Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Với chuyên viên, luật sư tư vấn chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề luôn luôn lắng nghe khách hàng, tận tâm tìm giải pháp ngăn ngừa rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách hàng.
Tranh chấp về vấn đề thừa kế bên trong quyền sử dụng đất hiện tại là một tình trạng xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa những người trong cuộc có liên quan đến những di sản thừa kế hiện tại là quyền sử dụng đất do cha mẹ hoặc ông bà khi mất để lại cho con cháu.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ pháp luật thừa kế. Tranh chấp thừa kế đất đai có đặc điểm như sau:
Chủ thể trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là cá nhân/tổ chức được nhận thừa kế đất đai từ người chết để lại. Cá nhân/tổ chức được nhận thừa kế ở đây có thể nhận thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Các đương sự thường có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.
Đối tượng tranh chấp thừa kế đất đai là quyền tài sản, cụ thể là quyền sử dụng đất của người chết để lại.
Nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là sự bất đồng, xung đột nhau về quyền và lợi ích giữa các bên thừa kế trong quá trình dịch chuyển quyền sử dụng đất của người chết để lại.
Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất
Đất đai là loại tài sản đặc biệt, việc thực thiện quyền thừa kế đất đai cũng tương tự như việc thực hiện các giao dịch khác liên quan đến đất. Người sử dụng đất nếu muốn thực hiện quyền thừa kế đất đai thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của người có đất. Một cá nhân/tổ chức không thể định đoạt quyền sử dụng đất nào đó khi không chứng minh được mình có quyền đối với đất đó.
Tuy nhiên đối với tường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài; hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhưng được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
Đất không có tranh chấp
Tranh chấp đất đai là việc các bên có mâu thuẫn, xung đột nhau về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật đất đai. Khi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất nghĩa là thực trạng pháp lý của diện tích đất đang tranh chấp đó chưa được rõ ràng. Quyền sử dụng đất và nghĩa vụ của các bên chưa được phân định.
Nếu thực hiện quyền thừa kế đất đai đang trong tình trạng tranh chấp thì sẽ không phù hợp với lý luận và thực tế. Dẫn tới hệ lụy nhiều tranh chấp mới có thể phát sinh thêm từ chính những tranh chấp đã có. Do đó, đất đai nếu đang có tranh chấp thì sẽ không thực hiện được quyền thừa kế.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
Quyền sử dụng đất khi đã bị kê biên để đảm bảo thi hành án thì đương nhiên sẽ không thể thực hiện quyền thừa kế đất đai. Vì quyền sử dụng đất về nguyên tắc thuộc quyền tài sản của người sử dụng đất.
Quyền tài sản đó phải có được đem ra để bảo đảm cho nghĩa vụ người sử dụng đất trong trường hợp người có đất không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình. Quy định như vậy là nhằm hạn chế trường hợp người có tài sản trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mình.
Trong thời hạn sử dụng đất
Thời hạn sử dụng đất là khoảng thời gian mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình, một trong số những quyền đó là quyền thừa kế đất đai. Thời hạn này được xác định qua căn cứ xác lập quyền sử dụng đất và các quy định về thời hạn sử dụng đất của pháp luật đất đai.
Thời hạn sử dụng đất bao gồm đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn. Do đó, khi thực hiện quyền thừa kế đất đai cũng phải lưu ý tới điều kiện này.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
Tranh chấp thừa kế đất đai là dạng tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP; điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong vụ án về thừa kế tài sản là bất động sản thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân; hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra điểm b, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.
Quy định này tạo thuận lợi để các bên tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể chủ động lựa chọn phương án giải quyết cho phù hợp với điều kiện của mình.
Thẩm quyền của Tòa án theo cấp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”
Trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có đương sự thuộc trường hợp như trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, cần lưu ý đối với những trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết có thể thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, quan điểm này hiện nay vẫn còn chưa thống nhất cách áp dụng ở một số địa phương.
Tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất?
Thưa luật sư, ông bà tôi mất từ lâu rồi. Hồi đó vẫn chưa có sổ đỏ. Ông bà mất sớm, không có di chúc, các con chưa trưởng thành.
Ông bà tôi có hai người con trai, bác cả đi bộ đội, lấy vợ và hiện đang sống ở Hà Nội, bố mẹ tôi hiện đang ở trên mảnh đất mà ông bà lúc trước để lại.
Sau này có đợt làm sổ đỏ bố tôi ra xã yêu cầu chia đôi cho bác cả nhưng xã không chấp nhận, bố mẹ tôi vì không gọi được cho bác vì hồi đó thông tin liên lạc chưa phát triển nên nhắn hàng xóm cũng không thấy bác về.
Xã đã làm sổ đỏ cho bố mẹ tôi toàn bộ phấn đất trên và trừ đất cấy ruộng đưa vào trong nhà vì đất rộng. Tính đến nay đã 30 năm. Giờ bác cả quay về đòi quyền thừa kế đất ông bà bố mẹ tôi đông ý cắt cho bác 1/3 số đất đang ở. Nhưng bác không đồng ý đòi một nửa làm đơn ra xã đòi giải quyết. Xin hỏi bác có thể đòi được không?
Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Trường hợp của bạn khi ông bà bạn mất thì căn cứ điều 611 khoản 1 Bộ luật dân sự 2015 thì “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”.
Ðiều 623 Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”
Như vậy, sau thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông bà bạn mất), bác bạn không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. quy định về trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Như vậy xảy ra các trường hợp:
– Thứ nhất: Nếu các đồng thừa kế gửi đơn khởi kiện đến tòa án mà nội dung khởi kiện là khởi kiện về thừa kế (như chia di sản thừa kế, xác định quyền thừa kế…) thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện do đã hết thời hiệu khởi kiện.
– Thứ hai: Nếu các đồng thừa kế gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhưng nội dung khởi kiện là yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung của các đồng thừa kế thì tòa án sẽ thụ lý đơn; trong trường hợp này, tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Vậy lúc này khi thời hiệu khởi kiện thừa kế đã hết thời hạn mà bác và bố bạn xác định là không có tranh chấp về hàng thừa kế và xác nhận là di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó là di sản chung của các thừa kế thì bác bạn sẽ vẫn được chia thừa kế.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7, tư vấn pháp luật dân sự miễn phí để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.