Văn phòng đại diện là đơn vị hợp pháp trực thuộc doanh nghiệp và chỉ có chức năng thay mặt doanh nghiệp về mặt hành chính, có chức năng chính là thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan chức năng cấp phép trên địa bàn hoạt động theo pháp luật hiện hành và thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo đúng quy định của nhà nước. Luật Trần và Liên danh sẽ giải đáp chi tiết các thủ tục thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Hà Nam trong bài viết sau đây.
Đặc điểm chính của chi nhánh và văn phòng đại diện
Về chi nhánh
– Về hoạt động kinh doanh: Chi nhánh công ty được thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời nằm trong phạm vi ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng không phải bất cứ ngành nghề nào của doanh nghiệp chi nhánh cũng được phép hoạt động. Đối với việc chi nhánh được quyền thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của công ty còn tùy thuộc vào sự ủy quyền của doanh nghiệp.
– Về thẩm quyền đại diện: Đối với quyền đại diện của chi nhánh bạn cần phân biệt rõ ràng thẩm quyền của giám đốc chi nhánh với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền điều phối toàn bộ các vấn đề liên quan tới chi nhánh, bao gồm cả vấn đề về đại diện chi nhánh. Có thể hiểu là bất cứ hoạt động kinh doanh nào của chi nhánh muốn thực hiện được đều phải thông qua sự đồng ý từ phía doanh nghiệp, giám đốc chi nhánh có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh chỉ khi nhận được sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra, bất cứ thời điểm nào người đại diện của doanh nghiệp cũng có quyền hủy bỏ sự ủy quyền nói trên.
– Về tài chính: Chi nhánh công ty không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh công ty có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc có thể phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Về văn phòng đại diện
– Văn phòng đại diện của công ty là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp dưới sự ủy quyền của doanh nghiệp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Có thể hiểu văn phòng đại diện được lập ra để thực hiện chức năng làm văn phòng liên lạc, cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác mới. Văn phòng đại diện có thể tiến hành rà soát thị trường để phát hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty đối thủ, đồng thời đại diện công ty sẽ tiến hành khiếu nại về các vi phạm nói trên.
– Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty không có quyền được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Việc ký kết các hợp đồng của văn phòng đại diện đều phải thông qua ủy quyền của doanh nghiệp và được đóng dấu của doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.
– Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Riêng về việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện thì phải theo ủy quyền của doanh nghiệp và đóng dấu doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.
Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho các hoạt động của công ty nước ngoài và lợi ích ở Việt Nam.
Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài có các đặc điểm sau:
– Văn phòng đại diện có chức năng là văn phòng liên lạc.
– Văn phòng đại diện sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm thông tin giúp các công ty lớn vào thị trường Việt Nam.
Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân, không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi khác và không được nhân danh mình ký các hợp đồng riêng.
Văn phòng đại diện là hình thức được nhiều công ty lựa chọn khi muốn mở rộng thị trường trong nước cũng như các công ty nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam. Việc thành lập văn phòng đại diện sẽ mang lại những thuận lợi sau:
– Là công cụ nghiên cứu thông tin, nghiên cứu tình hình thị trường.
Thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ giúp các công ty tiếp cận và làm quen với thị trường Việt Nam, tìm kiếm khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
– Thủ tục thành lập văn phòng đơn giản, nhanh chóng.
Tại Việt Nam hiện nay, các công ty nước ngoài đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ tối đa khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hơn nữa, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được hỗ trợ đầy đủ về các chế độ pháp lý.
– Chi phí thành lập và vận hành văn phòng đại diện không cao.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thành lập văn phòng đại diện không cần vốn đầu tư và không đánh thuế trong quá trình hoạt động.
– Làm tiền đề khi chuyển đổi thành công ty con.
Với chức năng chính là tìm kiếm thông tin, điều tra thị trường, xúc tiến hợp tác kinh doanh. Do đó, các công ty khi biết thị trường Việt Nam thì việc thành lập công ty con sẽ an toàn hơn.
Bên cạnh lợi ích của việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, công ty nước ngoài không được thành lập văn phòng đại diện trong một số trường hợp sau đây:
– Công ty nước ngoài chưa hoạt động đủ 1 năm tại nước sở tại.
– Công ty không tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Công ty nước ngoài đã có văn phòng đại diện tại tỉnh / thành phố thì không được đặt văn phòng đại diện khác trên cùng địa bàn.
– Các công ty nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh có lãi.
Thành lập văn phòng đại diện được xem là lựa chọn tối ưu đối với nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài trước khi chính thức đăng ký thành lập DN tại Việt Nam
Dưới đây là 5 ưu điểm của việc mở văn phòng đại diện so với thành lập một DN:
Có thời gian thăm dò thị trường
Đối với những DN nước ngoài lần đầu bước chân vào Việt Nam với mục đích chủ yếu là quảng bá thương hiệu hay làm quen, rà soát thị trường thì việc thành lập văn phòng đại diện là phương án giúp DN tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa các thủ tục pháp lý.
Thủ tục đơn giản
So với việc thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức khác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập DN có vốn nước ngoài hay thành lập chi nhánh, thì thủ tục thành lập văn phòng đại diện được xem là ít phức tạp nhất.
Để thành lập văn phòng đại diện, DN cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Đã hoạt động ít nhất 1 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký, thời hạn hoạt động phải còn hiệu lực ít nhất là 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Cấp phép nhanh
Thời gian để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khá nhanh, chỉ trong khoảng 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ tại cơ quan cấp phép, Văn phòng đã có thể được cấp phép đi vào hoạt động.
Tiết kiệm chi phí
Một lợi ích khác của việc thành lập văn phòng đại diện chính là không bị áp thuế do không phải hoạt động kinh doanh thuần tuý mà chỉ phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho đội ngũ nhân sự của văn phòng.
Việc thành lập một DN vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cần trải qua nhiều giai đoạn với các thủ tục, giấy tờ phức tạp và chi phí cho công tác này khá đắt (có thể lên đến vài nghìn USD). Do đó, việc bỏ ra chi phí lớn thành lập DN trong khi chưa thật sự tìm hiểu kỹ thị trường là một bước đi khá mạo hiểm và nhiều rủi ro đối với DN.
Bước đệm để thành lập DN vốn nước ngoài
Theo quy định, văn phòng đại diện của DN nước ngoài không được phép hoạt động kinh doanh hay các hoạt động sinh lời khác nhưng đây vẫn là cơ quan thực hiện chức năng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh… cho DN nước ngoài tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động này; hình ảnh, thương hiệu của DN sẽ dần trở nên quen thuộc và nổi tiếng trên thị trường. Nhờ vậy, người đứng đầu doanh nghiệp có thể an tâm thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài và chính thức hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Điều cần biết khi làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Hà Nam
Chức năng của văn phòng đại diện là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần tham khảo khi chuẩn bị các bước làm thủ tục đăng ký văn phòng đại diện.
Người đứng tên thành lập văn phòng đại diện là ai?
– Giám đốc công ty, và các chức danh quản lý khác có thể kiêm nhiệm là người đứng đầu văn phòng đại diện, hay bất cứ người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không vi phạm pháp luật.
Có cần khắc con dấu mới cho văn phòng đại diện hay không?
– Cái này tùy vào nhu cầu của công ty, có thể khắc mới hoặc không khắc.
Chức năng kinh doanh của văn phòng đại diện là gì?
– Giao dịch và tiếp thị.
Văn phòng đại diện hạch toán thuế về đâu?
– Văn phòng đại diện thì hạch toán phụ thuộc theo công ty mẹ.
Thủ tục về kê khai thuế, cần đóng bao nhiêu thuế cho văn phòng đại diện?
– Mức đóng thuế môn bài cho văn phòng đại diện là 1,000,000 đ/năm
Văn phòng đại diện có được phát hành hóa đơn đỏ hay không?
– Văn phòng đại diện thì không được phát hành và xuất hóa đơn đỏ.
Hướng dẫn soạn quyết định làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Hà Nam
Để thành lập văn phòng đại diện thì công ty, doanh nghiệp cần phải ra quyết định thành lập văn phòng đại diện. Khi soạn thảo quyết định thành lập văn phòng đại diện cần lưu ý một số nội dung dưới đây:
– Đầu tiên là phần quốc hiệu tiêu ngữ: quốc hiệu và tiêu ngữ ở phía bên phải của văn bản; dưới quốc hiệu, tiêu ngữ là ngày tháng năm ra quyết định. Phía bên trái là tên công ty, số quyết định;
– Tên quyết định: chữ QUYẾT ĐỊNH phải viết in hoa, dưới quyết định là nội dung (Về việc thành lập văn phòng đại diện);
– Căn cứ để ra quyết định: Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020; Căn cứ vào Điều lệ của công ty…..; Xét tình hình kinh doanh của công ty;
– Tiếp theo là phần nội dung quyết định:
Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện; thông tin về tên của văn phòng đại diện; địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện; ngành, nghề đăng ký hoạt động;
Bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện: Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện như họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ngày tháng năm cấp; nơi đăng ký hộ khẩu hường trú;…
Tiếp theo là họ và tên người có trách nhiệm tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
Những người có trách nhiệm thi hành quyết định thành lập văn phòng đại diện của công ty doanh nghiệp (Ví dụ: người đại diện theo pháp luật của công ty; người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty);
– Thời gian quyết định thành lập văn phòng đại diện có hiệu lực;
– Người có thẩm quyền ra quyết định ký, ghi rõ họ và tên.
Hồ sơ thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Hà Nam
Theo Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
- Thông báo đăng ký hoạt động văn phòng đại diện theo mẫu tại Phụ lục II-11 Nghị định 122/2020/NĐ-CP.
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện tương ứng với các loại hình doanh nghiệp:
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
- Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân; Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài; giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- *Một số trường hợp đặc biệt
- Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, văn phòng đại diện ở trong nước thì hồ sơ nêu trên phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.
*Lưu ý: Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân; Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài; Giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Lợi ích lựa chọn thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Hà Nam tại Luật Trần và Liên danh
- Tư vấn quy trình thủ tục thành lập Văn phòng đại diện công ty;
- Tư vấn điền thông tin mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện và mẫu hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện,
- Tư vấn lựa chọn địa chỉ văn phòng đẹp, tên công ty, người đại diện văn phòng
- Hướng dẫn soạn thảo, hồ sơ, các thủ tục cần thiết sau khi thành lập Văn phòng đại diện công ty như: khắc mẫu con dấu Văn phòng đại diện công ty; Công bố mẫu dấu Văn phòng đại diện công ty; mở tài khoản Văn phòng đại diện công ty;
- Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trọn gói với tất cả các loại hình công ty khi tìm kiếm văn phòng đại diện tại Luật Trần và Liên danh
- Cung cấp văn phòng đại diện giá rẻ khi thuê văn phòng chia sẻ, văn phòng ảo tại các quận trên địa bàn TPHCM
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
- Ưu đãi cho khách hàng dịch vụ tiếp theo
- Ưu điểm dịch vụ thành lập văn phòng đại điện tại Luật Trần và Liên danh:
- Nhanh chóng – trọn gói – uy tín- chuyên nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp không tốn thời gian đi lại nhiều lần.
- Bạn không cần bận tâm đến những thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng, chỉ cần đến với chúng tôi là hoàn thành xong hết các thủ tục.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên môn cao tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
- Gói dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trên áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sau:
- Thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp tư nhân.
- Thành lập lập văn phòng đại diện của công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập văn phòng đại diện của công ty TNHH 2 thành viên
- Thành lập văn phòng đại diện của công ty cổ phần
- Thành lập văn phòng đại diện của công ty hợp danh.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Hà Nam của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.