Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Thủ tục đăng ký Địa điểm kinh doanh

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển không chỉ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, một khu vực mà mong muốn mở rộng thêm Chi nhánh ra nhiều quốc gia và vươn cánh tay ra toàn thế giới. Các doanh nghiệp này khi muốn mở thêm Chi nhánh để thực hiện hoạt động kinh doanh tại quốc gia khác nhau cần phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại. Đối với các thương nhân nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, việc thành lập Chi nhánh cần có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và mỗi thương nhân nước ngoài chỉ được thành lập tối đa 1 Chi nhánh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 25/01/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thay thế Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định 07/2016/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/03/2016.

Luật Thương Mại 2005 Điều 3 khoản 7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chi nhánh được Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh, tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam, giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh chính là một mô hình thu nhỏ của doanh nghiệp tại bất kỳ nơi nào có địa chỉ của chi nhánh. Thay vì phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì rất nhiều công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam để giảm bớt các thủ tục hành chính mà hoạt động vẫn hiệu quả. Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để thành lập chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam thì doanh nghiệp nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:

Một là, thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

Hai là, thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký; thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Ba là, trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

Bốn là, nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh công ty nước ngoài

– Về quyền của chinh nhánh (Điều 19 Luật Thương mại 2005)

+ Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

+  Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+  Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.

+ Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

+  Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+  Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Về nghĩa vụ của chi nhánh (Điều 20 Luật Thương mại 2005)

+ Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.

+  Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định những trường hợp không cấp Giấy phép lập Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Thứ nhất, không đáp ứng được các quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP nêu trên.

Thứ hai, thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

Thứ tư, việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

Thứ năm, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thành lập thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Các công ty nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam một cách hợp pháp trước khi tiến hành hoạt động phải đăng ký hoạt động chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Bộ Công Thương (Khoản 2 Điều 6 Nghị định 07/2016/NĐ-CP).

Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài
thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Những lưu ý khi thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Việc thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tuân thủ các điều kiện, quy định pháp luật việt nam. Do vậy, cần lưu ý một số nội dung sau:

Thứ nhất, tên chi nhánh công ty nước ngoài (Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP), xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

–   Tên Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

–  Tên Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh.

– Tên Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Chi nhánh. Tên Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Chi nhánh phát hành.

 Thứ hai, trụ sở của Chi nhánh công ty nước ngoài (Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

– Địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.

Thứ ba, về người đứng đầu Chi nhánh (Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

–  Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền. Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

– Người đứng đầu Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

– Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

– Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau: Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác; Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài; Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh; Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh cụ thể: Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.

Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép (Bộ Công thương).Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh

Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Điều kiện người đứng đầu Chi nhánh

  1. Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  2. Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền,  Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
  3. Người đứng đầu Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại điểm 3 nêu trên người đứng đầu Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Chi nhánh trở lại làm việc tại Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
  5. Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu  Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
  6. Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
    • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
    • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
    • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Thương nhân nộp hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam tại Bộ Công Thương.

Công bố thông tin về Chi nhánh

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;
  2. Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
  3. Người đứng đầu  Chi nhánh;
  4. Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép;
  5. Nội dung hoạt động của Chi nhánh;
  6. Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139