Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn là hoạt động phổ biến của số đông các chủ thể kinh doanh. Nhưng để đưa cơ sở kinh doanh của mình đi vào hoạt động hợp pháp, đúng luật là điều mà không phải người kinh doanh nào cũng nắm rõ. Chính vì vậy, Luật Trần và Liên Danh luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống để việc đăng ký kinh doanh nhà hàng quán ăn của bạn trở nên dễ dàng, nhanh chóng bao gồm xin cấp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống

Trong đời sống hiện đại, khi mức sống của người dân ngày một cao và hiện đại hơn, văn hóa thưởng thức ẩm thực trở nên phong phú và phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó, các nhà hàng, đãi tiệc nhà hàng đã dần trở nên gần gũi hơn với mọi người. Với dân số đạt mốc 93 triệu dân, sức mua lớn, Việt Nam trở thành một thị trường vô cùng năng động cho các dịch vụ ăn uống phát triển.

Nhìn vào thực tế ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn mở ra rầm rộ và dày đặc như hiện nay, có thể cảm nhận được sức hot của ngành này, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… với lượng tiêu thụ ngày càng tăng.

Dịch vụ ăn uống là gì?

Dịch vụ ăn uống là một khái niệm được dịch từ tiếng Anh – Dịch vụ ăn uống là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống tại một địa điểm xa xôi hoặc một địa điểm như khách sạn, bệnh viện, quán rượu, máy bay, tàu du lịch, công viên, phim trường hoặc trường quay, địa điểm giải trí hoặc địa điểm tổ chức sự kiện. 

Trong khi đó, kinh doanh dịch vụ ăn uống là một khái niệm được tương tự về dịch vụ ăn uống và theo nghĩa thuần việt, đó có thể được hiểu là hình thức kinh doanh của các chủ thể chuyên môn cung cấp dịch vụ về thức ăn, nước uống cho những khách hàng đặt món, được phục vụ tại chỗ trong nhà hàng, quán ăn và phải trả tiền sau khi dùng bữa.

Bên cạnh đó cũng có thể cung cấp một số dịch vụ khác như phục vụ đồ ăn đưa về hoặc các chương trình khuyến mãi khác.

Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống

Về cơ bản, trên thị trường hiện nay tồn tại nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể kể đến một vài tên nổi bật như:

Mô hình nhà hàng Buffet

Đây được xem là mô hình tự chọn, hay còn được gọi là tiệc đứng. Khi đến với mô hình kinh doanh nhà hàng này, khách hàng có thể đi lại, đứng hoặc ngồi tùy thích khi ăn uống. So với tiệc ngồi thì Buffet có thể phục vụ cho nhiều người hơn. Đây cũng là mô hình giúp các thực khách giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.

Mô hình kinh doanh Casual Dining

Đây có thể xem là một trong những loại hình ẩm thực được yêu nhất hiện nay với hình thức kinh doanh khá bình dân nhưng vẫn được xem là cao cấp hơn với mô hình thức ăn nhanh. Mô hình Casual Dining thường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhưng không kém phần sang chảnh và chủ yếu giành cho nhóm đối tượng trung lưu. Do đó, chi phí bỏ ra để thưởng thức bữa ăn tại đây ở mức vừa phải. Ở Việt Nam, có thể kể đến các nhà hàng kinh doanh dịch vụ này như: Luna D’Autumno, Baozi, Thái Express hoặc Al Fresco’s.

Mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu

Đầu tư kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu là cách đơn giản để thu về nguồn lợi nhuận cao. Tất cả các vấn đề như sản phẩm, thương hiệu, thiết kế đã có sẵn,và cũng không phải lo lắng về khách hàng, chiến lược kinh doanh hay marketing nhà hàng… Và với mô hình này thì chỉ cần một địa điểm tốt và tiền để đầu tư.

Điều kiện, mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống theo thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. Mỗi món ăn, đồ uống của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đều trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Do đó để được kinh doanh ngành nghề này, thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các quy định về ngành nghề và điều kiện kinh doanh. Cụ thể như sau:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, nhà hàng

Căn cứ theo Điều 34 và Điều 28 Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh doanh thực phẩm.

Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Luật này.

Được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Như vậy, để mở cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thì phải thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh.

Mã ngành dịch vụ ăn uống

Mã ngành nghề dịch vụ ăn uống được quy định trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Các mã ngành dịch vụ ăn uống cần lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh hay đăng ký thành lập doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng sau:

STT

Mã ngành nghề

1

5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ cố định hoặc lưu động.

Loại trừ: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ ăn được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác). 

2

5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống.

Chi tiết: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách tại cửa hàng, quán nước, các loại hàng quán khác… trừ kinh doanh quán bar, quán giải khát có khiêu vũ và không hoạt động tại trụ sở

3

5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng.

4

5629: Dịch vụ ăn uống khác. 

Chi tiết: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

5

4633: Bán buôn các loại đồ uống pha chế và đóng sẵn.

Hồ sơ thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Bạn cần lựa chọn 1 trong 2 hình thức kinh doanh: Công ty hoặc Hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ và định hướng phát triển một cách thận trọng. Ưu điểm của loại hình này là thủ tục pháp lý đơn giản, đóng thuế khoán cố định theo tháng/ quý. Nhưng hộ kinh doanh cá thể lại hạn chế trong công việc huy động vốn cũng như mở thêm chuỗi cửa hàng sau này.

Hộ kinh doanh cá thể phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ và định hướng phát triển một cách thận trọng. Ưu điểm của loại hình này là thủ tục pháp lý đơn giản, đóng thuế khoán cố định theo tháng/quý. Nhưng hộ kinh doanh cá thể lại hạn chế trong việc huy động vốn cũng như mở thêm chuỗi cửa hàng sau này.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi:

CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ cơ sở kinh doanh (bản sao chứng thực).

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực);

Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm tại nhà hàng/quán ăn;

Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp (có đủ 02 chỉ tiêu kiểm tra: máu và nước tiểu);

Các giấy tờ cần thiết khác.

Lưu ý: Để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng trong trường hợp Quý khách không thể đi sao y, chứng thực tài liệu, Luật Trần và Liên Danh hỗ trợ sao y, chứng thực miễn phí. 

Chi phí thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Lệ phí Nhà nước: Từ 50.000 – 1.000.000 đồng;

Phí dịch vụ: Từ 300.000 đồng.

thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống
thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Quy trình, thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống tại Luật Trần và Liên Danh:

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bước 1Soạn và nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với Cơ quan nhà nước.

Bước 3: Thay mặt Quý khách hàng nhận GCN ĐKKD để tiến hành hoàn tất dịch vụ mở nhà hàng, quán ăn.

Thời hạn hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Bước 1Tư vấn chuyên sâu + Khảo sát, đánh giá thực tế điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự của Quý khách và Tư vấn hoàn thiện các điều kiện về địa điểm, bản thuyết minh quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối sản phẩm, bản liệt kê trang thiết bị, hồ sơ tập huấn kiến thức

Đây là bước tương đối phức tạp vì có khá nhiều hồ sơ, giấy tờ khác nhau. Dễ làm người đăng ký bối rối, nhưng Luật Trần và Liên Danh sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả hồ sơ và hướng dẫn set-up cơ sở theo đúng quy chuẩn với chi phí tiết kiệm và đơn giản nhất.

Bước 2Soạn và nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 3Theo dõi kết quả thẩm định hồ sơ và hỗ trợ khách hàng.

Đại diện quý khách hàng làm việc với Cơ quan nhà nước. Điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có);

Thông báo cho khách hàng thông tin về thời gian thẩm định trước 1-2 ngày;

Tiếp đoàn thẩm định. Luật Trần và Liên Danh sẽ cử người cùng tiếp đoàn với doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận và giao toàn bộ giấy phép. Gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thời hạn hoàn thành: 15 -20 ngày làm việc.

Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm những hình thức nào?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến và bán đồ ăn, đồ uống dùng tại chỗ hoặc mang đi. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể là các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng, bếp ăn tập thể, căng tin…

Kinh doanh dịch vụ ăn uống cần điều kiện gì?

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn, nhà hàng, quán cafe, bếp ăn tập thể là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Mã ngành dịch vụ ăn uống là gì?

Các mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam bao gồm mã ngành 5610, 563056215629, 4633. 

Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì?

Thành phần hồ sơ gồm có: 

Đơn đề nghị cấp giấy phép VSATTP

Bản sao GPKD công ty/hộ kinh doanh.

Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP.

Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên.

Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên.

Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

Trên đây là bài viết thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139