Khai nhận di sản thừa kế liên quan đến bất động sản và tiến hành sang tên quyền sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế là một trong những thủ tục thường gặp và phổ biến nhất trong đời sống hằng ngày.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hồ sơ và trình tự thủ tục để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và sang tên quyền sử dụng đất được tiến hành như thế nào. Bài viết sau sẽ cung cấp kiến thức về vấn đề này.
Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin hữu ích liên quan đến nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
Thừa kế là gì?
– Căn cứ Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, và tài sản thừa kế để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015
+ Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
+ Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Đất đai là gì?
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đât đai được hiểu như sau:
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về khái niệm đặc điểm đất đai là một thuộc tính của đất, có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình điều tra, bao gồm cả điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước,…
Khái niệm quyền thừa kế?
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống.
Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác.
Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản).
Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng…) vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.
Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, xuất hiện nhà nước, việc chiếm giữ những của cải vật chất trong xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị xã hội.
Vì vậy, quyền sở hữu hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định nhằm điểu chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội.
Những quy phạm pháp luật đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữu của các sở hữu chủ trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình.
Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện, trinh tự dịch chuyển những tài sản của người đã chết cho những người còn sống.
Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lí, song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Giữa chúng có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ, từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản và cũng dựa vào đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng trong quan hệ thừa kế.
Trong xã hội phong kiến hoặc trong xã hội tư bản – những xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì thừa kể là thừa hưởng tư liệu sản xuất của người đã chết để duy trì sự bóc lột sức lao động người khác và củng cố địa vị xã hội của những người thừa kế.
Trong chế độ XHCN, một chế độ dựa trên nền tảng công hữu hoá tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, rừng núi, sông, hồ… nhà nước là người đại diện cho nhân dân nắm giữ tư liệu sản xuất để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Quyền thừa kế là thừa hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp mà nhà nước cho phép chuyển dịch. Đối tượng của thừa kế là những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng như: nhà máy, cổ phần và các máy móc phục vụ cho sản xuất công, nông nghiệp…
Công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác, Nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 621 bộ luật dân sự năm 2015).
Mặt khác, Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình tạo ra nhiều của cải cho xã hội, làm giàu cho gia đình, làm cho đất nước văn minh và phồn vinh.
Chủ thể của quyền thừa kế
Về chủ thể của quyền thừa kế trong trường hợp này bao gồm: Quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản.
Về quyền thừa kế của người để lại di sản:
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Trường hợp có di chúc của người chết để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc.
– Trường hợp người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015.
Quyền thừa kế của người nhận di sản:
Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc. Người được thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc.
Lưu ý: Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc.
– Trường hợp người nhận di sản theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Thủ tục nhận thừa kế là quyền sử dụng đất theo di chúc
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 669, Bộ luật dân sự 2015 quy định
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Việc xác định một suất thừa kế theo pháp luật được thực hiện như sau:
Theo điểm a, khoản 1, điều 676, Bộ luật dân sự 2015 những người thừa kế hàng thứ nhất bao gồm:
Bà của bạn
Cha, mẹ của ông bạn (nếu còn sống)
Các con của ông bạn (nếu còn sống sau thời điểm ông bạn mất; hoặc chết trước và có người thừa kế thế vị theo điều 667 Bộ luật dân sự 2015).
Nếu chia theo pháp luật, những người thừa kế hàng thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, và bằng một suất thừa kế theo pháp luật (theo khoản 2, điều 676 Bộ luật dân sự 2015).
Theo quy định tại Điều 669 trên, bà của bạn vẫn sẽ được hưởng một phần trong số đất đai, nhà cửa mà ông bạn để lại nhưng không phải là tất cả mà chỉ được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Phần nhà, đất còn lại sẽ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn theo di chúc của ông bạn
– Thủ tục hưởng di sản thừa kế:
+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế
Sau đó, để hoàn tất thủ tục thì bạn cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản. Việc khai nhận di sản thừa kế này bạn có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng bất kỳ trên địa bàn nơi có bất động sản.
+ Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế:
– Di chúc
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
– Giấy chứng nhận đất và tài sản gắn liền với đất;
– Giấy chứng tử của bố bạn;
– Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế;
– Những giấy tờ khác (như giấy kết hôn, giấy khai sinh…)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan công chứng niêm yết công khai. Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng thực hiện thủ tục chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế này.
+ Đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất
Bạn phải thực hiện đăng kí sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường
+ Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm
+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất
+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…
Thủ tục: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là bài viết về nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.
Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp luật thừa kế hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh qua hotline để được tư vấn tốt nhất.