Văn bản phân chia di sản thừa kế

văn bản phân chia di sản thừa kế

Hiện nay Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế được xem là một trong những mẫu văn bản thiết yếu khi mở di sản thừa kế.

Chúng ta hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu cách viết biểu mẫu này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Phân chia di sản theo di chúc

Việc phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 659 BLDS, cụ thể:

– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

–  Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Mẫu biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, vào lúc ……. giờ …… phút ……, (Ngày….tháng …..năm …..), tại………….,

Chúng tôi gồm :

Bên A :

Bà/Ông : …………………………………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh : ……………………………………………………………………………….

Chứng minh thư ND số : ………….do : ………………………………………………………….
Cấp ngày, tháng, năm : ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú : …………………………………………………………………………………….

Là …………………………………………………………………………………………………………….
Bên B :

Bà/Ông :…………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………….

Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………

Là ……………………………………………………………………………………………………………

Bên C :

Bà/Ông :……………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………….

Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : …………………………………………………………………………………….

Bà/Ông : …………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh : ……………………………………………………………………………..

Chứng minh thư ND số : ……………..do : ……………………………………………………

Cấp ngày, tháng, năm :………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………
Bên E :

Bà/Ông :……………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh : ………………………………………………………………………………

Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………
Chúng tôi là những người thừa kế theo di chúc (hoặc thừa kế theo pháp luật) của :
Ông/bà ………………chết ngày…………(có giấy Chứng tử số……….do Ủy ban nhân dân………..lập ngày………….). Tài sản thừa kế là………………. căn cứ theo các chứng từ sở hữu đã được cơ quan thẩm quyền cấp, gồm :
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….

NỘI DUNG THỎA THUẬN

I/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ BẤT ĐỘNG SẢN :

Điều 1: Đối tượng tài sản thừa kế:

Bất động sản toạ lạc tại số:…… đường………………….. phường(xã)……….

quận(huyện)………là di sản do Ông/Bà ………..chết để lại, có đặc điểm :……………

Đặc điểm nhà : (căn cứ bản vẽ hiện trạng do……lập….ngày……….)

– Loại nhà………cấp…….Cấu trúc :……………………..

– Diện tích khuôn viên :………………….

– Diện tích xây dựng :…………………….

– Diện tích sử dụng :………………………

Bằng thoả thuận này, các bên nhất trí phân chia bất động sản được xác định nêu trên đây như sau:

Bên A :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp……………………..Cấu trúc :………………..

– Diện tích khuôn viên :………………….

– Diện tích xây dựng :……………………

– Diện tích sử dụng :……………………..

Bên B :

Bà/Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp ……………………….Cấp trúc :………….

– Diện tích khuôn viên :…………………..

– Diện tích xây dựng :……………………..

– Diện tích sử dụng : ……………………..

Bên C :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp……………………..Cấp trúc :………………..

– Diện tích khuôn viên :………………

– Diện tích xây dựng :…………………

– Diện tích sử dụng : ………………….

Bên D :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp…………………….Cấp trúc :…………………

– Diện tích khuôn viên :…………..

– Diện tích xây dựng :…………….

– Diện tích sử dụng : ……………..

Bên E :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp………………………Cấp trúc :…………………

– Diện tích khuôn viên :…………………….

– Diện tích xây dựng :……………………….

– Diện tích sử dụng : ………………………..

(xem thêm bản vẽ hiện trạng về phân chia di sản)

Điều 2 : Nội dung thỏa thuận

Các bên đã đồng ý nhận quyền sở hữu phần bất động sản nói trên như trong thực tế, cũng như đã miêu tả trong hợp đồng này.

Các bên chấp nhận các quy định về địa dịch thông hành, về lộ giới, quy hoạch về xây dựng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch sử dụng đất vì lợi ích quốc gia trong tương lai.

Điều 3 :Thời gian giao nhận nhà

– Thời gian giao nhận nhà : …………………..

– Điều kiện giao nhà :……………………………..

Bên …….. phải giao cho bên …………… số tiền là ……………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :…………………………….

Bên ……. phải giao cho bên ………… số tiền là ………………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :

…………………………………………………………………………………………………

Bên ……. phải giao cho bên ………… số tiền là ………………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :

…………………………………………………………………………………………………

Các bên phải di chuyển người và đồ vật ra khỏi phần nhà và giao phần nhà cho bên nhận theo thoả thuận nêu trên, phải giao nhà cùng các tiện nghi như đồng hồ, điện, n ước, các công trình phụ sẵn có.

Các bên bảo đảm cho nhau về mặt pháp lý và thực tế được trọn quyền sở hữu phần nhà đã được thoả thuận phân chia nêu trên.

Điều 4 :Quyền và nghĩa vụ của các bên :

4.1.Các bên giao phần nhà cho nhau đúng hiện trạng, đúng thời gian quy định trong hợp đồng cho bên B; đồng thời giao đủ hồ sơ liên quan đến phần nhà nói trên, cùng các điều kiện đã nêu ở điều 3.

4.2.Phải bảo quản phần nhà trong thời gian chưa giao nhà, không được thế chấp, cho thuê hoặc hứa bán cho người khác.

4.3.Có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tiến hành trước bạ và cùng đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

4.4. Đóng thuế đầy đủ và đăng ký theo quy định.

Điều 5 :Cam kết của các bên :

– Căn nhà nêu trong hợp đồng này là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Ông/bà ………………..Các bên là những người thừa kế hợp pháp di sản do Ông/Bà ………….. chết để lại.

– Ngoài những người có tên ở trên, không còn ai khác được hưởng di sản do Ông/Bà ………………. chết để lại (Thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật)

– Nhà kể cả đất trong khuôn viên không bị tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng.

– Nhà không bị xử lý bằng quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.

– Đã xem xét và biết rõ tình trạng hiện hữu của căn nhà và quyền sử dụng đất trong khuôn viên kể cả giấy tờ chủ quyền nhà và bằng lòng nhận quyền sở hữu phần căn nhà nêu trên, đồng thời cam kết không khiếu nại gì đối với Công chứng viên ký tên dưới đây, vì đã tự nguyện nhận quyền sở hữu phần căn nhà nêu trên, đồng thới cam kết không khiếu nại gì đối với Công chứng viên ký tên dưới đây, vì đã tự nguyện nhận quyền sở hữu phần căn nhà trên cơ sở đã xem xét kỹ tình trạng thực tế của căn nhà.

II/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ ĐỘNG SẢN :

……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….

Cam kết chung :
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ nội dung đã thoả thuận, trong quá trình ký kết, các bên không bị lừa dối, ép buộc hay đe dọa, không nhằm trốn trách trách nhiệm hay nghĩa vụ về tài sản, và những nội dung các bên thỏa thuận đều là đúng sự thật, và các bên sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu nội dung trái với quy định của pháp luật.

Sau khi đọc lại lần cuối và hiểu rõ, các bên cùng ký tên dưới đây.

(Các bên ký và ghi rõ họ tên)

Bên A

Bên B

Bên C

Bên D

NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 NGƯỜI LÀM CHÚNG 2

NGƯỜI LÀM CHỨNG 3 NGƯỜI LÀM CHỨNG 4

văn bản phân chia di sản thừa kế
văn bản phân chia di sản thừa kế

Có phải công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không?

Theo Bộ luật Dân sự hiện hành không có quy định nào bắt buộc phải công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Tuy nhiên, Luật Công chứng năm 2014 quy định thì văn bản công chứng thỏa thuận phân chia di sản là một trong những căn cứ để đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể, Điều 57 Luật công chứng quy định về Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Theo quy định nêu trên, đối với các tài sản phải đăng ký sở hữu, quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các chủ thể cần thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Việc công chứng thỏa thuận phân chia di sản không bắt buộc trong trường hợp di sản là tài sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng.

Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản thì việc công chứng thỏa thuận phân chia di sản phải được thực hiện ở văn phòng công chứng có trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản (Điều 42 Luật Công chứng năm 2014).

Như vậy. Việc công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là thủ tục bắt buộc đối với di sản là các loại tài sản phải đăng ký sở hữu, quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn về đơn từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định mới nhất của Luật Trần và Liên Danh.

Nếu bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Hotline để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139