Mẫu phụ lục hợp đồng

mẫu phụ lục hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng không tránh khỏi những lúc muốn bổ sung, thay đổi, sửa chữa Hợp đồng. Khi đó, chúng ta phải lập phụ lục Hợp đồng mới. Sau đây là mẫu phụ lục hợp đồng cơ bản và mới nhất để mọi người tham khảo.

Phụ lục hợp đồng là gì?

* Phụ lục hợp đồng lao động:

Phụ lục hợp đồng lao động được quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

– Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

* Phụ lục hợp đồng dân sự:

Phụ lục hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 103 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.

Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

– Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng dân sự là gì?

* Hợp đồng lao động:

– Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

– Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

+ Công việc và địa điểm làm việc;

+ Thời hạn của hợp đồng lao động;

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

+ Chế độ nâng bậc, nâng lương;

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

* Hợp đồng dân sự:

– Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

– Hợp đồng dân sự có thể có các nội dung sau đây:

+ Đối tượng của hợp đồng;

+ Số lượng, chất lượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc soạn thảo mẫu phụ lục hợp đồng

Soạn thảo phụ lục hợp đồng đảm bảo đúng nguyên tắc luật định sẽ giúp đảm bảo giá trị của phụ lục hợp đồng sau khi ký kết. Các nguyên tắc lập phụ lục hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng

Trong phụ lục hợp đồng, các bên có quyền tự do thỏa thuận thêm các điều khoản liên đến nội dung chính của hợp đồng trước đó.

Ví dụ, bên A và B cùng giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Sau đó, xuất phát từ nhu cầu của hai bên, A và B ký kết thêm phụ lục hợp đồng mô tả những điều kiện chất lượng phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển. Theo đó, những điều khoản trong phụ lục vẫn phù hợp với nội dung của hợp đồng chính.

Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ tại Khoản 2 Điều 403 như sau:

“Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Đối với những điều khoản trong phụ lục có chứa điều khoản trái với nội dung hợp đồng chính thì sẽ được coi như điều khoản trong hợp đồng đã được sửa đổi nếu các bên đều chấp thuận.

Lúc này, những điều khoản ký kết sau trong phụ lục được coi như điều khoản mang tính chất sửa đổi hợp đồng.

Hiệu lực của phụ lục hợp đồng phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng

Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng chính, đồng thời nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng, cho nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.

Điều kiện có hiệu lực của phụ lục hợp đồng, mẫu phụ lục hợp đồng

Điều kiện về nội dung phụ lục hợp đồng

Căn cứ điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung hợp đồng như sau

Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Điều kiện về hình thức của phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng phải lập thành văn bản trong đó

Đánh số thứ tự tăng dần theo mốc thời gian ký kết hoặc phát sinh hiệu lực nếu hợp đồng có nhiều phụ lục.

Việc công chứng, chứng thực phụ lục hợp đồng phải tuân theo quy trình ký kết hợp đồng chính.

mẫu phụ lục hợp đồng
mẫu phụ lục hợp đồng

Các dạng phụ lục hợp đồng, mẫu phụ lục hợp đồng thông dụng

Phụ lục bổ sung thông tin hợp đồng

Đây là dạng phụ lục hợp đồng ghi nhận nội dung chưa có trong hợp đồng kinh tế hoặc các bên thỏa thuận sẽ chi tiết thông tin bằng phụ lục. Nội dung phụ lục buộc phải ghi chi tiết “Bổ sung thông tin ABC/ Quy định chi tiết thỏa thuận về ABC trong điều bao nhiêu của hợp đồng chính”.

Phụ lục sửa đổi nội dung hợp đồng

Đây là dạng phụ lục hợp đồng có nội dung trái với hợp đồng chính nên rất dễ bị vô hiệu hoặc không phát sinh giá trị theo Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy khi giao kết phụ lục hợp đồng cần ghi rõ sửa đổi điều khoản nào, thay thế điều khoản nào của hợp đồng và giá trị áp dụng của phụ lục hợp đồng.

Phụ lục gia hạn thời hạn hợp đồng

Phụ lục gia hạn hợp đồng để xác lập việc các bên thỏa thuận gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng. Khi thời hạn thực hiện được hợp đồng nhiều nội dung hợp đồng có thể thay đổi, người soạn thảo cần bổ sung thêm các thỏa thuận điều chỉnh cả nội dung này của hợp đồng chính.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa thỏa thuận mỗi tháng số lượng hàng hóa mua bán là 1.000 tấn gạo. Khi các bên gia hạn thời hạn hợp đồng thì sẽ làm tăng tổng giá trị hợp đồng mua bán hàng hóa.

Những lưu ý khi lập phụ lục Hợp đồng, mẫu phụ lục hợp đồng

– Về hình thức: Theo quy định ở trên, vì phụ lục Hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng. Do đó, nếu Hợp đồng được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực, phải đăng ký …. thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân theo những quy định như thế.

 Về nội dung: Hiệu lực và nội dung của nó phụ thuộc hoàn toàn vào Hợp đồng nên khi xác lập phụ lục, phải căn cứ vào nội dung của Hợp đồng ban đầu. Theo đó, nội dung của phụ lục vừa không được trái với nội dung của Hợp đồng vừa không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, còn cần phải căn cứ vào đối tượng tham gia ký kết Hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, không được ép buộc, lừa dối và ký kết đúng thẩm quyền, phạm vi.

Sau đây là một mẫu ví dụ về Mẫu Phụ lục Hợp đồng mới nhất.

Mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

(Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng (1) ………………………….ngày …./…./…..)

Hôm nay, ngày … tháng …. năm ……., tại ………………………… Chúng tôi gồm:

BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ………………………………….        Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: …………………… do …………………………. cấp ngày …………………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bà: ………………………………….          Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: …………………… do ……………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………………………….

BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên B) CÔNG TY …………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …………, do Sở Kế hoạch và Đầu tư ………..……….. cấp, đăng ký lần đầu ngày …………. đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày…………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………….…………….

Đại diện bởi ông/bà: …………………. Chức vụ: ……………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do …………………….. cấp ngày ………………..

Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục hợp đồng này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng ……………. ký ngày …./…../….. (Sau đây gọi là Hợp đồng ………………) như sau:

Điều 1: Sửa đổi vào Khoản … Điều ….. của Hợp đồng …… như sau:

Từ: “………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….”

Thành: “……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….”

Điều 2: Các nội dung khác của Hợp đồng ………………….. ngày …/…/…… giữ nguyên, không thay đổi như Hợp đồng ………………………….

Điều 3: Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng …………………………….. mà hai bên đã ký kết ngày…./…./…..

Hai bên đã đọc lại Phụ lục Hợp đồng này, đều thống nhất và ký/đóng dấu vào Phụ lục này để làm bằng chứng.

Phụ lục Hợp đồng được lập thành ……(……)  bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản làm bằng chứng.

BÊN A                                                                                    BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                     (Ký, đóng dấu)

Những ghi chú trong quá trình soạn thảo phụ lục hợp đồng

(1) Thường Hợp đồng có rất nhiều loại Hợp đồng như: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng hợp tác, hợp đồng góp vốn, Hợp đồng thế chấp… Ở đây nên ghi rõ tên Hợp đồng, số Hợp đồng (nếu có) và ngày tháng lập Hợp đồng.

Ví dụ: Hợp đồng kinh tế số 123/HĐKT ngày 01/01/2019 giữa Công ty A và Công ty B.

(2) Căn cứ vào tên Hợp đồng cũng như mục đích của Hợp đồng để ghi rõ, cụ thể các bên giao kết.

Ví dụ: Nếu là Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất thì Bên A sẽ là Bên thế chấp, bên B sẽ là bên nhận thế chấp.

Ngoài ra, còn căn cứ vào chủ thể giao kết Hợp đồng để liệt kê cho chính xác. Cụ thể:

– Nếu chủ thể giao kết là cá nhân thì ghi các nội dung: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …

– Nếu chủ thể giao kết là tổ chức, pháp nhân thì phải ghi rõ thông tin của pháp nhân đó trên Giấy đăng ký kinh doanh (Mã số kinh doanh, cơ quan cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở, người đại diện…) kèm thông tin về người đại diện.

(3) Những nội dung chính của Phụ lục Hợp đồng này.

– Nếu sửa đổi, bổ sung thì ghi rõ trước khi sửa đổi là gì và sau khi sửa đổi thành gì.

– Nếu hủy bỏ điều khoản nào thì cũng ghi rõ là bỏ khoản…. điều…. của Hợp đồng…..

Trên đây là bài viết mẫu phụ lục hợp đồng của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139