Thủ tục giám đốc thẩm bản án

Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự tại Quảng Bình

Thủ tục xét xử giám đốc thẩm là các bước, các việc phải làm để xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có sai lầm, ví phạm pháp luật trong quá trình xử lí vụ án. Dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm bản án.

Giám đốc thẩm là gì

Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng hình sự, trong đó toà án có thẩm quyền xét lại những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Phương châm chính của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm là chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội nhưng trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy vì những lí do khác nhau nên vẫn còn tình trạng oan, sai, để lọt tội phạm hoặc người phạm tội; quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Do vậy, để sửa chữa những sai sót và vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó trong những bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật tố tụng hình sự) đã dành một phần quy định về thủ tục xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trong đó có thủ tục giám đốc thẩm tại Chương XXV gồm 27 điều (từ Điều 370 đến Điều 396).

về nguyên tắc, bản án và quyết định của toà án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và được đưa ra thi hành.1 Tuy nhiên, nếu bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt nếu làm oan người vô tội thì phải có cơ chế để khắc phục. Để bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật cũng như tính hợp pháp trong những bản án, quyết định của toà án, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nếu bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thể hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì phải được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Giám đốc thẩm là một thủ tục có đặc thù riêng so với xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Tính chất của giám đốc thẩm không phải là hoạt động xét xử vụ án mà là hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án. Điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 xác định rõ:

“Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị khảng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.

Kháng nghị giám đốc thẩm là gì

Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.”. Kháng nghị có thể được thực hiện bằng một trong ba thủ tục: Kháng nghị phúc thẩm, kháng nghị tái thẩm hoặc kháng nghị giám đốc thẩm.

Có thể hiểu: Kháng nghị giám đốc thẩm là hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền nhà nước thể hiện việc phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ kháng nghị theo quy định.

Quyết định giám đốc thẩm là gì

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bao gồm:

– Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

– Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự

Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ

  • Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra; truy tố; xét xử dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.
  • Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật

Những đối tượng có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu trong trường hợp họ xét thấy bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc các Tòa án khác đã có hiệu lực pháp luật có sự vi phạm pháp luật hoặc ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, ngoại trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Đối với những bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vu vực, Tòa án quân sự cấp quân khu, thẩm quyền kháng nghị thuộc về Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

– Xét thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp cao.

Khi có căn cứ cho rằng có yếu tố vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, bên có quyền liên quan có thể thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Hình thức thông báo có thể là thông báo trực tiếp cho người có thẩm quyền hoặc thông báo bằng văn bản. Pháp luật cũng quy định nếu bên thông báo là cá nhân thì phải kí tên hoặc điểm chỉ vào văn bản thông báo, nếu là cơ quan, tổ chức thì văn bản thông báo phải có chữ kí và con dấu của Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Nội dung chính văn bản thông báo phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 374 Bộ luật này.

Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm vào sổ nhận thông báo khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu người thông báo nộp văn bản thông báo kèm theo cả những thông tin, tài liệu, chứng cứ hợp pháp có liên quan, Tòa án, Viện kiểm sát cũng phải lập biên bản thu giữ theo quy định của pháp luật.

Tòa án nhân dân cấp Tỉnh tiến hành kiểm tra bản án, quyết định này để xác minh, kiểm tra các yếu tố vi phạm pháp luật và đề xuất kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị. Khi phát hiện thấy có yếu tố vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành thông báo ngay cho người có thẩm quyền kháng nghị, nội dung thông báo này phải được lập thành văn bản đồng thời cũng thông báo cho người đã kiến nghị biết.

Nếu Tòa án đang giữ hồ sơ nhận được yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án của phía Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị thông qua văn bản, thì trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đó phải có nghĩa vụ chuyển hồ sơ vụ án cho bên yêu cầu.

Người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi xét thấy các cứ chứng minh việc vi phạm pháp luật là đúng, phù hợp với quy định của pháp luật.

Thủ tục giám đốc thẩm bản án
thủ tục giám đốc thẩm bản án

Mẫu đơn giám đốc thẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                              ……, ngày….. tháng …… năm……

­­­­­­ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Đối với Bản án (Quyết định) 1) số ngày tháng năm
của Tòa án nhân dân………………….

Kính gửi:(2)………………………………………………………………..

Họ tên người đề nghị:(3)……………………………………………………………………..

Địa chỉ:(4)…………………………………………………………………………………………..

Là:(5) …………………………………trong vụ án về……………………………………………….

Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do đề nghị:(7)…………………………………………………………………………………

Yêu cầu của người đề nghị:(8)……………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………..

                                                                   NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

Hướng dẫn soạn đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm mới nhất

(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó

Ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện

(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn

Ví dụ: là nguyên đơn

(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị

Ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn

Ví dụ:

  • Bản sao Bản án số…;
  • Bản sao Chứng minh nhân dân….
  • Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..

(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.

Dịch vụ soạn thảo đơn đề nghị giám đốc thẩm

Dịch vụ soạn đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm là một trong những dịch vụ pháp lý do Luật Trần và Liên Danh cung cấp hướng tới đối tượng khách hàng là đương sự trong các vụ án, vụ việc đã được tòa án giải quyết nhưng không đồng tình với kết quả đó, muốn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong quá trình soạn đơn.

Khi sử dụng dịch vụ soạn đơn của Luật Trần và Liên Danh mọi khó khăn vướng mắc mà khách hàng gặp phải trong quá trình soạn đơn sẽ được giải quyết, khách hàng sẽ được nhận kết quả là một văn bản hoàn chỉnh để có thể đi nộp tại các cơ quan có thẩm quyền.

Vì sao nên sử dụng dịch vụ soạn đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm: 

Đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm là văn bản rất quan trọng để qua đó đương sự có thể trình bày được mong muốn, nguyện vọng của mình cũng như các căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Quá trình giải quyết một vụ án vốn dĩ đã rất phức tạp và phải vận dụng nhiều quy định của pháp luật.

Do đó, nếu bạn không phải là người công tác trong lĩnh vực pháp luật thì sẽ mất rất nhiều thời gian đề nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu quy định của pháp luật cũng chưa chắc rằng đơn mà bạn soạn đã chính xác và phù hợp với quy định cũng như đủ sức thuyết phục được cá cơ quan có thẩm quyền.

Bởi việc soạn thảo đơn thư không chỉ đòi hỏi người soạn thảo phải có kiến thức mà cần phải có cả kỹ năng trình bày vấn đề, triển khai vấn đề, nêu luận điểm, trích dẫn căn cứ… mà những điều đó thì Luật sư, chuyên viên của các công ty Luật là những người có nhiều kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình làm việc.

Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ soạn đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm là rất cần thiết, giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu quy định pháp luật mà vẫn đơn vẫn được soạn đúng và đủ, đạt hiệu quả cao, có thính thuyết phục đối với cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn.

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ soạn đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty luật để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách nhanh chóng và tận tình nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139