Hợp đồng liên kết kinh doanh

hợp đồng liên kết kinh doanh

Tổng hợp mẫu thỏa thuận hợp tác, hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết kinh doanh thỏa thuận liên kết kinh doanh, các dạng hợp đồng hợp tác giữa cá nhân, doanh nghiệp xin đưa ra các hướng dẫn cách sử dụng các loại hợp đồng trong thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

Hợp đồng hợp tác là gì?

Theo Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015:

  1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Cũng theo Bộ luật này, Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Hiện nay, không có biểu mẫu chung nào cho Hợp đồng hợp tác. Các bên có thể tự lập Hợp đồng, tuy nhiên, Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:

– Mục đích hợp tác, thời hạn hợp tác;

– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân tham gia ký hợp đồng hợp tác;

– Tài sản đóng góp của các bên (nếu có);

– Sức lao động tham gia đóng góp (nếu có);

– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các bên;

– Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác;

– Quyền, nghĩa vụ của người đại diện các bên (nếu có);

– Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên;

– Điều kiện các bên được chấm dứt Hợp đồng hợp tác.

Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên hợp tác

Các thành viên khi tham gia Hợp đồng hợp tác sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác. Đồng thời, có thể tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

Khi thành viên hợp tác có lỗi và gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác…

Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp Hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp nào được rút khỏi hợp đồng hợp tác?

Trong quan hệ dân sự, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên. Vì vậy, các thành viên trong Hợp đồng hợp tác có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

– Theo điều kiện đã thỏa thuận trong Hợp đồng hợp tác;

– Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Khi thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp. Ngoài ra, họ còn được chia phần tài sản trong khối tài sản chung; đồng thời, phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

Ngoài ra, các bên cũng có thể đơn phương rút khỏi Hợp đồng hợp tác nếu không thuộc trường hợp nêu trên. Lúc này, thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và có thể phải bồi thường.

Khi nào Hợp đồng hợp tác chấm dứt?

Hiện nay, Hợp đồng hợp tác chấm dứt nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau:

– Theo thỏa thuận ghi trong Hợp đồng;

– Hết thời hạn hợp tác;

– Mục đích hợp tác đã đạt được;

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Giá trị pháp lý của hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết trong kinh doanh

Hoạt động hợp tác, liên kết trong kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân chịu sự điều chỉnh của 03 luật: Luật đầu tư 2020, Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật chuyên ngành cho lĩnh vực, hoạt động được hợp tác, liên kết.

Ví dụ: Liên kết kinh doanh trong xây dựng thì áp dụng theo luật xây dựng. 

Liên kết kinh doanh trong phân phối hàng hóa thì áp dụng theo Luật thương mại.

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Giá trị pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Luật đầu tư 2020 quy định về các hình thức góp vốn kinh doanh sẽ chỉ bao gồm: Góp vốn thành lập công ty mới, Góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp đang hoạt đông, Và góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Như vậy đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định khá rõ ràng. Cũng theo Luật đầu tư 2020 thì việc triển khai hợp đồng BCC giữa các nhà đầu tư trong nước được áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015.

hợp đồng liên kết kinh doanh
hợp đồng liên kết kinh doanh

Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có phải đăng ký đầu tư không?

Luật đầu tư 2020 quy định các bên chỉ phải bắt buộc thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hợp đông hợp tác kinh doanh khi một trong các bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài. Quý vị lưu ý bản chất của việc hợp tác kinh doanh theo hợp đồng là để hạn chế việc thành lập công ty mới để kinh doanh, vì thế việc phát sinh thủ tục đăng ký đầu tư được coi là yếu tố quyết định hiệu lực của hợp đồng BCC. Hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý áp dụng khi vi phạm điều này.

Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …/HĐHTKD

 

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;

Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;

Hôm nay, ngày…. tháng ….. năm, chúng tôi gồm:

Bên A: …………………

Địa chỉ: ………………………………………..

Đại diện:Ông …………………….. Chức vụ:       ………………….

Điện thoại:    ………………………………..      

Số tài khoản: ……………………………        tại:          ……………………

 

Bên B:

Địa chỉ: ………………………………………..

Đại diện:Ông …………………….. Chức vụ:       ………………….

Điện thoại:    ………………………………..      

Số tài khoản: ……………………………        tại:          ……………………

Cùng thỏa thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

1.1 Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh

1.2 Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

1.2.1 Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh

1.2.2 Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:  

– Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

– Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

– Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

 

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

2.1 Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

2.2 Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1 Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

3.2 Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng  ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2 Thời điểm chia lợi nhuận:  Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm riêng năm 2018 năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày 31/12/2018;

3.2.3 Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tải Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh daonh

 

Điều 4: Các nguyên tắc tài chính
4.1 Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2 Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
 

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1 Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

– Đại diện của Bên A là: Ông …….. –

-Đại diện của Bên B là:  Ông  …………

-Ông: …………………….

5.2 Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

5.3 Trụ sở ban điều hành đặt tại:    …………………………………………………

 

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1 Quyền của Bên A

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

6.2 Nghĩa vụ của Bên A

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 Quyền của Bên B

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Được phân chia …% lợi nhận sau thuế

7.2 Nghĩa vụ của Bên B

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 8.  Điều khoản chung          

8.1 Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2 Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3 Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào  có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4 Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5 Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

 

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1 Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2 Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đại diện bên A

Đại diện bên B

Có bắt buộc phải đề tên hợp đồng là “Hợp đồng hợp tác kinh doanh”

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về hình thức hợp đồng bao gồm: Hình thức thể hiện văn bản, Thẩm quyền ký hợp đồng và quy trình giao kết, Nội dung cần có theo quy định pháp luật. Do đó tên của hợp đồng không phải là yếu tố dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.

Khi doanh nghiệp bạn chỉ muốn ghi nhận sự việc theo hướng nhẹ nhàng có thể thay đổi tên hợp đồng nếu muốn nhưng vẫn phải đảm bảo chấp hành đúng các quy định pháp luật về mặt nội dung. Đây cũng là lý do vì sao cùng là hợp đồng BCC nhưng nhiêu bên ký thành Hợp đông hợp tác, Hợp đồng liên kết sản xuất kinh doanh…

Trên đây là các mẫu Hợp đồng liên kết kinh doanh phổ biến. Nếu còn thắc mắc về Hợp đồng hợp tác, bạn đọc liên hệ qua địa chỉ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139