ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn. Cùng Luật Trần và Liên danh giải đáp về iso 22000 là gì trong bài viết dưới đây.
ISO 22000 là gì ?
– Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành. Nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu;
– Bộ Tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm tiêu chuẩn ISO 22000:2005: Hệ thống quản lý ATTP – Các yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm. – Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống quản lý ATTP, bao gồm:
- ISO/TS 22004:2014: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
- ISO 22005:2007: Hệ thống xác định nguồn gốc thức ăn gia súc và chuỗi thực phẩm – Những nguyên lý chung và yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế và vận hành hệ thống.
- ISO/TS 22002-1:2009: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 1: Sản xuất thực phẩm.
- ISO/TS 22002-2:2013: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 2: Chế biến suất ăn.
- ISO/TS 22002-3:2011: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 3: Trang trại.
- ISO/TS 22002-4:2013: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm.
Lịch sử iso 22000 là gì?
Phiên bản cập nhật gần đây năm 2018 là phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn ISO 22000, trước đó là phiên bản Bộ tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 (năm 2005) với một lịch sử phát triển lâu đời.
Được thành lập vào năm 1960 từ các nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong hệ thống chuỗi thực phẩm và sau này là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC), ISO 22000 được thành lập để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm.
Vào năm 2005, phiên bản đầu tiên của bộ tiêu chuẩn đã được giới thiệu và phiên bản gần đây chính là phiên bản thứ hai của nó. Các đơn vị đã đạt chứng nhận ISO 22000:2005 sẽ có thời gian 03 năm để tiến hành nâng cấp, chuyển đổi hệ thống theo phiên bản mới và đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018. Tất cả các giấy chứng nhận ISO 22000:2005 có hiệu lực tối đa đến hết ngày 18 tháng 6 năm 2021.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng theo cấu trúc High-Levels Structure (HLS) nhằm dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001,…) đang áp dụng rộng rãi và đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Lợi ích đạt được khi áp dụng iso 22000 là gì?
– GIẢM THIỂU RỦI RO: Giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm xác định được các mối nguy ảnh hưởng tới ATTP, nhờ đó kiểm soát được các rủi ro từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến cho tới khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
– NHÀ XƯỞNG: Cơ sở hạ tầng nhà xưởng được nâng cấp do phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy với thực phẩm.
– CON NGƯỜI: Nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp nhờ việc tuân thủ các thủ tục, các quá trình, hệ thống văn bản hỗ trợ.
– LỢI NHUẬN: Giảm giá thành sản phẩm nhờ việc giảm chi phí do phải thu hồi, xử lý sản phẩm không an toàn, chi phí và thời gian, đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, các khiếu kiện của khách hàng, các rắc rối về pháp lý.
– TUÂN THỦ PHÁP LUẬT: Giúp doanh nghiệp luôn cập nhật kịp thời đáp ứng những quy định của nhà nước, của khách hàng và yêu cầu của thị trường xuất khẩu… về an toàn thực phẩm và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật cả nhiều thị trường trên thế giới với các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương.
– GIẢM NGHĨA VỤ PHÁP LÝ: Giảm bớt tần suất kiểm tra khắt khe từ các cơ quan quản lý, khách hàng hay tổ chức khác. Có thể được miễn, giảm các nghĩa vụ pháp lý do có sự tin cậy về đảm bảo ATTP.
– MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG: Tạo dựng sự tin cậy với khách hàng về ATTP, giúp mở rộng cơ hội kinh doanh, khả năng thâm nhập vào những thị trường mới. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS.
Giảm chi phí bán hàng.
Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng.
Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000).
Các bước triển khai iso 22000 là gì?
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Thành lập đội ATTP
- Đào tạo cho đội ATTP và nhân viên toàn Công ty kiến thức cơ bản bề tiêu chuẩn ISO 22000:2005
- Đánh giá, hoạch định các công vệc cần triển khai phù hợp với thực tế cả doanh nghiệp
Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn ATTP
Xây dựng hệ thống văn bản gồm chính sách, mục tiêu ATTP, các thủ tục về GMP và SSOP, các hướng dẫn công việc, biểu mẫu,…theo quy định của tiêu chuẩn và yêu cầu của kiểm soát ATTP
Giai đoạn 3: Triển khai áp dụng
- Phổ biến hệ thống tài lệu
- Triển khai áp dụng thống nhất trong công ty, tuân thủ các quy định và quy trình kỹ thuật
- Xem xét cải tiến hệ thống quản lý ATTP, khắc phục những điểm chưa phù hợp.
Giai đoạn 4: Đánh giá nội bộ
- Đào tạo đội ngũ đánh giá viên nội bộ Hệ thống quản lý ATTP
- Tiến hành đánh giá nội bộ để đảm bảo sự phù hợp của hệ thống
- Xác định các vấn đề tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện Hệ thống quản lý ATTP
Giai đoạn 5: Đánh giá chứng nhận hệ thống
Giai đoạn 6: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận
Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn công khai yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 22000 là gì?
4 Bối cảnh của tổ chức |
4 Context of the organization |
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức |
4.1 Understanding the organization and its context |
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm |
4.2 Understanding the needs and expectations of interested parties |
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
4.3 Determining the scope of the food safety management system |
4.4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
4.4 Food safety management system |
5 Sự lãnh đạo |
5 Leadership |
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết |
5.1 Leadership and commitment |
5.2 Chính sách |
5.2 Policy |
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức |
5.3 Organizational roles, responsibilities and authorities |
6 Hoạch định |
6 Planning |
6.1 Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội |
6.1 Actions to address risks and opportunities |
6.2 Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu |
6.2 Objectives of the food safety management system and planning to achieve them |
6.3 Hoạch định các thay đổi |
6.3 Planning of changes |
7 Hỗ trợ |
7 Support |
7.1 Nguồn lực |
7.1 Resources |
7.2 Năng lực |
7.2 Competence |
7.3 Nhận thức |
7.3 Awareness |
7.4 Trao đổi thông tin |
7.4 Communication |
7.5 Thông tin dạng văn bản |
7.5 Documented information |
8 Thực hiện |
8 Operation |
8.1 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện |
8.1 Operational planning and control |
8.2 Chương trình tiên quyết (PRP) |
8.2 Prerequisite programmes (PRPs) |
8.3 Hệ thống truy xuất nguồn gốc |
8.3 Traceability system |
8.4 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp |
8.4 Emergency preparedness and response |
8.5 Kiểm soát mối nguy |
8.5 Hazard control |
8.6 Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy |
8.6 Updating the information specifying the PRPs and the hazard control plan |
8.7 Kiểm soát việc giám sát và đo lường |
8.7 Control of monitoring and measuring |
8.8 Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy |
8.8 Verification related to PRPs and the hazard control plan |
8.9 Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình |
8.9 Control of product and process nonconformities |
9 Đánh giá kết quả thực hiện |
9 Performance evaluation |
9.1 Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá |
9.1 Monitoring, measurement, analysis and evaluation |
9.2 Đánh giá nội bộ |
9.2 Internal audit |
9.3 Xem xét của lãnh đạo |
9.3 Management review |
10 Cải tiến |
10 Improvement |
10.1 Sự không phù hợp và hành động khắc phục |
10.1 Nonconformity and corrective action |
10.2 Cải tiến liên tục |
10.2 Continual improvement |
10.3. Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
10.3 Update of the food safety management system |
Các yêu cầu cơ bản của ISO 22000:2018
Nói chung, các yêu cầu của ISO 22000 là:
- Có chính sách An toàn thực phẩm tổng thể cho tổ chức của bạn, do lãnh đạo cao nhất phát triển.
- Đặt ra các mục tiêu sẽ thúc đẩy công ty của bạn nỗ lực tuân thủ chính sách này.
- Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống quản lý và tài liệu hóa hệ thống.
- Lưu giữ hồ sơ về hiệu suất của hệ thống.
- Thành lập nhóm với những cá nhân đủ điều kiện để thành lập Đội an toàn thực phẩm.
- Xác định các thủ tục liên lạc để đảm bảo giao tiếp hiệu quả với các bên hữu quan quan trọng bên ngoài công ty (cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp,…) và liên lạc nội bộ hiệu quả.
- Có kế hoạch cho tình huống khẩn cấp.
- Tổ chức các cuộc họp xem xét của ban lãnh đạo để đánh giá hiệu suất của FSMS.
- Cung cấp đầy đủ các nguồn lực để vận hành hiệu quả FSMS bao gồm nhân viên được đào tạo và có trình độ phù hợp, đủ cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc thích hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tuân thủ các nguyên tắc HACCP.
- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm.
- Thiết lập hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
- Duy trì một quy trình được lập thành văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm.
- Điều khiển các thiết bị giám sát và đo lường.
- Thiết lập và duy trì và chương trình kiểm toán nội bộ.
- Liên tục cập nhật và cải tiến FSMS.
Quy trình chứng nhận ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Để đạt chứng nhận ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp thực hiện 6 bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000 tại ISOCERT
Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 22000
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO 22000
Bước 6: Cấp dấu chứng nhận ISO 22000 (Hiệu lực là 3 năm)
Bước 7: Đánh giá và giám sát định kỳ duy trì chứng nhận ISO 22000
Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại ISO 22000
Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 sử dụng cấu trúc bậc cao (HLS) tương thích với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO khác như ISO 9001:2015, ISO 14001:2015. Cụ thể, nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ được triển khai theo cấu trúc gồm 10 phần là:
Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng |
Điều khoản 6. Hoạch định |
Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn |
Điều khoản 7. Hỗ trợ |
Điều khoản 3. Thuật ngữ & định nghĩa |
Điều khoản 8. Thực hiện |
Điều khoản 4. Bối cảnh của tổ chức |
Điều khoản 9. Đánh giá kết quả thực hiện |
Điều khoản 5. Lãnh đạo |
Điều khoản 10. Cải tiến |
Bảng: Cấu trúc hệ thống tiêu chuẩn ISO trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm – ISO 22000
Cấu trúc bậc cao này cho phép doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình một cách độc lập. Hoặc tối ưu khả năng vận hành và kiểm soát an toàn thực phẩm bằng kết hợp với các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hay hệ thống quản lý an toàn môi trường ISO 14001.
ISO thực phẩm 22000 cũng có những nội dung chính bắt đầu từ điều khoản 4 đến điều khoản 10. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 triển khai bằng việc bắt đầu nghiên cứu bối cảnh của tổ chức. Sau đó đến vai trò của lãnh đạo. Tiếp theo là hoạch định chính là chữ P trong PDCA. Điều khoản 7 là hỗ trợ để thực hiện. Điều khoản 8, 9, 10 tương ứng với các chữ còn lại D, C, A trong PDCA.
Nội dung tiêu chuẩn ISO 22000 nêu rõ chi tiết các yêu cầu liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm thực phẩm.
Trên đây là bài viết tư vấn về iso 22000 là gì của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.