Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định tại Điều 210 Bộ luật hình sự

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định tại Điều 210 Bộ luật hình sự

Căn cứ pháp lý tại Điều 210 Bộ luật hình sự

Điều 210 Bộ luật hình sự quy định tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán như sau:

“Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý tại Điều 210 Bộ luật hình sự

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và tính bảo mật của những thông tin chứng khoán nội bộ.

Đối tượng tác động của tội phạm này là thông tin nội bộ về chứng khoán.

Theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2019, thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của tổ chức này.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; hành vi tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc hành vi tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán là hành vi của người sử dụng nhưng thông tin mà mình biết được liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó.

Hành vi tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc hành vi tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ là hành vi của người biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố, cung cấp những thông tin khác cho người khác biết hoặc để người khác mua.

Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả của hành vi tiết lộ thông tin nội bộ là họ thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên.

Trường hợp hậu quả xảy ra chưa đạt mức nghiêm trọng, người thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi khách quan vẫn phải chịu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị  

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người hoặc pháp nhân thương mại biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó.

 Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này đều vì vụ lợi.

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định tại Điều 210 Bộ luật hình sự
Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định tại Điều 210 Bộ luật hình sự

Hình phạt tại Điều 210 Bộ luật hình sự

Điều 210 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội và 03 Khung hình phạt đối với pháp nhân phạm tội như sau:

Hình phạt đối với cá nhân phạm tội

– Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

– Khung hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 210 tại Điều 210 Bộ luật hình sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139