Kinh doanh phòng khám

kinh doanh phòng khám

Nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con người ngày một tăng cao, từ đó các dịch vụ khám và trị bệnh cũng đã được hoàn thiện và phát triển để phục vụ con người. Tuy nhiên để có thể lam giấy phép kinh doanh phòng khám bạn cần thực hiện nhiều thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh xin hướng dẫn các bước làm thủ tục kinh doanh phòng khám như sau:

Điều kiện để hộ kinh doanh được mở phòng khám

Pháp luật quy định để kinh doanh phòng khám, chủ phòng khám phải được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có giấy phép hoạt động phòng khám mới được tiến hành hoạt động. Như vậy, chủ phòng khám phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại UBND cấp huyện trước khi xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám. Các điều kiện cụ thể chúng tôi tư vấn cụ thể dưới đây.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự

Luật khám, chữa bệnh quy định các hình thức khám, chữa bệnh bao gồm: phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh; nha khoa; dịch vụ khám, chữa bệnh tại nhà; dịch vụ kính thuốc… Mỗi loại hình phòng khám pháp luật có quy định khác nhau về các điều kiện cụ thể.

Đối với phòng khám chuyên khoa, hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

–  Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);

–  Quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

–  Chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề;

–  Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu);

–  Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu);

–  Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

–  Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của Phòng khám đa khoa;

–  Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Điều kiện cơ sở vật chất:

– Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

+ Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông).

Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2; Phòng khám, điều trị HIV/AIDS phải có diện tích ít nhất là 18 m2 (không bao gồm khu vực chờ khám), được chia thành hai buồng thực hiện chức năng khám bệnh và tư vấn cho người bệnh.

–  Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

+ Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình thì phòng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện bó bột thì phòng bó bột phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện vận động trị liệu thì phòng vận động trị liệu phải có diện tích ít nhất là 20 m2;

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

–  Trường hợp phòng khám, điều trị HIV/AIDS có cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) phải có nơi bảo quản và cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

–  Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.

–  Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.

–  Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

Về nhân sự:

–  Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

+ Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

–  Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Lưu ý: Số lượng lao động của hộ kinh doanh là dưới 10 lao động. Nên trong trường hợp mở phòng khám dưới hình thức hộ kinh doanh thì cần lưu ý về điểm này.

kinh doanh phòng khám
kinh doanh phòng khám

Quy định về thủ tục cấp phép phòng khám, chữa bệnh?

Thưa luật sư, Cho em hỏi luật nào quy định bộ phận y tế trong doanh nghiệp chỉ được cấp phát thuốc thông thường mà không được dùng thuốc tiêm, truyền? – Công ty em hiện có 1300 công nhân có bộ phận y tế gồm 1 y sỹ, 2 điều dưỡng vậy có cần có giấy phép hoạt động không ạ?

Em cảm ơn ạ!

Luật sư phân tích:

​Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh xin giải đáp thắc mắc của khách hàng về thủ tục, điều kiện cấp giấy phép phòng khám của đơn vị, tổ chức.

Theo thông tin bạn cung cấp, thì bộ phận y tế của công ty bạn có hoạt động cấp phát thuốc, ngoài ra, không cung cấp thông tin gì thêm về hoạt động thăm khám, chữa bệnh. Viêc khám bệnh, chữa bệnh được giải thích gồm các hoạt động sau:

– Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.

– Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Bạn tham khảo, y sỹ và điều dưỡng có một trong các hoạt động trong việc khám bệnh, chữa bệnh trên hay không, nếu có có thì buộc phải tổ chức bộ phận y tế theo hình thức của cơ sở khám chữa bệnh dưới đây:

Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải hoạt động dưới các hình thức tổ chức sau:

“Điều 3. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

“1. Tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phải theo các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

  1. a) Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
  2. b) Cơ sở giám định y khoa;
  3. c) Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ gia đình, phòng chẩn trị y học cổ truyền và bệnh xá;
  4. d) Nhà hộ sinh;

đ) Cơ sở chẩn đoán bao gồm phòng chẩn đoán hình ảnh và phòng xét nghiệm;

  1. e) Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả;
  2. g) Trạm y tế cấp xã; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức.
  3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này. “

Điều 37. Thông tư 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn về cơ sở y tế của cơ quan, tổ chức

“1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức quy định tại Điều 24, 25 và 36 Thông tư này.”

Bộ phận y tế của công ty bạn phải lựa chọn một trong các loại hình tổ chức tại Điều 24, 25, 36 của Thông tư 41/2015/TT-BYT của Bộ Y tế sửa đổi bổ sung thông tư 41/2011/TT-BYT gồm các loại hình phòng khám đa khoa, chuyên khoa hoặc mô hình trạm xá, trạm y tế xã và xin giấy phép hoạt động của Giám đốc Sở Y tế cấp, nếu đủ các điều kiện của loại hình tổ chức đó và y sỹ phải đáp ứng được điều kiện chuyên môn và được cấp chứng chỉ hành nghề y theo chuyên môn của mình. Bạn cung cấp, đơn vị bạn chỉ có một y sỹ, hai điều dưỡng thì mô hình lựa chọn thích hợp là trạm xá.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua tổng đài. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139