Mẫu kháng nghị phúc thẩm hình sự

mẫu kháng nghị phúc thẩm hình sự
Kháng nghị phúc thẩm hình sự là gì? Các quy định liên quan đến kháng nghị phúc thẩm hình sự, mẫu kháng nghị phúc thẩm hình sự… chi tiết tham khảo những quy định Luật Trần và Liên Danh nêu trong bài viết dưới đây.

1. Đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự

Căn cứ Điều 330, Điều 336 BLTTHS 2015 thì đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự là các bản án, quyết định hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể các quyết định sơ thẩm có thể bị kháng nghị bao gồm: Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Ngoài ra, Điều 363, khoản 2 Điều 453 BLTTHS năm 2015 còn quy định các bản án, quyết định trong những trường hợp sau có thể bị kháng nghị phúc thẩm: Bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị hay đối với quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh vẫn có hiệu lực thi hành mặc dù có kháng nghị.

2. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự

Điều 336 BLTTHS năm 2015 quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”, đồng thời điểm k khoản 3 Điều 3 và điểm d khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án khi phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

Theo Điều 41 BLTTHS năm 2015 thì người có thẩm quyền quyết định việc kháng nghị phúc thẩm là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp. Điều 32 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao); 

Điều 36 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) quy định: Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có quyền kháng nghị đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm (nay là Viện kiểm sát nhân dân cấp cao) kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định: “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…”

3. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định cụ thể căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm, Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (khoản 1 Điều 33 Quy chế 960; khoản 1 Điều 37 Quy chế 505) hướng dẫn căn cứ để kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm như sau:

– Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;

– Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;

– Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của BLHS, BLDS và các văn bản pháp luật khác;

– Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Khoản 1 Điều 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định chung về căn cứ kháng nghị đối với bản án, quyết định là trong trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị.

4. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự

Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự đối với bản án và quyết định sơ thẩm được quy định tại Điều 337 BLTTHS năm 2015, cụ thể: Đối với bản án sơ thẩm, thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với quyết định sơ thẩm, thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

Để thống nhất nhận thức và áp dụng pháp luật trong thực tế, Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về cách tính thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị, tại tiểu mục 4.1 mục 4 phần I Nghị quyết số 05 quy định: Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định, ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định và thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị là ngày cuối cùng của thời hạn, nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó.

mẫu kháng nghị phúc thẩm hình sự
mẫu kháng nghị phúc thẩm hình sự

5. Thời gian xét xử phúc thẩm

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 346 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

6. Tính chất của xét xử phúc thẩm

1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Mẫu kháng nghị phúc thẩm hình sự

Mẫu số 15/XP Theo QĐ số 505/QĐ-VKSTC ngày 18 tháng 12 năm 2017

 

VIỆN KIỂM SÁT[1] ………

[2]……………………………………

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

   

Số:          /QĐ-VKS[3]…….

………,  ngày……..tháng……..năm 20……..

QUYẾT ĐỊNH KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM  

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT2………………………..………..                                             

Căn cứ các điều 41, 336 và 338 Bộ luật Tố tụng hình sự;

Xét Bản án (hoặc Quyết định) hình sự sơ thẩm số …… ngày …….tháng ……. năm………của Tòa án8…………… đã xét xử bị cáo9……………………………..  ; sinh ngày ……. tháng …….  tháng ……. năm ……….;  trình độ văn hóa……….; nghề nghiệp……….……; quốc tịch  …………….; dân tộc ….…………; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú …………………; nơi ở[4]…………………………….…………; tiền án, tiền sự…………………………; bị bắt, tạm giữ hoặc tạm giam ngày (nếu có)10………..; về tội (hoặc các tội)………………………… …………..……………… quy định tại điểm………. khoản………. Điều…….. Bộ luật Hình sự,

NHẬN THẤY:

+ Tóm tắt nội dung vụ án

+ Nêu quyết định của Bản án (hoặc Quyết định) hình sự sơ thẩm.

(Nếu vụ án có nhiều bị cáo, phạm nhiều tội hoặc có nhiều hành vi phạm tội thì phần đánh giá, nhận xét này chỉ nêu những nội dung của Bản án (hoặc Quyết định) hình sự sơ thẩm bị kháng nghị.)

XÉT THẤY:

(Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật của Bản án (hoặc Quyết định)  hình sự sơ thẩm bị kháng nghị; ghi rõ căn cứ vào điểm, khoản, Điều nào của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan để kháng nghị) …………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….………………………………………………

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH: 

1. Kháng nghị Bản án (hoặc Quyết định) hình sự sơ thẩm số …… ngày …….…tháng …….năm …… của Tòa án ……………………… (Nếu kháng nghị toàn bộ Bản án (hoặc Quyết định) hình sự sơ thẩm. Trường hợp kháng nghị một phần Bản án (hoặc Quyết định) hình sự sơ thẩm thì nêu rõ kháng nghị phần nào: tội danh, hình phạt hay mức bồi thường thiệt hại…… của Bản án (hoặc Quyết định) hình sự sơ thẩm số …… ngày ….…tháng …….năm …… của Tòa án ……………).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Đề nghị Tòa án…………………xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng………….(ví dụ: tăng hình phạt đối với bị cáo; cho bị cáo hưởng án treo, tăng hay giảm bồi thường thiệt hại………….)./.

Nơi nhận:

– Tòa án8…………………………………………;

– Bị cáo;

– Những người liên quan đến việc kháng nghị (nếu có);

– Viện kiểm sát11 ………………………………..;

– Lưu: hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát, Văn phòng.

VIỆN TRƯỞNG7

(Ký tên, đóng dấu)

 

[1] Viện kiểm sát chủ quản cấp trên trực tiếp

[2] Viện kiểm sát (hoặc đơn vị) ban hành

[3] Viết tắt cơ quan (hoặc đơn vị) ban hành

[4] Nếu nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở như nhau thì chỉ ghi là “nơi cư trú”. Nếu là pháp nhân thương mại thì ghi địa chỉ nơi có trụ sở chính của pháp nhân thương mại.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự và mẫu kháng nghị phúc thẩm hình sự, nếu có thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139