Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gầm những loại giấy tờ gì? Khi xin cấp chứng nhận năng lực xây dựng thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Cần lưu ý gì khi tiến hành làm thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng? Đây là những thắc mắc của bạn đọc gửi đến Luật Trần và Liên Danh trong thời gian gần đây. Sau đây Luật Trần và Liên Danh mời bạn đọc tham khảo bài viết để có lời giải đáp nhé.

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

Chứng chỉ có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu. Chứng chỉ được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu.

Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ

Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

Bộ Xây dựng là cơ quan cấp phát, quản lý và thu hồi chứng chỉ xây dựng.

Điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng; Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức; đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Để được cấp chúng chỉ, cá nhân, tốc chức cần đáp ứng:

Đã có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp

Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức; đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia chủ chốt; chức danh quan trọng phải có chứng chỉ hành nghệ tương ứng với đúng công việc đang thực hiện.

Đối tượng này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án.

Là những dự án, công trình như nhà mát sản xuất hóa hóa chất độc hại; vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….

Khi đã đáp ứng được điều kiện xin cấp, cá nhân; tổ chức tiến hành làm Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Có bắt buộc phải có Chứng chỉ năng lực xây dựng không?

Bắt buộc có chứng chỉ năng lực xây dựng.

Chứng chỉ năng lực trong xây dựng được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định những hoạt động phải có chứng chỉ này. Cụ thể ở khoản 1 Điều 83 của nghị định:

“Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

  1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
  2. a) Khảo sát xây dựng;
  3. b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
  4. c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
  5. d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  6. đ) Thi công xây dựng công trình;
  7. e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
  8. g) Kiểm định xây dựng;
  9. h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”

Như vậy các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng trên đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng; thì mới có đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. Hoạt động xây dựng sẽ được quy định theo nội dung có ghi trên chứng chỉ năng lực xây dựng.

thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Trường hợp không cần chứng chỉ năng lực xây dựng

Cũng trong điều luật trên, quy định một số hoạt động, lĩnh vực không bắt buộc phải có như:

Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực; một dự án;

Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép xây dựng;

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Ngày 03/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

(3) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);

(4) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

(5) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

(6) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);

(7) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);

Các tài liệu theo quy định tại các điểm (2), (3), (4), (5), (6) và (7) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

So với Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì Nghị định 15/2021/NĐ-CP không yêu cầu bản sao giấy đăng ký kinh doanh và bản kê năng lực tài chính… trong hồ sơ, thay vào đó là các chứng chỉ năng lực và hợp đồng.

Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Sau khi thành lập, doanh nghiệp thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng:

Điều kiện cấp chứng chỉ

Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

Hạng chứng chỉ có thể đăng ký

Hiện nay, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, giám sát thi công công trình xây dựng được phân thành III hạng. Bao gồm:

– Hạng I:

+ Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

– Hạng II:

+ Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

– Hạng III:

+ Có ít nhất 05 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực

Lưu ý: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.

Trình tự thực hiện:

– Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.

– Kết quả: Chứng chỉ năng lực xây dựng. Trường hợp có sự thiếu sót về hồ sơ sẽ có thông báo về việc bổ sung, thay đổi.

Sau khi hoàn thành việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, doanh nghiệp được kinh doanh hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư Luật Trần và Liên Danh về thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích dành cho bạn đọc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139