Kế toán kiểm toán

kế toán kiểm toán

Kế toán và kiểm toán là hai công việc khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Đồng thời giữa chúng cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Do đó rất nhiều người hay nhầm lẫn hai công việc này. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu đầy đủ kế toán là gì, kiểm toán là gì và cách phân biệt kế toán kiểm toán qua bài viết sau.

Kế toán, kiểm toán là gì?

Để phân biệt được kế toán và kiểm toán, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm của chúng nhé.

Khái niệm kế toán

Kế toán là quá trình ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế toán giữ vai trò rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng đến việc quản lý kinh tế tại từng doanh nghiệp cho đến toàn bộ nền kinh tế.

Kế toán được chia thành hai loại kế toán công và kế toán doanh nghiệp. Trong đó, kế toán công là công tác kế toán tại các đơn vị không hoạt động vì mục đích kinh doanh hay lợi nhuận. Còn kế toán doanh nghiệp là hình thức kế toán tại các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động với mục đích kinh doanh.

Khái niệm kiểm toán

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các thông tin tài chính nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập từ trước. 

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản, kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực các dữ liệu trên báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Thông qua kết quả kiểm tra, đội ngũ kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Hoạt động kiểm toán sẽ do các kiểm toán viên phụ trách. Các kiểm toán viên sẽ sử dụng một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng, bao gồm đối chiếu, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê và thử nghiệm để xác minh tính đúng đắn và hợp pháp của các số liệu được thể hiện trên báo cáo tài chính.

Có nhiều cách khác nhau để phân loại kiểm toán. Nếu phân loại theo đối tượng và lĩnh vực sẽ bao gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu phân loại theo chủ thể sẽ có kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

Những công việc của kiểm toán

Có thể có nhiều cách phân loại và nhiều hình thức kiểm toán khác nhau. Tuy nhiên, công việc của kiểm toán viên thường bao gồm:

Thứ nhất, lập kế hoạch kiểm toán

Đây là bước rất quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Thông qua bước này, các kiểm toán viên sẽ có định hướng thực hiện công việc cụ thể.

Với một kế hoạch kiểm toán tốt, mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, kiểm toán viên cũng dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh bất ngờ hơn.

Thứ hai, xây dựng chương trình kiểm toán

Đây cũng là việc quan trọng mà mỗi kiểm toán viên cần thực hiện. Với một chương trình kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên sẽ thực hiện mọi việc chặt chẽ và chính xác hơn.

Nếu muốn xây dựng một chương trình kiểm toán hiệu quả, kiểm toán viên cần xác định được số lượng và thứ tự các công việc cần thực hiện từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành việc kiểm toán.

Thứ ba, thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán

Đây được xem là công việc quan trọng nhất trong quá trình kiểm toán. Cụ thể, kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toán phổ biến sau:

– Kiểm toán cân đối: là phương pháp vận dụng tính cân đối của kế toán để kiểm tra.

– Đối chiếu trực tiếp: kiểm toán viên sẽ đối chiếu một chỉ tiêu dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau.

– Đối chiếu logic: nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.

– Điều tra: sử dụng những cách thức khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.

– Trắc nghiệm: tái diễn các hoạt động nghiệp vụ nhằm xác minh kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.

Thứ tư, ghi chép

Kiểm toán viên cần ghi chép lại tất cả các thông tin họ thu thập được. Đây chính là bằng chứng khách quan giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán.

Thứ năm, kết luận và báo cáo

Sau quá trình thu thập, kiểm tra và phân tích, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về tính đúng đắn và hợp pháp của báo cáo tài chính. Các kết luận này sẽ được lập thành biên bản hoặc báo cáo kiểm toán.

Để có thể đưa ra kết luận chính xác, kiểm toán viên cần cân nhắc kỹ lưỡng các điểm sau:

– Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến.

– Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.

– Đánh giá tính liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Thư giải trình từ Ban giám đốc.

Phân biệt kiểm toán và kế toán

Kế toán và kiểm toán đều thuộc cùng một lĩnh vực. Vì vậy rất nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này. 

Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào những điểm sau để phân biệt được kế toán và kiểm toán:

+ Thời điểm bắt đầu công việc

Công việc của kế toán bắt đầu khi các giao dịch tài chính diễn ra. Trong khi đó, công việc của kiểm toán viên bắt đầu khi công việc của kế toán kết thúc.

+ Phương pháp kỹ thuật

Kế toán thực hiện công việc dựa trên bốn phương pháp sau: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán.

Còn kiểm toán thực hiện công việc dựa vào phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.

+ Tính chất công việc 

Kế toán có nhiệm ghi chép, lưu trữ các bản ghi, sổ sách về các giao dịch tài chính. Trong khi đó nhiệm vụ của kiểm toán là kiểm tra các sổ sách, bản ghi đó.

+ Phạm vi công việc

Công việc chính của kế toán là chuẩn bị các bản báo cáo về lợi nhuận, bảng cân đối phát sinh các tài khoản và các báo cáo khác theo sự hướng dẫn của công ty kiểm toán.

Còn công việc chính của kiểm toán viên là kiểm tra, đánh giá tính khách quan của sổ sách kế toán. Từ đó đưa ra kết luận về sự tuân thủ quy định pháp luật của những sổ sách đó.

+ Đơn vị chủ quản

Kế toán viên là nhân sự trong một tổ chức. Họ nhận lương từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó.

Trong khi đó, kiểm toán viên là một nhân sự độc lập. Họ được chỉ định thực hiện việc kiểm toán trong một khoảng thời gian nhất định và được trả thù lao cho những công việc họ làm.

kế toán kiểm toán
kế toán kiểm toán

+ Báo cáo

Kế toán phải lập 4 loại báo cáo sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Kiểm toán phải lập 2 loại báo cáo sau: báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán.

+ Thời điểm chuẩn bị báo cáo

Kế toán phải lập báo cáo theo định kỳ (tháng, quý hoặc năm). Trong khi đó, kiểm toán phải chuẩn bị và trình bày báo cáo ngay sau khi hoàn thành công việc kiểm toán cho các bên có liên quan.

+ Trách nhiệm

Kế toán viên phải chịu trách nhiệm với người quản lý trực tiếp. Còn kiểm toán chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu hoặc cổ đông của doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm của kế toán và kiểm toán tại Việt Nam

Các dữ liệu thống kê cho thấy, số lượng các doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng theo từng năm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện tại, các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài và công ty kiểm toán quốc tế liên tục đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam.

Chính vì vậy mà triển vọng việc làm kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong những năm tới vô cùng tốt. Đồng thời đây cũng là tín hiệu tốt để các bạn trẻ có thêm động lực theo đuổi ngành kế toán, kiểm toán.

Những bạn theo học ngành Kế toán – kiểm toán sau khi ra trường có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau. Chẳng hạn như: 

– Nhân viên kế toán

– Nhân viên môi giới chứng khoán

– Thủ quỹ

– Kiểm toán viên

– Nhân viên phân tích dữ liệu

– Nhân viên kiểm soát nội bộ

– Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán

– Chuyên viên giao dịch ngân hàng

– Nghiên cứu viên và giảng dạy kiểm toán – kế toán

– Tư vấn kế toán, thuế

– Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp

– Quản lý tài chính

– Kế toán trưởng

– Giám đốc tài chính – CFO 

– Thanh tra kinh tế

Để tìm được việc làm kế toán, kiểm toán phù hợp bạn có thể vận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook với các group việc làm chuyên ngành kế toán, kiểm toán, group nhân sự,… Hoặc tìm việc làm qua LinkedIn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm việc làm kế toán, kiểm toán qua các trang tìm việc làm trực tuyến như HRchannels, Topcv.vn, careerbuilder.vn, timviecnhanh.com, mywork.com,..

Ưu và nhược điểm giữa kế toán và kiểm toán

Ưu điểm của kiểm toán và kế toán

Kiểm toán

– Thường xuyên được đào tạo và cập nhật kiến thức từ các anh chị đi trước và các chương trình đào tạo theo cấp bậc của các công ty kiểm toán

– Việc đi kiểm nhiều loại hình công ty (ngân hàng, công ty sản xuất, công ty thương mại,…) giúp các bạn có được kiến thức đa dạng ở nhiều ngành nghề, có cái nhìn tổng quan về số liệu và hoạt động của doanh nghiệp

– Với đặc thù làm việc dưới áp lực cao, thường xuyên có các deadline truy đuổi, các kỹ năng quản lý thời gian, quản lý công việc của bạn sẽ lên trình rất nhanh chỉ sau 1-2 năm đầu.

– Nghề kiểm toán yêu cầu phải tiếp xúc thường xuyên với các khách hàng thuộc đủ mọi thành phần ngành nghề, tuổi tác, vì thế các kỹ năng về giao tiếp, thương lượng của bạn cũng sẽ nâng lên tương ứng.

Kế toán

– Được làm quen ngay với các phần hành kế toán

– Có kiến thức sâu về nghiệp vụ nên bạn dễ dàng nắm bắt công việc khi chuyển qua các đơn vị khác.

– Trừ các khoảng thời gian chốt sổ cuối tháng, cuối năm, công việc của một kế toán viên thường được xem là khá đều đặn và ổn định

Nhược điểm của kiểm toán và kế toán

Kiểm toán

– Khối lượng công việc khá áp lực

– Do đặc thù chỉ đi tổng quan nên bạn sẽ không có kiến thức chuyên sâu về kế toán. Điều này chỉ gây bất lợi nếu sau này bạn muốn rẽ sang làm kế toán chi tiết.

– Công việc di chuyển nhiều đòi hỏi thể lực cực tốt

Kế toán

– Được xem là công việc nhàn nhạ về đầu óc, không gặp nhiều thách thức vì thế dễ đánh mất tư duy và khả năng học hỏi một khi đã quen với công việc.

– Việc đào tạo, chia sẻ từ các tiền bối trong công ty khó diễn ra một cách vô tư và nhiệt tình.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phân biệt kế toán kiểm toán Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139