Phạm tội chưa đạt

phạm tội chưa đạt

Hiện nay, theo pháp luật hình sự Việt Nam thì các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình phạm tội do cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (PTCĐ) và tội phạm hoàn thành. Tùy vào mỗi giai đoạn phạm tội khác nhau mà mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Trong bài viết này, Công ty Luật Trần và Liên Danh cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản của giai đoạn phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Tội phạm là gì?

Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

Theo ngôn ngữ thông thường, phạm tội là một hành vi trái pháp luật, bị nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền khác trừng phạt. Một định nghĩa chuẩn mực coi tội phạm là hành vi lệch lạc vi phạm các chuẩn mực hiện hành – các chuẩn mực văn hóa quy định cách con người phải cư xử bình thường.

Cách tiếp cận này xem xét những thực tế phức tạp xung quanh khái niệm tội phạm và tìm cách hiểu các điều kiện xã hội, chính trị , tâm lý và kinh tế đang thay đổi có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc thay đổi định nghĩa về tội phạm và hình thức phản ứng hợp pháp, thực thi pháp luật và hình sự của xã hội, Luật sư hình sự giỏi.

Bộ luật Hình sự 2015 đã dành riêng một Điều luật để giải thích khái niệm tội phạm. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật này nêu rõ:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Như vậy, có thể hiểu rằng, phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có yếu tố lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Với những hành vi mặc dù có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không được xác định là phạm tội.

Thay vào đó, những hành vi vi phạm này sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác như xử phạt vi phạm hành chính,…

Cố ý phạm tội được quy định tại Điều 10 của Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 11 của Bộ luật hình sự 2015, theo đó, vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

– Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Khái niệm phạm tội chưa đạt

Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Các dấu hiệu của phạm tội chưa đạt

Thứ nhất, người phạm tội đã bắt tay vào thực hiện tội phạm bằng việc thực hiện một trong hai hành vi:

– Thực hiện hành vi khách quan của tội phạm cụ thể. Ví dụ như A định giết B và đã đâm B nhưng mới chỉ đâm sượt qua vai của B thì bị bắt.

– Thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan của tội phạm cụ thể. Ví dụ như A định giết B nhưng mới chỉ vung tay lên để chém thì có người gần đó can ngăn, hay C mới chỉ giương súng lên để bắn D thì bị bắt.

Thứ hai, người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng, tức tội phạm chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu pháp lý được quy định trong cấu thành tội phạm. “Không thực hiện được tội phạm đến cùng” có nghĩa là không thực hiện được kết quả cuối cùng mà người phạm tội đã đặt ra, mong muốn nó xảy ra. Cách xác định tội phạm không thực hiện được đến cùng là căn cứ vào loại cấu thành tội phạm.

– Đối với tội phạm có cấu thành vật chất, tức là có dấu hiệu hậu quả trong mặt khách quan của tội phạm, “không thực hiện được tội phạm đến cùng” có nghĩa là hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội như dấu hiệu hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm đó.

Ví dụ, người phạm tội giết người mong muốn giết chết nạn nhân nhưng chém trượt nên mới chỉ gây thương tích.

Trong trường hợp này, mặc dù hành vi này đã gây thiệt hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân nhưng hậu quả gây thương tích cho nạn nhân không phải là hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là gây chết người, tư vấn luật hình sự chi tiết

– Đối với tội phạm có cấu thành hình thức, nghĩa là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả, thì “không thực hiện được tội phạm đến cùng” là hành vi của người phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm đó.

Ví dụ, người phạm tội hiếp dâm đã dùng vũ lực đối với nạn nhân nhưng chưa giao cấu được thì bị bắt giữ. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết hai dấu hiệu hành vi cơ bản quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống cự của nạn nhân và hành vi giao cấu, thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Thứ ba, nguyên nhân tội phạm không thực hiện được đến cùng là do khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội. Khi bắt đầu thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì bao giờ người phạm tội cũng mong muốn cho hậu quả của tội phạm xảy ra.

Tuy nhiên thì không phải bao giờ ý định, mong muốn của tội phạm cũng xảy ra mà nhiều lúc, có thể do nhiều yếu tố khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội như nạn nhân tránh được, có người can thiệp,… mà tội phạm không được thực hiện đến cùng.

phạm tội chưa đạt
phạm tội chưa đạt

Phân loại phạm tội chưa đạt

– Căn cứ vào mục đích thực hiện hành vi phạm tội của người thực hiện, PTCĐ chia làm hai loại là PTCĐ chưa hoàn thành và PTCĐ hoàn thành.

+ PTCĐ chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội chưa thực hiện hết những hành vi mà người đó cho là cần thiết để hoàn thành tội phạm do những nguyên nhân ngoài ý muốn.

Ví dụ A định giết B và đã đâm B. Nhưng mới đâm được một nhát sượt qua bả vai thì bị bắt giữ nên không thể đâm tiếp như ý muốn. Kết quả B chỉ bị thương. Trong trường hợp này, người phạm tội biết hành vi của mình chưa thể gây hậu quả chết người mà mình mong muốn.

+ PTCĐ hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết hành vi mà người đó cho là cần thiết để hoàn thành tội phạm nhưng phạm tội chưa hoàn thành do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn.

Ví dụ A định giết B và đã chém B nhiều nhát, A tin chắc rằng B đã chết nên không chém nữa nhưng B đã không chết do được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp này, người phạm tội tin là hành vi của mình đã gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.

Trường hợp PTCĐ đã hoàn thành là người phạm tội đã kết thúc hành vi phạm tội của mình và cho rằng những hành vi đó đã đủ và cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, ý thức chủ quan của người phạm tội cũng tin rằng hậu quả tội phạm tất yếu sẽ xảy ra. Còn trường hợp PTCĐ chưa hoàn thành, người phạm tội chưa kết thúc hành vi của mình và ý thức chủ quan của họ cũng biết rằng hành vi của mình là chưa đủ để gây ra hậu quả của tội phạm.

So với PTCĐ chưa hoàn thành thì PTCĐ hoàn thành có mức độ thực hiện tội phạm gần nhất với tội phạm hoàn thành.

Vì vậy, PTCĐ đã hoàn thành có mức độ nguy hiểm nhất trong các trường hợp PTCĐ. Bởi lẽ, một người đã thực hiện hết hành vi mặt khách quan của cấu thành tội phạm mà hậu quả vẫn không xảy ra hoặc hậu quả xảy ra nhưng đó không phải là ý muốn của người phạm tội. Do đó, trách nhiệm hình sự đối với trường hợp PTCĐ đã hoàn thành cũng nặng hơn, nghiêm khắc hơn so với PTCĐ chưa hoàn thành.

– Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến tội phạm không thực hiện được đến cùng thì có thể chia PTCĐ thành PTCĐ vô hiệu và các trường hợp PTCĐ khác.

+ PTCĐ vô hiệu là trường hợp PTCĐ, trong đó do sai lầm trong việc đánh giá về đối tượng tác động, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm của người phạm tội nên tội phạm không thực hiện được đến cùng. Vì vậy, ở đây ta thấy có thể xảy ra các trường hợp sau:

Người phạm tội sai lầm trong việc đánh giá đối tượng tác động nên hoặc là không có đối tượng tác động như định trộm tiền trong két sắt của cơ quan nhưng không biết rằng tiền đã được chuyển đi nơi khác, định đâm chết người nhưng lại đâm trúng cái gối giả, hoặc đối tượng tác động không có những đặc tính người phạm tội nghĩ là có như đưa hối lộ nhầm cho người không giữ chức vụ, quyền hạn,Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Người phạm tội đánh giá sai lầm về tính năng, tác dụng của những công cụ, phương tiện mà mình sử dụng, cho rằng chúng sẽ đem lại kết quả như mong muốn nhưng thực tế lại không phải như vậy. Ví dụ bắn người khác để giết họ nhưng đạn không nổ do bị hỏng. Trong khi người phạm tội tin và mong muốn đạn sẽ nổ và gây chết người nhưng thực tế đạn đã không nổ. Một ví dụ khác là A định giết B bằng thuốc độc và đã cho B uống thuốc nhưng B lại không chết vì đó là thuốc giả.

+ Các trường hợp PTCĐ khác là trường hợp chưa đạt do nguyên nhân không liên quan đến phương tiện phạm tội và đối tượng tác động của tội phạm.

Trách nhiệm hình sự khi phạm tội chưa đạt

Từ những phân tích trên, ta thấy rằng nguyên nhân khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của người phạm tội mà là do yếu tố khách quan, yếu tố nằm ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội vẫn muốn thực hiện đến cùng các hành vi để đạt được kết quả là gây tổn hại và xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Do vậy, tuy trên thực tế, PTCĐ tuy chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm hoàn thành nhưng đã phần nào xâm hại trực tiếp đến khách thể hoặc trực tiếp đe dọa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người PTCĐ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.

Theo đó, khoản 1, 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp PTCĐ như sau:

Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, PTCĐ

Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi PTCĐ, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

Đối với trường hợp PTCĐ, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp PTCĐ đối với người dưới 18 tuổi tại khoản 1, 3 Điều 102 như sau:

Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, PTCĐ

Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc PTCĐ theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.

Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi PTCĐ không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.

Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi PTCĐ không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.

Trên đây là bài viết phạm tội chưa đạt của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139