Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

Vi phạm các quy định về quản lý rừng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là gì?

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự như sau:

1.  Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;

c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;

d) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

d) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

đ) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232 của Bộ luật này.

3.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó,

Vi phạm các quy định về quản lý rừng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

tội vi phạm các quy định về quản lý rừng
tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

Bình luận về vi phạm các quy định về quản lý rừng theo quy định của Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

– Mặt khách quan

a/ Về hành vi

Có một trong các hành vi sau đây:

+ Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật là hành vi giao rừng, thu hồi rừng, không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật là hành vi cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

+ Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật là hành vi cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

b/ Dấu hiệu khác

Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản.

Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật Hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:

 Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật

+ Từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất;

+ Từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ

+ Hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;

Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật:

+ Từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất;

+ Từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ

+ Hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;

Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;

 Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

– Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quy định quản lý rừng của Nhà nước.

– Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

– Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan có thẩm quyền về quản lý rừng (như cơ quan Kiểm lâm…).

Thứ hai: Khung hình phạt tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

+  Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là  phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

+   Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

d) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

đ) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232 của Bộ luật này.

+  Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng.

 Một số vấn đề cần chú ý:

– Trường hợp giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng gồm có rừng sản xuất và rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng hoặc rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì tổng diện tích các loại rừng được tính theo rừng sản xuất; trường hợp gồm có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì tổng diện tích được tính theo rừng phòng hộ.

– Trường hợp cho phép vận chuyển trái pháp luật là gỗ từ hai loại trở lên (gỗ thông thường nhóm I-III với gỗ thông thường nhóm IV-VIII; gỗ thông thường với gỗ quý, hiếm nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì lấy tổng khối lượng của các loại gỗ so sánh với mức tối thiểu đối với gỗ từ nhóm IV-VIII để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu là cho phép khai thác thì so sánh với mức tối thiểu đối với gỗ từ nhóm IV-VIII được khai thác ở rừng sản xuất.

–  Trường hợp cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật hoặc cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB từ hai loài trở lên thì việc xác định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như sau:

+ Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì xác định trường hợp đó là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Số lượng cá thể các loài khác được xem xét khi quyết định hình phạt.

+ Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì lấy tổng số lượng cá thể các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 19 /2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC, ngày 08-3- 2007 này để xác định trường hợp cụ thể đó là gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

+  Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139