Hộ kinh doanh cá thể thành lập như thế nào? Cách đặt tên và kê khai thuế với hộ kinh doanh cá thể? vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể cần tối thiểu là bao nhiêu?
Và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh sẽ được Luật Trần và Liên Danh tư vấn và giải đáp cụ thể:
Hộ kinh doanh được đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Theo đó, hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.
Theo Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:
– Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau.
– Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
– Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn, chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.
Hiện nay pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh. Vốn điều lệ nên đăng ký ở mức vừa phải so với khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh.
Kinh doanh nhỏ nhưng để số vốn lớn có được không?
Rất nhiều hộ kinh doanh băn khoăn rằng họ thành lập hộ kinh doanh nhưng với quy mô nhỏ, doanh thu cũng ở mức thấp và trung bình thì có nên đăng ký số vốn điều lệ lớn hay không?
Như đã phân tích, hộ kinh doanh nên đăng ký mức vốn theo nhu cầu và khả năng của mình. Việc kinh doanh nhỏ nhưng lại đăng ký số vốn lớn thực chất không vi phạm quy định của pháp luật.
Thậm chí, đăng ký vốn điều lệ lớn không có ý nghĩa quá nhiều đối với hộ kinh doanh. Bởi lẽ, việc tính thuế của hộ kinh doanh sẽ dựa trên doanh thu hàng năm chứ không phải căn cứ vào số vốn điều lệ.
Mặt khác, việc đăng ký số vốn quá lớn có thể dẫn đến một số hệ quả xấu cho hộ kinh doanh, cụ thể:
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra nhưng hộ kinh doanh không góp đủ số vốn thực tế như thì có thể bị xử phạt hành chính.
Như vậy, hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ, doanh thu không cao thì không nên đăng ký số vốn điều lệ quá lớn. Vốn điều lệ tuy chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cần đăng ký số vốn hợp lý với quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của chủ hộ.
Quy định về vốn với hộ kinh doanh cá thể?
Kính chào Luật sư, em có một số thắc mắc cần tư vấn như sau: Hộ kinh doanh cá thể khi đăng ký kinh doanh thì có quy định về vốn không? Nếu có thì căn cứ vào văn bản nào vậy anh chị? Còn nếu không có quy định về vốn thì họ kê khai rất thấp.
Có những hộ có quy mô kinh doanh rất lớn nhưng ghi số vốn bé tí, có hộ ghi khoản 1 đến 2 triệu đồng nhìn thấy không hợp lý tí nào. Nhưng UBND huyện và phòng tài chính cũng không quan tâm đến vấn đề này.
Mong anh chị giúp Em nhé. Cám ơn!
Trả lời:
Trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể được quy định tại Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp như sau:
“Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
- Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh”.
Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế. Bạn cần chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh. Như vậy chỉ đối với những ngành, nghề có vốn pháp định thì mới phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Hướng dẫn đặt tên hộ kinh doanh?
Thưa Luật sư! Em muốn mở cửa hàng. Em có hộ khẩu tại địa điểm mở cửa hàng. Em muốn hỏi: thủ tục mở cửa hàng và em đặt tên cửa hàng “CỬA HÀNG GIA CÔNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CNC” có hợp lệ hay không?
Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Thủ tục mở cửa hàng.
Căn cứ Điều 87, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về quy định trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, theo đó:
* Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
* Nơi nộp: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
* Tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Tên cửa hàng
Điều 88 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về cách đặt tên hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
“Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện”.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn muốn đặt tên: “CỬA HÀNG GIA CÔNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CNC” thì tên này chưa hợp lệ. Tên mà bạn đặt chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Tên bạn muốn đắt phải đảm bảo có hai thành tố: Loại hình “Hộ Kinh Doanh” và tên riêng Hộ kinh doanh. Từ quy định trên, bạn có thể đặt tên phù hợp với quy định.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể.
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.