Tư vấn luật doanh nghiệp

tư vấn luật doanh nghiệp

Một doanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển tốt thì phải dựa trên các quy phạm pháp luật để tạo dựng nên một cơ sở nền móng vững chắc về nguồn lực trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Tất các các nguồn lực cốt lõi như nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, sản phẩm trí tuệ, bí quyết kinh doanh …đều được xây dựng có sự ràng buộc pháp lý… Để xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ cho các nguồn lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải dựa trên các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các muốn quan hệ pháp luật đó để phục vụ tốt nhất cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh với kinh nghiệm chuyên sâu và chuyên nghiệp chúng tôi sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp pháp ly tối ưu nhất, qua đó giúp cho doanh nghiệp có sự ổn định trong kinh doanh, tránh được những rui ro pháp lý có thể xẩy ra trong tương lai cũng như xây dựng phát triển bền vững cho doanh nghiệp trên con đường kinh doanh tại Việt Nam cũng như hội nhập thị trường quốc tế.

Khái niệm của Tư vấn pháp luật doanh nghiệp / Tư vấn pháp lý doanh nghiệp

Để hiểu thế nào là Tư vấn pháp luật doanh nghiệp / Tư vấn pháp lý doanh nghiệp chúng ta cần hiểu khái niệm chung về Tư vấn pháp luật.

Tư vấn pháp luật là một trong những dịch vụ pháp lý và hoạt động nghề nghiệp chủ yếu của luật sư. Theo điều Điều 4 Luật Luật sư 2006 “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác”.

Tại Điều 28 Luật Luật sư định nghĩa khái niệm “Tư vấn pháp luật”: Là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

Mặc dù chưa có định nghĩa chính xác về Tư vấn pháp luật doanh nghiệp / Tư vấn pháp lý doanh nghiệp, nhưng từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu Khái niệm “Tư vấn pháp luật doanh nghiệp/ Tư vấn pháp lý doanh nghiệp”:

Là hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư đối với doanh nghiệp, liên quan đến việc thành lập, quản lý điều hành nội bộ, hoạt động kinh doanh và giải thể doanh nghiệp.

Bao gồm việc luật sư giải đáp, hướng dẫn ứng xử, đưa ra ý kiến giúp doanh nghiệp hoạt động theo hành lang pháp lý và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong kinh doanh, như soạn thảo văn bản; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn thủ tục hành chính; Tư vấn quản trị nội bộ; Tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại…

Đặc điểm của Tư vấn pháp luật doanh nghiệp / Tư vấn pháp lý doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật được thực hiện bởi luật sư. Luật sư là người có bằng cử nhân luật, được đào tạo nghiệp vụ và được Bộ Tư Pháp cấp Chứng chỉ hành nghề, là người có trình độ chuyên môn và kỹ năng để thực hiện việc tư vấn một cách cẩn trọng, chi tiết phù hợp các quy định của pháp luật.

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp là dịch vụ pháp lý đa dạng, bao gồm:

Luật sư hướng dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình dưới dạng hỏi đáp

Luật sư đưa ra ý kiến pháp lý (nhận định, đánh giá) đối với yêu cầu tư vấn của doanh nghiệp

Luật sư soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của doanh nghiệp

Tư vấn pháp lý doanh nghiệp là một lĩnh vực tư vấn sâu rộng dành cho khách hàng là các doanh nghiệp (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh), kể cả hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tư vấn pháp lý doanh nghiệp có liên quan đến nhiều lĩnh vực, các ngành luật, các chế định luật, các quy định pháp luật, bao gồm việc thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đối với mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh và đối với các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp không chỉ liên quan đến Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật Đầu tư, mà còn cần vận dụng và áp dụng các quy định tại Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh, các văn bản pháp luật về thuế, cũng như luật chuyên ngành (Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật chứng khoán…). Ngoài ra, trong quá trình tư vấn pháp luật doanh nghiệp cũng cần áp dụng các Điều ước quốc tế (các cam kết gia nhập WTO, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các Hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương), Tập quán thương mại quốc tế (Incoterms 2000, 2010; UCP 600…).

Vai trò của Tư vấn pháp luật doanh nghiệp / Tư vấn pháp lý doanh nghiệp / Tư vấn luật doanh nghiệp

Giải đáp pháp luật: giúp doanh nghiệp “hiểu luật” – hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, những gì doanh nghiệp được làm và không được làm;

Hướng dẫn doanh nghiệp ứng xử, đảm bảo đúng quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh;

Dự liệu và phòng tránh rủi ro pháp lý;

Tiết kiệm nguồn nhân lực và giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh;

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong trường hợp có tranh chấp (với đối tác, khách hàng), kiện tụng, khiếu nại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

tư vấn luật doanh nghiệp
tư vấn luật doanh nghiệp

Nguyên tắc của tư vấn pháp luật doanh nghiệp/ Tư vấn pháp lý doanh nghiệp

Khi tư vấn pháp luật doanh nghiệp, luật sư cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Tại Điều 5 và Điều 21 Luật Luật sư 2006 quy định về nguyên tắc hành nghề của luật sư là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích: Luật sư không được tư vấn cho các doanh nghiệp có mâu thuẫn về lợi ích.

Nguyên tắc bảo mật thông tin: Theo Điều 9 Luật Luật sư 2006, luật sư phải giữ bí mật thông tin khách hàng.

Nguyên tắc trung thực, khách quan: “Trung thực” đòi hỏi luật sư phải trung thực về năng lực của mình với khách hàng, về chi phí, công sức mà luật sư đã bỏ ra để tính thù lao. “Khách quan” đòi hỏi luật sư phải tôn trọng sự thật khách quan trong quá trình tư vấn.

Trong quá trình tư vấn cho doanh nghiệp, luật sư phải tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.

Nội dung Tư vấn pháp luật doanh nghiệp/ Tư vấn pháp lý doanh nghiệp là gì?

Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp luôn gặp phải các vấn đề pháp lý kinh doanh từ các quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đó là quan hệ với các thành viên góp vốn, các cổ đông, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Nhân viên, người lao động, công đoàn, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, cơ quan quản lý nhà nước…

Tùy từng loại hình, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cũng như những phát sinh trong quá sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có những yêu cầu tư vấn pháp lý riêng, phù hợp với giai đoạn phát triển của mình.

Dưới đây là những nội dung chính Tư vấn pháp luật doanh nghiệp/ Tư vấn pháp lý doanh nghiệp/ Tư vấn pháp luật kinh doanh mà đa số các doanh nghiệp đều quan tâm.

Tư vấn luật doanh nghiệp – Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Tư vấn các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp:

Tư vấn các Loại hình doanh nghiệp

Tư vấn Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Tư vấn Tên doanh nghiệp,

Tư vấn Địa điểm trụ sở chính

Tư vấn Ngành nghề kinh doanh,

Tư vấn Vốn điều lệ, định giá tài sản góp vốn…

Tư vấn Chức danh và điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Tư vấn Hình thức và sử dụng con dấu doanh nghiệp…

Tư vấn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ, thủ tục thành lập hợp tác xã

Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty liên doanh

Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty

Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh…

Tư vấn các công việc doanh nghiệp cần làm sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tư vấn luật doanh nghiệp – Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh

Tư vấn Tăng, giảm vốn điều lệ công ty

Tư vấn Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Tư vấn Thay đổi trụ sở chính của công ty

Tư vấn Thay đổi người đại diện theo pháp luật

Tư vấn Thay đổi tên công ty

Tư vấn Thay đổi cơ cấu góp vốn, thành viên góp vốn do chuyển nhượng vốn góp, cổ phần

Tư vấn Thay đổi thông tin thành viên, cổ đông công ty

Tư vấn Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Tư vấn Thay đổi, cập nhật số điện thoại, email hoặc website của doanh nghiệp…

Tư vấn luật doanh nghiệp – Tái cấu trúc doanh nghiệp

Tư vấn Chia, tách doanh nghiệp

Tư vấn Sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn Hợp nhất doanh nghiệp

Tư vấn Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Tư vấn Tạm ngừng kinh doanh

Tư vấn Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Tư vấn Giải thể doanh nghiệp

Tư vấn Phá sản doanh nghiệp

Tư vấn Mua bán doanh nghiệp (M&A)

Tư vấn quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật

Rà soát hồ sơ pháp lý doanh nghiệp

Tư vấn cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp

Tư vấn quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Tư vấn phân bổ quyền lực và cơ chế phối hợp giữa chủ sở hữu và ban điều hành doanh nghiệp

Tư vấn hệ thống văn bản mẫu, quy chế nội bộ doanh nghiệp

Tư vấn nguyên tắc hoạt động và trình tự, thủ tục ban hành văn bản hoặc các quyết định quản lý của doanh nghiệp

Tư vấn kiểm soát rủi ro các giao dịch lớn và giao dịch dễ phát sinh tư lợi

Tư vấn kiểm soát tuân thủ pháp luật…

Tư vấn luật đầu tư – Tư vấn đầu tư nước ngoài

Tư vấn các quy định về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài

Tư vấn các hình thức đầu tư

Tư vấn ưu đãi đầu tư

Tư vấn khuyến khích đầu tư

Tư vấn bảo đảm đầu tư

Tư vấn chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Dịch vụ xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài

Tư vấn chuyển nhượng vốn đầu tư

Tư vấn chuyển nhượng dự án đầu tư…

Tư vấn Luật Thương mại – Tư vấn Thương mại quốc tế

Tư vấn Luật thương mại:

Tư vấn các nguyên tắc trong hoạt động thương mại

Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ

Tư vấn các hoạt động thương mại, phân tích rủi ro pháp lý và đề xuất các giải pháp cụ thể, bao gồm:

Tư vấn Mua bán hàng hoá

Tư vấn Cung ứng dịch vụ

Tư vấn Xúc tiến thương mại

Tư vấn thủ tục Thông báo, đăng ký khuyến mại

Tư vấn Trung gian thương mại

Tư vấn Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Tư vấn Đấu giá hàng hóa

Tư vấn về Dịch vụ giám định

Tư vấn Nhượng quyền thương mại…

Tư vấn Thương mại quốc tế:

Tư vấn đặc điểm, vai trò của thương mại quốc tế

Tư vấn thương mại quốc tế về hàng hóa

Tư vấn thương mại quốc tế về dịch vụ

Tư vấn về các rào cản trong hoạt động ngoại thương (Hàng rào thuế quan, hàng rào phí thuế quan)

Tư vấn các rủi ro pháp lý trong ngoại thương quốc tế

Tư vấn các điều khoản, ý nghĩa, điều kiện của Incoterm 2010, 2020

Tư vấn Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế

Tư vấn nghị định về thương mại và dịch vụ trong WTO (GATS)

Tư vấn Nghị định thương mại tự do Việt Nam với các nước…

Tư vấn pháp luật hợp đồng/ Tư vấn hợp đồng

Tư vấn các quy định về hình thức và nội dung hợp đồng:

Tư vấn về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

Tư vấn hình thức và nội dung Hợp đồng dân sự

Tư vấn hình thức và nội dung Hợp đồng lao động

Tư vấn hình thức và nội dung Hợp đồng kinh doanh thương mại (thường gọi “Hợp đồng kinh tế”).

Tư vấn, phân tích rủi ro pháp lý và đưa ra các giải pháp đối với từng loại hợp đồng kinh doanh thương mại:

Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Hợp đồng phân phối hàng hóa

Hợp đồng đại lý

Hợp đồng gia công

Hợp đồng đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng cung cấp dịch vụ…

Tư vấn xây dựng “Quy chế hợp đồng” để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp

Tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng mẫu: hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, hợp đồng đại lý, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh…)

Tư vấn rà soát hợp đồng

Tư vấn đàm phán hợp đồng

Tư vấn thực hiện hợp đồng

Tư vấn xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

Tư vấn sửa đổi, bổ sung hợp đồng khi các điều kiện thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản

Tư vấn áp dụng điều khoản bất khả kháng

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng:

Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh tự hào là đơn vị TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP/ TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP uy tín, chất lượng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, năng động chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139