Mã ngành nghề kinh doanh

mã ngành nghề kinh doanh

Mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp được quy định như thế nào theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mới nhất? Cách tra cứu và thủ tục bổ sung (thay đổi) ngành nghề kinh doanh gồm các bước nào? Qua bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành

Chủ doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành, trong đó:

Đối với công ty thành lập trước 10/2018 có ngành nghề kinh doanh ghi nhận theo hệ thống mã ngành cũ phải đăng ký cập nhật lại mã ngành mới – Khi chưa cập nhật doanh nghiệp vào cổng thông tin quốc gia sẽ thấy hệ thống note đỏ các ngành nghề kinh doanh có mã ngành cũ.

Đối với doanh nghiệp hiện nay đang dự kiến thành lập thì phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã nêu. Đây cũng là lý do người soạn hồ sơ thành lập công ty phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống.

Khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh các bạn có thể gặp một số vướng mắc như:

Một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết trong mã ngành như: Buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, buôn bán thiết bị ngành dầu khí, .

Một số ngành nghề phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh do mã ngành cấp 4 khá chung chung.

Một số ngành nghề kinh doanh ghi theo chứng chỉ hành nghề, giấy phép con nên không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.

Công ty vốn nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khó áp ngành nghề vì mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO.

Cách ghi ngành nghề kinh doanh công ty sao cho chuyên nghiệp?

Ngành nghề luôn giúp đối tác xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp do đó ghi ngành nghề kinh doanh khoa học sẽ giúp đối tác đánh giá doanh nghiệp tốt hơn. Một số lưu ý khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh bao gồm

Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực nào thì ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty bạn cần đẩy các ngành nghề liên quan lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết.

Doanh nghiệp nên xác định rõ các loại giấy phép con cần xin như về website, an ninh trật tự,… để đăng ký đủ các ngành nghề cần có khi xin giấy phép con.

Doanh nghiệp không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề nhìn sẽ rối mắt bởi theo thủ tục đăng ký kinh doanh online bạn có thể ngồi nhà mà vẫn thực hiện được thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Danh sách ngành nghề kinh doanh công ty sẽ được hiển thị đúng theo nội dung khai báo trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nên người lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần tính toán và sắp xếp trước khi khai nộp hồ sơ.

Thông thường do ngành nghề kinh doanh không còn hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nữa nên ít doanh nghiệp quá quan tâm đến nội dung này.

Tuy nhiên đó không phải là toàn bộ chủ doanh nghiệp, Quý vị có thể yên tâm với một bộ ngành nghề kinh doanh ưng ý khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Luật Trần và Liên Danh.

Mã ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp có tác dụng gì?

Ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Đối với vai trò giới thiệu công ty thì thì ngành nghề kinh doanh chính giúp đối tác nhận biết lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhanh và tốt hơn.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh chính sai có sao không?

Theo kinh nghiệm của Luật sư thì việc ghi nhận ngành nghề kinh doanh chinh sai không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra với sự cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường mô hình doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề đang dần phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn khi thực hiện thủ tục mở công ty.

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh chính

Trong phần thông tin thuế trên bản giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo thay đổi nổi dung đăng ký doanh nghiệp luôn có mục ngành nghề kinh doanh chính ở gần cuối.

Lựa chọn ngành nghề nào là ngành chính thì bạn điền vào. Sau khi Phòng đăng ký kinh doanh thông qua nội dung doanh nghiệp đề xuất thì ngành nghề kinh doanh chính cũng được điều chỉnh cập nhật theo.

Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp 

Nguyên tắc đăng ký mã ngành kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp hay thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định trong 4 trường hợp sau:

Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

Phải đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó mới bổ sung mã ngành nghề cấp 5 theo quy định của pháp luật (nếu có);

Trường hợp muốn ghi chi tiết hơn mã ngành kinh doanh cấp 4: Chọn một ngành nghề kinh doanh cấp 4 rồi ghi chi tiết bên dưới các ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành, mã ngành cấp 4 đó.

Ví dụ: Đăng ký ngành nghề bán buôn vải
Mã ngành nghề 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
Chi tiết: Bán buôn vải.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Ghi theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

Ví dụ: Mã ngành 4321: Lắp đặt hệ thống điện

Ngành, nghề đầu tư không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (văn bản pháp luật khác quy định)

Ghi chi tiết ngành nghề theo văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

Ví dụ: Muốn kinh doanh thiết bị, vật tư PCCC (ngành nghề này được quy định tại điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP):

+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
+ Chi tiết: Bán buôn phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

Ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam (chưa được quy định trong văn bản khác)

Vẫn được đăng ký kinh doanh nếu không nằm trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh;

Được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia, gửi văn bản thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới.

Lưu ý trường hợp 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh

Kinh doanh các chất ma túy;

Mua, bán kinh doanh các loại khoáng vật, hóa chất;

Mua, bán mẫu vật các loài hoang dã, thủy sản nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;

Hoạt động liên quan đến con người như: Mua, bán người, bào thai, các bộ phận cơ thể người, liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Kinh doanh mại dâm;

Kinh doanh pháo nổ;

Dịch vụ đòi nợ.

mã ngành nghề kinh doanh
mã ngành nghề kinh doanh

Lưu ý cập nhật mã ngành kinh tế việt nam mới nhất

Cập nhật mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh tế mới quy định

Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh trước ngày 20/08/2018:

Không bắt buộc cập nhật lại ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mới;

Trong trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc đổi giấy chứng nhận đăng ký cần cập nhật theo mã ngành kinh tế mới.

Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 20/08/2018, bắt buộc đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.

Lưu ý: Để tránh trường hợp phát sinh vấn đề gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh sau này, cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn khuyến khích doanh nghiệp nên cập nhật, thay đổi mã ngành nghề theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mới nhất. 

Đặc biệt, khi mới thành lập doanh nghiệp nhiều trường hợp đăng ký thiếu ngành nghề sẽ không được hoạt động ngành nghề đó (dù có liên quan mật thiết đến ngành nghề đã đăng ký trước). Lúc này, cần làm thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh.

Thủ tục bổ sung (mã) ngành nghề kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày (tính từ ngày có sự thay đổi), doanh nghiệp cần thông báo bổ sung hay thay đổi ngành nghề;

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh hay thay đổi mã ngành nghề, gồm: 

+ Thông báo thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh (theo quy định tại mẫu phụ lục II-1 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
+ Quyết định và bản sao biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên), hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh) hoặc của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thay người đại diện theo pháp luật thì cần có văn bản ủy quyền;
+ Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư (nơi công ty đặt trụ sở chính), thời hạn giải quyết trong 3 ngày tính từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ.

Ngoài cách đăng ký trực tiếp, bạn có thể đăng ký thay đổi, bổ sung mã ngành nghề kinh doanh qua mạng theo 2 cách: 

Cách 1: Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh;

Cách 2: Sử dụng chữ ký số (token)

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 

3 cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh gồm:

Cách 1: Tra cứu trực tiếp tại phụ lục được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;

Cách 2: Tra cứu thủ công qua Cổng thông tin quốc gia;

Cách 3: Tra mã ngành nghề online, chính xác tại tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của Anpha.

Ví dụ: Tra mã ngành bán buôn chuyên doanh khác, bạn thực hiện theo 1 trong 2 cách:

Nhập tên ngành nghề kinh doanh vào ô “Tra cứu”;

Hoặc nhập mã ngành 4669 vào ô “Tìm nhanh” trong “Bảng hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam”.

Câu hỏi thường gặp về mã ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Hiện nay, luật chưa có đưa ra khái niệm cụ thể về ngành nghề kinh doanh là gì. Nhưng có thể hiểu, là những ngành nghề được chủ sở hữu, thành viên sáng lập xác định từ mục đích thành lập và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bao gồm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.

Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Mã ngành kinh tế là dãy ký tự được mã hóa, theo bảng chữ cái hoặc bằng số nhằm thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Vì vậy, khi đăng ký mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi nghề đó theo quy định của pháp luật.

Đăng ký doanh nghiệp (kinh doanh) là gì?

Là việc đăng ký thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh về doanh nghiệp dự kiến thành lập, đăng ký những thay đổi ngành nghề kinh doanh, tên, địa chỉ trụ sở… đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh và các thông báo, nghĩa vụ đăng ký khác theo quy định. Thông tin đăng ký được lưu vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Mã ngành cấp 4 là gì?

Mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được mã hóa bằng 4 số theo sau mã ngành cấp 3 tương ứng, danh mục mã ngành cấp 4 gồm 486 ngành.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Là ngành nghề khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định (vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng).

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Là văn bản (bằng giấy hoặc điện tử) do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, ghi lại những thông tin đăng ký của doanh nghiệp. 

Trên đây là bài viết mã ngành nghề kinh doanh của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139