giữa các giá trị của từng nhóm và các loại tài sản cố định trong tổng số giá trị của chúng ở thời điểm đánh giá. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng được cơ cấu tài sản cố định phù hợp nhất.
Sự cần thiết phải quản lý vốn cố định và vốn lưu động
Trong quản lý sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được chất lượng sản xuất kinh doanh, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp.
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp thích ứng với các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Vốn cố định và vốn lưu động là 2 nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến sự hình thành, phát triển và phát triển bền vững của doanh nghiệp vì vậy hoạt động quản lý 2 nguồn vốn này là vô cùng cần thiết.
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Tiêu chí |
Vốn lưu động |
Vốn cố định |
Khái niệm |
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn |
Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp |
Đặc trưng |
– Vốn lưu động lưu chuyển nhanh – Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh. – Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh – Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. |
– Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kì sản xuất kinh doanh của DN do TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của DN – Khi tham gia vào quá trình sản xuất khinh doanh của doạnh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm 2 phần. Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ. Bộ phận còn lại của vốn cố định dưới hình thức giá trị còn lại của TSCĐ |
Biểu hiện |
Tài sản lưu động |
Tài sản cố định |
Thể hiện trên BCTC |
Các chỉ tiêu về tài sản lưu động như tiền và các khoản tương đương tiền, nợ phải thu….. |
Chỉ tiêu tài sản cố định |
Phân loại |
Phân lợi theo hình thái biểu hiện: + Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán + Vốn vật tư hàng hóa + Vốn chi phí trả về trước Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất + Vốn lưu động trong khâu sản xuất + Vốn lưu động trong khâu lưu thông |
Vốn cố định được thể hiện ở thông qua tài sản cố định của doanh nghiệp Phân loại theo hình thái biểu hiện: + Tài sản cố định hữu hình + Tài sản cố định vô hình Phân loại theo tình hình sử dụng + Tài sản cố định đang dùng + Tài sản cố định chưa dùng + Tài sản cố định không cần dùng và đang chờ thanh lý |
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi vốn cố định là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.