Quyền thừa kế tài sản đất đai chính là một trong những vấn đề “HOT” được quan tâm hiện nay. Có hàng loạt câu hỏi liên quan đến quyền thừa kế như “Cha mẹ không để lại di chúc phân chia tài sản như thế nào?”, “Cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật?”.
Ở bài trước chúng tôi đã chia sẻ vấn đề về quyền thừa kế theo di chúc. Và trong nội dung bài viết ngày hôm nay Luật Trần và Liên Danh sẽ gửi đến các bạn thông tin về quy định về thừa kế đất đai theo pháp luật. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết!
Di chúc là gì?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết, căn cứ vào quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Di chúc có cần công chứng không?
Di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện nay như sau:
Di chúc hợp pháp:
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép’
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu co đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế không có di chúc?
Luật Trần và Liên Danh tư vấn về lĩnh vực thừa kế trong pháp luật dân sự. Cụ thể đối với thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi người chết không để lại di chúc là một trong những vấn đề phát sinh khá phổ biến trên thực tế.
Luật sư phân tích:
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 Những người thừa kế theo pháp luật
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
Ông bạn mất vào năm 1986 và không có di chúc, như vậy, phần 90m2 đất của ông được chia cho 6 người, mỗi người 1 phần 15m2. Tuy nhiên, 3 người bác đi làm xa của bạn từ chối nhận di sản và trao lại 45m2 này cho bà bạn định đoạt.
Vì vậy, bà của bạn có tổng cộng 90 + 15 + 45 = 150m2 đất, bác bạn và bố của bạn mỗi người được 15m2 đất. Vào năm 1993, bà bạn viêt di chúc định đoạt toàn bộ diện tích bà bạn có cho bố bạn được hưởng thừa kế, năm 2002, bà bạn chia cho bác bạn và bố bạn mỗi người 45m2, vì vậy, tổng cộng bà bạn còn 60m2.
Vì vậy, nếu đến thời điểm hiện tại bà bạn chết, thì phần 60m2 trên vẫn được định đoạt theo di chúc, được quy định tại khoản 3 Điều 667 như trên. Vì vậy, bố của bạn lúc này có thể sử dụng di chúc để thực hiện thủ tục chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất, và tổng cộng bố bạn có 120m2 đất.
Hướng dẫn chia tài sản thừa kế là đất đai khi Bố mất không có di chúc?
Kính chào luật sư, thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Bố mẹ tôi kết hôn năm 1989, sau đó mới làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang ở mang tên bố tôi.
Sau đó năm 2009 bố tôi mất vậy quyền sử dụng đất là tài riêng hay chung của bố mẹ tôi? Bố tôi có 3 người con riêng với vợ cũ và 2 chị em tôi với vợ hiện tại là mẹ tôi. Bà nội tôi vẫn còn sống.
Hiện nay, các con riêng của bố tôi và bà nội tôi muốn chia tài sản là miếng đất đang ở (bố tôi mất không có di chúc). Vậy phải chia như thế nào ạ? Các con riêng của bố tôi phải có giấy tờ gì để chứng minh là con của bố tôi?
Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy theo điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản này được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn:
Tài sản chung của vợ chồng:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Vì vậy, một nửa tài sản này được xác định là di sản thừa kế mà bố bạn để lại. Di sản này sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất do khi bố bạn mất đi mà không để lại di chúc thì di sản này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Những người ở hàng thừa kế thứ nhất theo điều 676 Luật dân sự 2005 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người này phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha con như: giấy khai sinh, giám định ADN…
Chia thừa kế đất đai theo di chúc hoặc theo pháp luật?
Thưa luật sư, xin hỏi: Thủ tục chia di sản thừa kế theo di chúc thực hiện như thế nà? Không có di chúc thì chia như thế nào ạ? Bố mẹ chúng tôi muốn thực hiện bản di chúc chia tài sản cho các con.
Xin văn phòng Luật tư vấn chi tiết & đảm trách thực hiện công việc này cho Gia đình chúng tôi mong sớm nhận được hồi âm từ Văn phòng?
Cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thủ tục chia di sản thừa kế theo di chúc:
(Bộ luật dân sự năm 2015) có quy định:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc hợp pháp:
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Thủ tục chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
Không có di chúc;
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Do thông tin trình bầy chưa rõ, như vậy giả sử chia 2 trường hợp:
TH1: Cách đây 7 năm gia đình chú út đã được cấp sổ đỏ thổ cư 1200m2 đứng tên vợ chồng Chú út mà 4 bác không hay biết, như vậy phải xem xét việc cơ quan nhà nước cấp đúng thẩm quyền hay không, cấp đất đúng căn cứ quy định luật hay không. Trên hồ sơ đất tại thời điểm cấp có tên vợ chồng chú út hay không.
Nếu cấp đất đúng thẩm quyền, việc cấp đất là hợp pháp thì đất này thuộc sở hữu của chú út kể từ thời điểm cấp
TH2: Việc ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp đất không đúng quy định của pháp luật, cán bộ có trách nhiệm xem xét về việc cấp đất, tuy nhiên vì thời hạn chia thừa kế đã hết, hiện nay nếu muốn chia di sản này phải được xem xét là di sản chung chưa chia được tất cả các đồng thừa kế đồng ý. Khả năng xảy ra trường hợp này không cao.
Trên đây là dịch vụ tư vấn quy định về thừa kế đất đai của Luật Trần và Liên Danh. Nếu bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng hiệu quả nhất.