Khi tham gia hợp đồng lao động, người lao động cần lưu ý quyền và nghĩa vụ của mình để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và hạn chế những tranh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động, bài viết này sẽ giải thích cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề này:
Một số quy định cần biết về người lao động
Người lao động là cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương và làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng.
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Một số lưu ý về người lao động:
– Về độ tuổi lao động được quy định như sau:
Người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên;
Người lao động từ 13 tuổi đến 15 tuổi đối với những công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
Người lao động dưới 13 tuổi đối với các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao.
– Những công việc người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm, cụ thể như sau:
Biểu diễn nghệ thuật;
Vận động viên thể thao;
Lập trình phần mềm;
Các nghề truyền thống: chấm men gốm, làm nón lá, làm bún gạo, dệt tơ tằm, vẽ tranh sơn mài,… ;
Các nghề thủ công mỹ nghệ: thuê ren, mộc mỹ nghệ, nặn tò he, làm tranh khắc gỗ, làm rối búp bên, làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng, …;
Đan lát, làm đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như mây, tre, nứa, …;
Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ việc vận hành hoặc sử dingj máy móc, thiết bị đóng gói);
Nuôi tằm;
Làm cỏ vường rau sách; thu hoạch rau củ, quả sạch theo mùa;
Chăn thả gia súc tại noogn trại;
Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phươi khô thủy sản;
Cắt chỉ, đơm nút, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công;
– Những công việc bị cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi, cụ thể sau đây:
Mang vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành biên;
Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyên hóa chất, khí ga, chất nổ;
Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
Phá vỡ các công trình xây dựng;
Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
Lặn biển, đánh bắt thủy hải sản xa bờl
Công việc khác gây tổn hại đến tự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
– Những địa điểm, nơi làm việc cấm sự dụng người lao động trong độ tuổi chưa thành niên, cụ thể:
Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
Công trường xây dựng;
Cơ sở giết môt gia súc;
Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Như vậy, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết lao động với người sử dụng lao động. Quan hệ lao động được phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, người sử dụng lao động muốn giao kết hợp đồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (người đại diện theo pháp luật của người lao động có thể là cha mẹ, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật mà Tòa án chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt).
Quyền của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động
Để đảm bào quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động, đồng thời khuyến khích tạo ra những thỏa thuận đảm bảo cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn, Bộ luật Lao động có quy định về các quyền của người lao động, cụ thể như sau:
Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, không phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tạo nơi làm việc.
Theo đó, người lao động có thể tự do tìm việc làm, có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm công việc phù hợp với mình. Người lao động có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau, làm bất kỳ công việc nào mà pháp luật không cấm, có quyền lựa chọn nơi làm việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng, chế độ tiền lương và các chế độ khác.
Trong trường hợp điều kiện lao động không đảm bảo hoặc khi có cơ hội tốt hơn người lao động có thể chấm dứt quan hệ lao động này để tham gia vào quan hệ lao động khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Những điều này đều đảm bảo quyền tự do lao động của công dân. Quyền được làm việc, quyền được tự do lựa chọn việc làm được xem quyền quan trọng nhất đối với người lao động.
Người lao động được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
Theo đó, tiền lương là khoản tiền mà người lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận, tiền lương không chỉ thể hiện trình độ, năng lực của người lao động mà còn thể hiện sự tin tưởng và tín nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Pháp luật luôn đảm báo việc sử dụng người lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm việc có giá trị như nhau và đảm bảo trả tiền lương đúng hạn cho người lao động.
Bên cạnh đó, người lao động cũng được bảo hộ lao động và làm việc trong điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh lao động, như là việc đảm bảo về không gian làm việc (bụi, khí độc, phóng xạ …), an toàn vệ sinh lai động đối với làm việc tại các công xưởng, nhà máy, thường xuyên kiểm tra đánh giá về yếu tố nguy hiểm có hại cho sức khỏe và điều kiện làm việc cho người lao động. Người lao động được nghỉ phép theo chế dộ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể. Bộ luật lao động 2019 có quy định cụ thể về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ phép hằng năm cho người lao động.
Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể về người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
Theo đó, thông thường các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ có công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bên cạnh đó người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng có thể thành lập, gia nhập và hoạt động trong Công đoàn. Công đoàn cơ sở được thành lập ở cấp dộ doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cảu cấp cơ sở, các công đoàn này có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn đó. Khi công đoàn được thành lập theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở được hoạt động.
Người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
Đây là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động. Nếu thấy có nguy vơ rõ ràng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối là việc.
Bên cạnh đó, quyền từ chối này được vận dụng đơn giản hơn trong trường hợp, người lao động được quyền từ chối làm việc tăng ca. đặc biệt là khi làm thêm giờ, tăng ca với những công việc nguy hiểm và gây độc hại đến sức khỏe, tính mạng của người lao động theo quy định. Người lao động cũngcó quyền từ chối điều chuyển sau 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm, trường hợp người lao động không đông ý mà phải ngừng làm việc thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do và phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày đối với hợp động lao động xá định thời hạn dưới 12 tháng, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thười hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 45 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Các trường hợp không phải báo trước khi đươn phương chấm dứt hợp đồng như là: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, không trả lương đầy đủ, bị ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh sự … Bên cạnh đó, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải quyền tuyết đối đối với người lao động, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Người lao động có quyền đình công.
Đây là một trong những quyền cơ bản của người lao động, là quyền đối trọng có ý nghĩa và tác dụng mạnh mẽ nhất tring quan hệ lao động gây sức ép, đấu tranh với người sử dụng lao động nhằm bảo vệ, đòi hỏi các lợi ích chính đáng trước pháp luật. Tuy nhiên đình công không phải là quyền được thực hiện mang tính đơn lẻ của mỗi người lao động.
Đây là quyền mang tính tập thể phải được thực hiện trên phương thức tổ chức và kết hợp, do công đoàn lãnh dạo bằng cách tiến hành nghỉ việc tập thể. Do đó, nếu một hoặc một vài người lao động nghỉ việc thì không có cơ sở xác định là đang sử dụng quyền đình công và có thể bị xử lý theo pháp luật, nội quy lao động.
Cần lưu ý các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công: cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động khong tham gia đình công đi làm việc; xâm phạm trật tự, an toàn công cộng; lợi dụng đình công để thực hiện các hành vi vi phạm khác; …
Tóm lại, Theo quy định của bộ luật lao động thì người lao động có năm nhóm quyền cơ bản sau đây: quyền được tự do lựa chọn và thực hiện việc làm; quyền liên quan đến chế độ tiền lương và các chế độ bảo đảm khác; quyền liên quan đến việc tổ chức, thành lập và tham gia công đoàn; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và quyền đình công. Bên cạnh đó, người lao động cũng được hưởng một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động
Quyền và nghĩa vụ luôn có mối tương quan và hỗ trợ lẫn nhau. Trong quan hệ lao động cũng không ngoại lệ, để được hưởng quyền lợi khi tham gia lao động thì người lao động phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau đây:
Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận hợp pháp khác.
Trong mỗi hợp đồng lao động sẽ ghi nhận cụ thể những nội dung về quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của cả hai bên, người lao động và người sử dụng lao động. Theo quy định, người lao động phải thực hiện các thỏa thuận cá nhân (hợp đồng lao động) và thỏa thuận tập thể (thỏa ước lao động tập thể), đây là hai loại thỏa thuận quan trọng quyết định quan hệ lao động của hai bên.
Các nghĩa vụ của thỏa ước lao động tập thể vừa ràng buộc cá nhân, lại vừa ràng buộc tập thể, có những loại nghĩa vụ mà một người lao động cá thể không thể thực hiện, ví dụ như không được tụ tập đông người trong giờ làm việc, … Như vậy, giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng có mối quan hệ chặt chẽ, khống chế và bổ sung cho nhau, người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng để đẩm bảo hệ thống quản lý lao động và sự hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành giám sát của người sử dụng lao động.
Khi tham gia làm việc, người lao động phải tuân thủ theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Bên cạnh những nội dung cơ bản được pháp luật quy định, thì đối mỗi đơn vị, cơ quan công tác làm việc sẽ có những nội quy lao động khác nhau mà người lao động cần chú ý và đảm bảo thực hiện.
Pháp luật cho phép doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, vì sự an toàn của sản nghiệp, tài sản đầu tư nên người sử dụng lao động có quyền được quản lý người lao động. Sự quản lý này đề cao quyền chỉ huy, điều hành giám sát, xử lý, tăng thưởng người lao động và buộc người lao động phải tuân thủ những hành động quản lý đó. Cần lưu ý rằng, vì có quyền quản lý người lao động nên người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đảm bảo các điều kiện làm việc và chịu trách nhiệm trước những hậu quả do quản lý gây ra với người lao động trên đường đi làm, trong giờ là và trên đường đi làm về.
Người lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người lao động có nghĩa vụ phải tuân thủ, thực thi đúng và đầy đủ quy định về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp và tham gia đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế và các quy định khác có liên quan đến hai lĩnh vực bảo hiểu nêu trên, như việc khai báo, sử dụng thẻ, giám định, các thủ tục khác có liên quan, không thực hiện các điều cấm nằm trục lợi, …
Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ của người lao động đã nêu trên, pháp luật còn có quy định một số quyền và nghãi vụ khác đối với người lao động, đó là: Người lao động có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về thông tin cá nhân, trình độ hoạc vấn, bằng cấp, xác nhận tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác liệ quan đến việc giao kết hợp đồng lao động; Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thười gian; Người lao động nữ được hưởng các quyền đơn phương chấm dứt, hoãn hợp đồng lao động khi mang thai; …
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về quyền và nghĩa vụ của người lao động. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.