Sa thải trái pháp luật

Sa thải trái pháp luật

Không phải cứ mắc lỗi là người lao động bị sa thải ngay và không phải chủ sử dụng lao động muốn sa thải lúc nào cũng được. Nếu bị công ty sa thải trái pháp luật, người lao động cần phải làm gì?

Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật?

Khiếu nại:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về trình tự thực hiện khiếu nại của người lao động

– Người lao động gửi khiếu nại lần đầu: Gửi khiếu nại tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai.

– Người lao động gửi khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nhờ hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động:

Ngoài ra, người lao động có thể thực hiện hòa giải với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, Điều 189 Bộ luật Lao động 2019

Theo đó, tranh chấp về kỷ luật sa thải có thể sử dụng cách hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 và quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tố giác tới Cơ quan công an:

Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định với mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Như vậy, trường hợp bị sa thải trái quy định pháp luật mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì người lao động có thể tố giác tới cơ quan điều tra để xử lý hành vi vi phạm của người sử dụng lao động.

Người lao động có được bồi thường khi bị sa thải trái luật không?

Đối với việc sa thải trái pháp luật được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp buộc phải nhận lại người lao động, đồng thời phải bồi thường cho người lao động những khoản tiền sau:

– Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

– Trả thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.

Nếu người lao động không muốn làm việc tại doanh nghiệp đó nữa thì ngoài 02 khoản tiền được bồi thường trên, người lao động còn được trả trợ cấp thôi việc.

Sa thải người lao động thông qua lời nói có xem là trái pháp luật không?

Nếu người lao động thuộc một trong 11 trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động có quyền sa thải.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, việc xử lý kỷ luật lao động nói chung cũng như kỷ luật sa thải đều phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Điều này.

Theo đó, việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động phải đảm bảo sự có mặt của phía người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phải được lập thành biên bản, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm.

Đồng thời, việc xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về kỷ luật lao động với các bước sau:

– Xác nhận hành vi vi phạm.

– Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động.

– Ban hành quyết định xử lý kỷ luật.

– Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật.

Như vậy, người sử dụng lao động phải tiến hành các bước trên và ban hành quyết định sa thải gửi tới người lao động thì mới coi là sa thải đúng quy định.

Do đó, việc sa thải bằng miệng là trái pháp luật. Đây cũng là một trong những hành vi bị xử phạt hành chính tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;

Như vậy, người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động khi người lao động đó vi phạm các trường hợp bị kỷ luật sa thải, đồng thời việc sa thải người lao động phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Nếu sa thải bằng miệng hay hình thức khác không đúng quy định pháp luật, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Yêu cầu trợ cấp khi bị sa thải như thế nào là hợp lý ?

Thưa luật sư, Anh tôi làm việc tại công ty MKT 5 tháng, Trong thời gian làm việc anh tôi và một nhân viên khác có xích mích dẫn đến đánh nhau. Sau 15 ngày công ty đã tiến hành họp xử lý vi phạm kỷ luật lao động và sa thải anh tôi. anh tôi làm đơn khởi kiện đến Tòa án với yêu cầu: Công ty phải trả lương những ngày anh tôi không được làm việc, bồi thường 12 tháng lương để tìm việc làm mới, bồi thường 2 tháng lương và phụ cấp lương, thanh toán trợ cấp thôi việc. như vậy có được không ?

Luật sư trả lời:

Theo Bộ luật lao động 2019, thì nếu người lao động bị sa thải kỷ luật theo Điều 125 thì không được hưởng trợ cấp thôi việc cho dù sa thải vì lý do gì. Cụ thể, khoản 8 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: “người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.”

Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về cách tính trợ cấp thôi việc:

“Điều 46. Trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”

Như vậy, các trường hợp được trợ cấp thôi việc không có khoản 8 Điều 34 bộ luật lao động.

Trong trường hợp này không có nghĩa là người lao động sẽ bị tước hết các quyền lợi, bởi theo điều 48 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng vẫn có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động, hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác mà người lao động đã giữ lại của người lao động trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Tuy nhiên, theo như phân tích ở trên thì Công ty sa thải anh của bạn là không hợp pháp, vì vậy có thể áp dụng Điều 34 và Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, anh của bạn vẫn được hưởng quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như bình thường. Điều này cũng được quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị đinh số 05/2015/NĐ-CP quy định:

“Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động do quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trong trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các khoản 1,2,3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động”.

Sa thải trái pháp luật
sa thải trái pháp luật

Như vậy, ta có thể thấy Nghị định 05/2012/NĐ-CP quy định khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trái pháp luật với người lao động thì người sử dụng lao động phải chịu hậu quả pháp lý như đối với trường hợp “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” theo quy định tại Điều 42 hợp đồng lao động (trừ quy định tại khoản 5).

Điều 46 Bộ luật lao động 2019 về trợ cấp thôi việc

“Điều 46. Trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 48 nêu trên thì thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc thực tế của anh của bạn trước khi bị sa thải là 05 tháng. Vì thời gian làm việc thực tế anh của bạn không đến 06 tháng nên anh của bạn không không được hưởng trợ cấp thôi việc của Công ty.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật như sau:

“Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

Xét theo những quy định của Bộ luật lao động 2019 thì những yêu cầu sau đây của anh trai bạn được chấp nhận:

  • Công ty phải trả lương những ngày anh của bạn không được làm việc.
  • Bồi thường 12 tháng lương để tìm việc làm mới
  • Bồi thường 2 tháng lương và phụ cấp lương

Những yêu cầu sau đây của anh trai bạn không được chấp nhận:

  • Thanh toán trợ cấp thôi việc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về quy định Sa thải trái pháp luật. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật uy tín để được tư vấn những thủ tục pháp lý nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139