Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là thủ tục đầu tiên doanh nghiệp phải làm khi mới thành lập. Vậy hồ sơ khai thuế cần chuẩn bị bao gồm những gì? Quy trình, thủ tục khai thuế như thế nào? Cùng Luật Trần và Liên danh theo dõi những thông tin thủ tục đăng ký thuế doanh nghiệp mới thành lập trong bài viết dưới đây nhé.
Hướng dẫn kê khai mẫu tờ khai đăng ký thuế (dùng cho tổ chức) theo thủ tục đăng ký thuế doanh nghiệp mới thành lập như thế nào?
Hướng dẫn kê khai mẫu tờ khai đăng ký thuế (dùng cho tổ chức) được quy định tại Phụ lục II kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định người nộp thuế phải tích chọn vào một trong các ô thích hợp trước khi kê khai vào phần thông tin chi tiết, cụ thể như sau:
– “Tổ chức kinh tế”: Người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 tích chọn vào chỉ tiêu này.
– “Tổ chức khác”: Người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 tích chọn vào chỉ tiêu này.
– “Tổ chức được hoàn thuế”: Người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 tích chọn vào chỉ tiêu này. Người nộp thuế chỉ khai các chỉ tiêu: 1, 3, 4,5, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17.
– “Hợp đồng dầu khí”: Người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 7 Điều 7 Thông tư này.
– “Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại chợ biên giới, cửa khẩu”: Người nộp thuế là tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế của khẩu của Việt Nam đăng ký thuế theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư này. Khi tích chọn, người đại diện theo pháp luật kê khai các loại giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 218/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính tại chỉ tiêu 14d và loại hình kinh tế tương ứng tại chỉ tiêu 10.
Thông tin chi tiết gồm:
– Tên người nộp thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên tổ chức theo Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với tổ chức Việt Nam) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).
– Thông tin đại lý thuế: Ghi đầy đủ các thông tin của đại lý thuế trong trường hợp Đại lý thuế ký hợp đồng với người nộp thuế để thực hiện thủ tục đăng ký thuế thay cho người nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
– Địa chỉ trụ sở chính: Ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn, phường/xã/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố của người nộp thuế. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax theo thông tin địa chỉ sau:
+ Địa chỉ trụ sở chính của người nộp thuế là tổ chức.
+ Địa chỉ nơi kinh doanh trong chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ khu kinh tế cửa khẩu đối với người nộp thuế là tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam.
+ Địa chỉ nơi diễn ra hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí đối với hợp đồng dầu khí.
+ Người nộp thuế phải kê khai đầy đủ, chính xác thông tin email. Địa chỉ email này dùng làm tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử.
– Địa chỉ nhận tháng báo thuế: Nếu người nộp thuế là tổ chức có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính tại chỉ tiêu 3 nêu trên thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ.
– Quyết định thành lập:
+ Đối với người nộp thuế là tổ chức có quyết định thành lập: Ghi rõ số quyết định, ngày ban hành quyết định và cơ quan ban hành quyết định.
+ Đối với Hợp đồng dầu khí: Ghi rõ số hợp đồng, ngày ký hợp đồng, để trống phần cơ quan ra quyết định.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp Giấy chứng nhận ĐKKD của nước có chung biên giới với Việt Nam cấp (đối với người nộp thuế là tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam), Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với người nộp thuế là tổ chức của Việt Nam).
Riêng thông tin “cơ quan cấp” Giấy chứng nhận ĐKKD: ghi tên nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận ĐKKD (Lào, Campuchia, Trung Quốc).
– Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo ngành nghề kinh doanh trên Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương dương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với người nộp thuế là tổ chức của Việt Nam) và Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với người nộp thuế là tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hứa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế của khẩu của Việt Nam).
Lưu ý: Chỉ ghi 1 ngành nghề chính thực tế kinh doanh.
– Vốn điều lệ:
+ Đối với người nộp thuế thuộc loại hình Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh: Ghi theo vốn điều lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc nguồn vốn trên Quyết định thành lập (ghi rõ loại tiền, phân loại nguồn vốn theo chủ sở hữu, tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số vốn).
+ Đối với người nộp thuế thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân: Ghi theo vốn đầu tư trên Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (ghi rõ loại tiền).
+ Đối với người nộp thuế là tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam và tổ chức khác: Nếu trên Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận ĐKKD,… có vốn thì ghi, nếu không có vốn thì để trống thông tin này.
– Ngày bắt đầu hoạt động: Kê khai ngày người nộp thuế bắt đầu hoạt động thực tế nếu khác với ngày cấp mã số thuế.
– Loại hình kinh tế: Đánh dấu X vào 1 trong những ô tương ứng.
– Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Đánh dấu X vào một trong hai ô của là độc lập hoặc phụ thuộc. Trường hợp tích chọn ô “độc lập” thì tích chọn vào “có BCTC hợp nhất” nếu thuộc đối tượng phải lập và gửi báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan thuế theo quy định.
– Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch hoặc năm tài chính của người nộp thuế.
– Thông tin về đơn vị chủ quản hoặc đơn vị quản lý trực tiếp: Ghi rõ tên, mã số thuế của đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý người nộp thuế là tổ chức.
– Thông tin người đại diện theo pháp luật/chủ DNTN: Kê khai thông tin chi tiết của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là tổ chức (đối với tổ chức kinh tế và tổ chức khác trừ doanh nghiệp tư nhân) hoặc thông tin của chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Phương pháp tính thuế GTGT: Đánh dấu X vào một trong các ô của chỉ tiêu này.
– Thông tin về các đơn vị có liên quan:
+ Nếu người nộp thuế có công ty con, công ty thành viên thì đánh dấu X vào ô “Có công ty con, công ty thành viên”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các công ty con, công ty thành viên” mẫu số BK01-ĐK-TCT.
+ Nếu người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc thì đánh dấu X vào 6 “Có đơn vị phụ thuộc”, sau đó phải kê khai vào “Bảng kê các đơn vị phụ thuộc” mẫu số BK02-ĐK-TCT.
+ Nếu người nộp thuế có địa điểm kinh doanh, kho hàng phụ thuộc không có chức năng kinh doanh thì đánh dấu X vào ô “Có địa điểm kinh doanh, kho hàng phụ thuộc”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các địa điểm kinh doanh” mẫu số BK03-ĐK-TCT.
+ Nếu người nộp thuế có nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thì đánh dấu X vào ô “Có nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài” mẫu số BK04-ĐK-TCT.
+ Nếu người nộp thuế có nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí thì đánh dấu X vào ô “Có nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí” mẫu số BK05-ĐK-TCT (đối với hợp đồng dầu khí).
– Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, mã số thuế cá nhân, số điện thoại liên lạc, email của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Kế toán trưởng của người nộp thuế.
– Tình trạng trước khi tổ chức lại tổ chức kinh tế (nếu có): Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh tế đăng ký thuế do tổ chức Lại của tổ chức kinh tế trước đó thì đánh dấu X vào một trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và phải ghi rõ mã số thuế đã cấp trước đây của các tổ chức kinh tế bị sáp nhập, bị hợp nhất, bị chia, bị tách.
– Phần người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế ký, ghi rõ họ tên: Người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải ký, ghi rõ họ tên vào phần này.
– Đóng dấu của người nộp thuế:
Trường hợp người nộp thuế có con dấu tại thời điểm đăng ký thuế thì phải đóng dấu vào phần này. Trường hợp người nộp thuế không có con dấu tại thời điểm đăng ký thuế thì chưa phải đóng dấu trên tờ khai thuế. Khi người nộp thuế đến nhận kết quả phải bổ sung việc đóng dấu cho cơ quan thuế.
Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký thuế quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này không có con dấu thì không phải đóng dấu vào phần này.
– Nhân viên đại lý thuế: Trường hợp đại lý thuế kê khai thay cho người nộp thuế thì kê khai vào thông tin này.
Hướng dẫn đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng theo thủ tục đăng ký thuế doanh nghiệp mới thành lập
Đăng ký lần đầu đối với Người nộp thuế (NNT) thực hiện hồ sơ khai thuế qua mạng internet:
Người nộp thuế thực hiện lập hồ sơ đăng ký nộp thuế qua mạng internet gồm: tờ khai đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet theo mẫu. Thông tin kê khai đăng ký bao gồm: mã số thuế đã cấp, tên NNT, thời điểm bắt đầu thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, địa chỉ thư điện tử của NNT, bản sao có công chứng Chứng thư số do tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
Nộp hồ sơ đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của NNT, cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp Thông báo về việc đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet cho NNT.
Tiếp đó, cơ quan thuế thông báo cho NNT số tài khoản iHTKK (là mã đăng nhập cổng thông tin điện tử trên trang thông tin điện tử ngành thuế) và mật khẩu đăng nhập lần đầu qua địa chỉ thư điện tử của NNT.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của công ty Luật chuyên thủ tục đăng ký thuế doanh nghiệp mới thành lập bao gồm các loại tài liệu sau:
Giấy đề nghị hoạt động công ty Luật
Dự thảo điều lệ công ty Luật
Bản sao chứng chỉ hành nghề Luật sư, thẻ Luật sư của Luật sư đứng ra thành lập hoặc thành viên tham gia thành lập công ty Luật
Giấy tờ chứng minh về trụ sở công ty.
Thời hạn giải quyết:
Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Sở tử pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật.
Thông báo cho Đoàn Luật sư về hoạt động của Công ty luật:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Giám đốc Công ty luật phải làm văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho đoàn Luật sư mà mình là thành viên.
Công bố nội dung hoạt động của Công ty Luật:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Công ty Luật phải đăng báo hàng ngày trên các Báo trung ương hoặc Báo địa phương nơi Công ty Luật thành lập hoặc trên các Báo chuyên ngành với nội dung;
Tên của Tổ chức hành nghề Luật sư
Địa chỉ trụ sở của Tổ chức hành nghề Luật sư
Lĩnh vực hành nghề
Họ, tên, địa chỉ, sổ chứng chỉ hành nghề của Luật sư là giám đốc Công ty Luật và thành viên sáng lập khác.
Sổ đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm đăng ký hoạt động.
Đánh giá một công ty luật uy tín chuyên thủ tục đăng ký thuế doanh nghiệp mới thành lập, dựa vào cơ sở nào?
Đội ngũ Luật sư uy tín, có chuyên môn cao, hoạt động lâu năm trong ngành luật
Đây có lẽ là tiêu chí hàng đầu mà khách hàng đề ra khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư, niềm tin của khách hàng sẽ tỷ lệ thuận với mức độ uy tín và chuyên môn của Luật sư.
Nghề Luật là một trong những nghề mang tính đặc thù riêng, do đó bản thân người làm Luật phải được trang bị kiến thức, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao. Để đạt được tiêu chí trở thành một công ty Luật, Văn phòng Luật sư uy tín thì phải sở hữu được một đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế lâu năm trong quá trình hành nghề. Sự uy tín của Luật sư được thể hiện trong quá trình hoạt động và thái độ hành nghề, phải đảm bảo chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc.
Số năm hoạt động của Văn phòng luật sư, hãng luật, công ty luật trong ngành Luật
Một Luật sư có thể mất ít nhất 05 đến 10 năm mới được đánh giá là Luật sư có kinh nghiệm trong một hoặc nhiều lĩnh vực pháp lý nhất đinh. Số năm hoạt động của Luật sư cũng được xem là tiêu chí để đánh giá một Luật sư giỏi.
Cũng vì vậy khi chọn sử dụng dịch vụ văn phòng Luật sư, khách hàng cũng sẽ quan tâm đến thời gian hoạt động của văn phòng, lấy số năm hoạt động để đánh giá phần nào kinh nghiệm của đội ngũ Luật sư ở đó.
Quy mô hoạt động của Văn phòng Luật, công ty luật, hãng luật
Quy mô hoạt động của công ty Luật, Văn phòng Luật sư có thể chia ra thành 03 cấp độ: Lớn, vừa và nhỏ. Việc lựa chọn quy mô hoạt động dựa trên nhiều yếu tố như: Nhân lực, khả năng, kinh nghiệm, nguồn vốn, sở thích …. của chủ Công ty, Trưởng văn phòng Luật sư.
Bản chất hoạt động của Công ty Luật và Văn phòng Luật sư cũng có nhiều điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu mà khách hàng có thể chọn mô hình phù hợp. Nhưng dù là quy mô hoạt động nào, loại hình doanh nghiệp nào thì việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng vẫn phải được đảm bảo một cách tốt nhất và chỉnh chu nhất.
Dựa vào số lượng vụ việc phức tạp đã giải quyết thành công
Khách hàng cũng sẽ quan tâm đến tỷ lệ thành công của những vụ việc tương tự với vụ việc mà mình đang gặp phải. Nếu tỷ lệ các vụ việc này ở mức thành công cao thì khách hàng sẽ dựa vào đó để đặt niềm tin vào tổ chức hành nghề Luật sư. Trong quá trình trao đổi, khách hàng có thể hỏi trực tiếp và Luật sư phải cung cấp thông tin một cách trung thực, số vụ việc giải quyết thành công càng nhiều thì khách hàng sẽ đặt niềm tin càng cao.
Dựa trên những đánh giá của khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ Luật tại văn phòng luật đó
Những đánh giá này thường là đánh giá công khai, thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng về dịch vụ ở nơi đó bằng sự cảm tính và trải nghiệm thực tế, khách hàng có thể tham khảo và rút ra nhận định riêng của mình. Tuy nhiên, những đánh giá này chỉ nên dừng ở mức độ tham khảo, muốn biết được dịch vụ ở Công ty Luật hay Văn phòng Luật sư thì khuyến khích khách hàng nên đến làm việc trực tiếp để tự cảm nhận và đánh giá chính xác hơn.
Luật Trần và Liên danh – Công ty luật uy tín chuyên thủ tục đăng ký thuế doanh nghiệp mới thành lập
Luật Trần và Liên danh được thành lập dựa trên nền tảng các Luật sư giỏi và uy tín, dày dặn kinh nghiệm với hơn 20 năm hành nghề trong các lĩnh vực tư vấn và tranh tụng, giải quyết hàng trăm vụ việc lớn nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với nền tảng là niềm tin của khách hàng, Luật Trần và Liên danh đặt uy tín lên hàng đầu, cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất, nhanh chóng và hiệu quả. Luật Trần và Liên danh được đánh giá là một trong những Văn phòng luật sư uy tín.
Để đáp ứng cho niềm tin của khách hàng, Luật Trần và Liên danh luôn luôn phấn đấu, không ngừng nâng cao chuyên môn, đạo đức hành nghề Luật sư. Đội ngũ Luật sư của Văn phòng đáp ứng được tất cả các điều kiện về trình độ kiến thức, kỹ năng xử lý vụ việc, vụ án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục đăng ký thuế doanh nghiệp mới thành lập của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.