Xu hướng là gì? Xu thế hay xu hướng (trend) là thành tố dài hạn, cơ bản trong số liệu về dãy số thời gian, biểu thị hướng thay đổi dài hạn của một biến số. Có nhiều phương pháp để xác định xu thế, chẳng hạn phương pháp phân tích hồi quy, số bình quân trượt.
Xu hướng (trend) là gì?
Xu hướng hay xu hướng thị trường là chuyển động, đường đi của giá cả theo một hướng nhất định trong một giai đoạn nào đó.
Dựa vào thay đổi giá trị cổ phiếu trên biểu đồ (price board), các nhà phân tích kỹ thuật có thể nhận định thị trường đang tăng giá hay giảm giá, mức độ tăng/giảm giá và động lượng của xu hướng có mạnh và bền vững hay không.
Có các loại xu hướng nào?
Thị trường có thể diễn ra chỉ theo một trong 3 xu hướng: tăng giá, giảm giá, hoặc đi ngang. Mỗi xu hướng diễn ra nhanh hay chậm, kéo dài bao lâu sẽ thay đổi liên tục, tuy nhiên diễn biến giá chỉ có thể nằm trong 3 xu hướng này.
Cấu trúc xu hướng tăng là cấu trúc thị trường tạo các đỉnh và đáy mới cao hơn đỉnh và đáy cũ. Xu hướng tăng sẽ vẫn tiếp diễn nếu cấu trúc xu hướng tăng chưa bị phá vỡ.
Trong xu hướng tăng: giá lần lượt tạo các đỉnh M, O cao hơn đỉnh K và đáy N cao hơn đáy L. Các đoạn KL, MN chính là giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm hay còn gọi là đợt suy thoái nhỏ. Tương tự, các đợt sóng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Cấu trúc xu hướng giảm là cấu trúc thị trường tạo các đỉnh và đáy mới thấp hơn đỉnh và đáy cũ. Xu hướng giảm vẫn sẽ tiếp diễn nếu cấu trúc xu hướng giảm chưa bị phá vỡ.
Trong xu hướng giảm: giá lần lượt tạo các đỉnh C, E thấp hơn đỉnh A, tạo đáy D thấp hơn đáy B. Các đoạn BC, DE chính là giai đoạn thị trường điều chỉnh tăng hay còn gọi là đợt phục hồi tạm thời, nhưng các đợt sóng nhỏ này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trước khi tiếp tục xu hướng chính.
Cấu trúc xu hướng đi ngang là cấu trúc thị trường tạo các đỉnh và đáy mới bằng các đỉnh và đáy cũ. Xu hướng đi ngang vẫn sẽ tiếp diễn nếu cấu trúc xu hướng đi ngang chưa bị phá vỡ.
Quan điểm về cấu trúc nhân cách và xu hướng trong cấu trúc nhân cách và mỗi liên hệ thực tiễn cuộc sống
Một số quan điểm về cấu trúc nhân cách
– Quan điểm của Sigmund FreudS.Freud cho rằng, tảng bằng tâm trí của con người gồm 3 cấp bậc: ý thức, tiền ý thức và vô thức. Trong 3 cấp độ ấy, 3 thành phần cơ bản của nhân cách là: cái Ấy (Id), cái Tôi (Ego) và cái Siêu Tôi (Super Ego) tồn tại, đấu tranh và chế ước lẫn nhau. Nhân cách của một người tùy thuộc vào yếu tố nào thắng thế trong cuộc đấu tranh giữa 3 yếu tố trên.
– Quan điểm của C.G.Jung và E. Kretschmer: Nhân cách con người có mối liên hệ mật thiết với các đặc điểm sinh học, thể tạng và đặc điểm của hệ thần kinh. E. Kretschmer cho rằng, các thành phần cấu tạo nên cơ thể có mối quan hệ và quy định các thành phần tâm lý của nhân cách.
– Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred AdlerAlferd Adler cho rằng, mong muốn “siêu đẳng” của con người hướng đến sự “siêu đẳng” là yếu tố quyết định đến nhân cách của con người. Tuy nhiên, mong muốn này khó thực hiện được do sự khiếm khuyết về mặt cơ thể và do điều kiện sống không thuận lợi nên con người có cảm giác thiếu hoàn thiện. Bù trừ là cách giúp con người vượt qua cảm giác đó.
– Cấu trúc nhân cách theo các nhà tâm lý học của Nga.
+ Quan điểm của B.G.AnanhievNhân cách bao gồm 4 thành phần: quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý và sự hình thành động cơ (bao gồm nhu cầu và tâm thế.
Đó là những quan điểm về cấu trúc của nhân cách, tuy nhiên tôi thừa nhận cấu trúc của nhân cách theo quan điểm của đa số các nhà tâm lí học việt Nam đó là: Nhân cách được cấu trúc bao gồm 4 thuộc tính: Xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Xu hướng thể hiện chiều hướng phát triển của nhân cách; tính cách biểu hiện đạo đức, cốt cách làm người; năng lực thể hiện khả năng của con người và khí chất thể hiện hành vi của con người.
– Khí chất: Khí chất (tính khí) là thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động và thể hiện qua sắc thái hành vi của cá nhân.
Khí chất chỉ là biểu hiện độc đáo bề ngoài của các hoạt động tâm lý của cá nhân chứ không quyết định đến nội dung của các hoạt động tâm lý
– Năng lực: Năng lực là hệ thống các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu củamột hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó mang lại hiệu quả.Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung có ở tất cảmọi người như: năng lực quan sát, cảm giác, tri giác, tư duy…Năng lực riêng là năng lựcchỉ có ở một số người. Năng lực chuyên môn cũng là một loại năng lực riêng.
– Tính cách: Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình được thể hiện trong hành vi, cử chỉ. Tính cách bao gồm nhiều nét tính cách. Trong đời sống, những nét tính cách tốt thường được gọi là “nết”, “lòng”, “tinh thần”, những nét tính cách xấu được gọi là “thói”, “tật.
Xu hướng trong cấu trúc nhân cách và mỗi liên hệ với thực tiễn cuộc sống
Các yếu tố cấu thành xu hướng bao gồm: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin.
*Nhu cầu: Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Đặc điểm của nhu cầu:
+ Thứ 1 : Nhu cầu rất phong phú và đa dạng: Tại một thời điểm có rất nhiều nhu cầu tác động đến con người. Tuy nhiên, có những nhu cầu mang tính cấp bách, cần phải được thỏa mãn trước được gọi là nhu cầu nổi trội. Con người có khuynh hướng thỏa mãn những nhu cầu nổi trội trước.
+ Thứ 2: Nhu cầu của con người bao giờ cũng có đối tượng: Khi cá nhân xuất hiện trạng thái thiếu thiếu hụt thì nhu cầu được nảy sinh. Nhu cầu khiến cá nhân tìm kiếm, hướng đến những đối tượng có thể thỏa mãn được nhu cầu cho bản thân mình. Nhu cầu gặp đúng đối tượng thì nảy sinh động cơ. Động cơ là yếu tố thúc đẩy cá nhân tác động vào đối tượng để thỏa mãn nhu cầu.
+ Thứ 3: – Nhu cầu có tính chu kỳ và cường độ tăng dần: Chu kỳ của nhu cầu bắt đầu từ trạng thái thiếu hụt làm nảy sinh nhu cầu, nhu cầu gặp đúng đối tượng nảy sinh động cơ thúc đẩy chủ thể tác động vào đối tượng để thỏa mãn nhu cầu. Sau khi thỏa mãn được nhu cầu thì chu kỳ của một loại nhu cầu kết thúc nhưng lại nảy sinh những nhu cầu khác với cường độ cao hơn chu kỳ trước đó.
+ Thứ 4: Nhu cầu của con người chịu sự chi phối của ý thức và có bản chất xã hội: Nhu cầu của con người khác nhu cầu con vật. Khi có nhu cầu, con vật tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu mà không cần quan tâm đến đối tượng đó là ai (kể cả cha, mẹ, anh, chị, em…). Với con người thì khác, khi thỏa mãn nhu cầu con người cũng phải tuân theo những nguyên tắc của cá nhân và những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Con người biết những đối tượng nào có thể tác động để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, đối tượng nào không thể tác động và đối tượng nào không được phép tác động. Con người nhận thức được hệ quả của việc thỏa mãn nhu cầu, biết sắp xếp, tiết chế nhu cầu cho phù hợp với bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
+ Thứ 5: Nhu cầu có mối liên hệ mật thiết với cảm xúc: Nhu cầu được thỏa mãn hay không thỏa mãn cũng đều nảy sinh cảm xúc. Nhu cầu được thỏa mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tích cực (dương tính), ngược lại nhu cầu không được thỏa mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực (âm tính).
+ Thứ 6: Nhu cầu chi phối đời sống tâm lý của con người: Nhu cầu là cơ sở, là tiền đề, là nguyên nhân nảy sinh phần lớn các hiện tượng tâm lý người. Nhu cầu là một trong những nội dung được nhiều nhà tâm lý học quan tâm, nghiên cứu. Vì thế, việc phân loại nhu cầu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Theo cách phân chia thông thường thì nhu cầu có 2 loại: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Abraham Masslow – nhà tâm lý học nhân văn của Mỹ cho rằng, nhu cầu của con người bao gồm 5 thứ bậc khác nhau giống như một chiếc thang. Vì thế, muốn đi lên đỉnh chiếc thang thì phải bắt đầu từ chân thang, muốn thỏa mãn nhu cầu bậc cao thì trước hết phải thỏa mãn được những nhu cầu ở bậc thấp.
+ Thứ 7: Nội dung của nhu cầu: phụ thuộc vào trạng thái thiếu hụt, điều kiện và phương pháp thỏa mãn nhu cầu.
Tóm lại Nhu cầu không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Ở cấp độ cá nhân, việc nhận biết nhu cầu của con người có thể tạo điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa những nhu cầu chính đáng. Ở cấp độ xã hội, chúng ta cần nhận biết những nhu cầu đã, đang và sắp bảo hòa, những nhu cầu nào đang và sắp nảy sinh để tạo điều kiện cho việc sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa.
Liên hệ thực tế nhu cầu tâm lí của con người ví dụ thực tế ngành y.
– Con người thích nghi với môi trường thông qua các ứng xử để thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của mình.
– Nhu cầu cơ bản đó rất đa dạng, đại cương có thể thuộc 3 loại:
+ Nhu cầu vật chất.
+ Nhu cầu tình cảm.
+ Nhu cầu xã hội.
– 3 loại nhu cầu trên được thoả mãn một cách thích đáng, làm cho con người hài lòng, đưa đến những ứng xử thích hợp, lành mạnh, làm cho con người có sức khoẻ cơ thể và tâm thần. Trái lại, có thể đưa đến không hài lòng, bất mãn đưa đến những ứng xử không thích hợp, ốm yếu, không thích ứng hoặc bị rối nhiễu.
Nhu cầu vật chất: của con người liên quan chặt chẽ với hoạt động của cơ thể để sống, còn gọi là nhu cầu sơ đẳng hay sinh lý, bẩm sinh, ăn uống, nuôi dưỡng kể cả nhu cầu nước, ôxy bài tiết: nhu cầu mặc, nhu cầu có nhà ở, một chỗ núp để cơ thể được ấm áp, được bảo vệ; nhu cầu hoạt động và nghỉ ngơi và hoạt động tình dục…
– Con người sống trong xã hội, nên nhu cầu vật chất được thoả mãn thông qua tác động với người khác chủ yếu là những người có ý nghĩa (ở đứa bé, được mẹ cho ăn, tắm rửa, bế bồng, vuốt ve ôm ấp). Nhu cầu vật chất được thoả mãn như thế nào, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai của bé. Nếu nhu cầu của bé được đáp ứng nhất quán với sự tôn trọng, bé hài lòng, trẻ sẽ phát triển ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và thế giới trong đó nó sống. Đó là trẻ đã học tập được cách ứng xử thông qua việc được mẹ thoả mãn nhu cầu ăn. Trái lại nếu không khí bữa ăn căng thẳng, thiếu đầm ấm làm cho trẻ trải nghiệm các cảm giác bất an, không thích thú, không hài lòng có thể đưa đến về sau phát triển thói quen nuốt chửng mau để mau chấm dứt cảm giác khó chịu hoặc phản ứng lại thành ợ, nôn, trớ…
– Nhu cầu tình cảm. Phổ biến nhất là nhu cầu được yêu, và được yêu người khác, được tán thành, được thừa nhận, được coi trọng và kính trọng: nhu cầu thấy mình là xứng đáng, được người khác muốn, cần, nhu cầu được làm việc, sáng tạo.
Cũng như đối với nhu cầu vật chất các nhu cầu trên, ngay từ bé được thoả mãn thông qua mối tương tác quan hệ giữa mẹ và con. Nếu bé được bố mẹ thương yêu thoải mái, thẳng thắn, bé phát triển cảm giác mình thật sự có giá trị, có phẩm giá, tự tôn đi đến yêu thương người khác. Nếu bé cảm thấy mình được đối xử như một người quan trọng đi đến coi trọng quyền lợi người khác. Nếu bé được giúp đỡ để giải quyết các vấn đề trong môi trường sẽ phát triển cảm giác sức mạnh và an toàn. Nếu khả năng làm việc được thừa nhận, khuyến khích, phát triển cảm giác đầy đủ, toàn vẹn.
Mỗi chúng ta đều có nhu cầu làm việc, biểu hiện năng lực, năng suất và sự sáng tạo của chúng ta. Nhu cầu này bắt đầu từ lúc bé kém hứng thú trong hoạt động chỉ để vui chơi mà muốn dùng một dụng thật sự có hiệu quả. Lớn dần lên, trẻ học đua tranh để thành một người lớn có đóng góp. Nếu không tìm thấy hài lòng trong việc làm, có thể trải nghiệm cảm giác hèn kém, thất vọng rồi bỏ cuộc. Vậy ngay từ bé, người lớn trong gia đình, nhất là người mẹ không lỡ cơ hội để động viên giúp đỡ khuyến khích, có khi ban thưởng các việc làm thành công của trẻ sự hài lòng, có hứng thú đầu tư sức lực và tâm tư vào công việc.
Xu hướng của con người cho biết ý muốn hoặc chiều hướng phát triển của cá nhân đó, hướng vươn tới của họ và thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất định. Xu hướng của con người được biểu hiện qua nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin. Hy vọng bài viết trên đây hữu ích với bạn.