Việc nhận nuôi con nuôi hiện nay được xem là một trong những giải pháp mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Bởi những ý nghĩa của nó đã và đang đem lại: góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tìm được một mái ấm và đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của những người nhận nuôi con nuôi do vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc trường hợp phụ nữ sống đơn thân,… Thủ tục xin con nuôi ở Đà Nẵng theo quy định mới nhất năm 2022 bao gồm những gì? Hãy cùng Luật Trần và Liên danh chúng tôi tìm hiểu về thủ tục và các vấn đề liên quan đến nhận nuôi con nuôi qua bài viết dưới đây.
Nuôi con nuôi là gì? Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo đó, cha mẹ nuôi là người nhận con, con nuôi là người được nhận nuôi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Do đó, việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Thứ tự ưu tiên lựa chọn người nhận con nuôi
Khi muốn nhận con nuôi, người nhận nuôi nên để ý đến các thứ tự ưu tiên được lựa chọn quy định tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi tại Đà Nẵng
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
- Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.
Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.
Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi
- Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi, gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.
- Trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, thì được miễn thủ tục thông báo tìm gia đình thay thế theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 và thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi.
Hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi
Việc nhận con nuôi sẽ làm phát sinh quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi. Theo đó, hệ quả của việc nhận con nuôi cụ thể như sau:
– Cha mẹ con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con
– Con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với nhau
– Cha mẹ nuôi có thể thay đổi họ, tên cho con nuôi
– Dân tộc của con nuôi bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha mẹ nuôi
– Cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ gì với con cái trừ khi có thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi
Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi ở Đà Nẵng
Theo Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thuộc về:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
– Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước
Trước đây, tại Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi chỉ được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi cho người già yếu cô đơn.
Thì nay, khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành và có hiệu lực, người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Ngoài ra, chỉ có 02 trường hợp sau đây thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mới được nhận làm con nuôi:
– Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
– Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Trong đó, Nhà nước khuyến khích nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác.
Như vậy, không phải mọi trường hợp chỉ có trẻ em dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi. Vẫn có 02 trường hợp ngoại lệ để người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi có cơ hội được nhận làm con nuôi. Đặc biệt, theo quy định nêu trên thì người trên 18 tuổi không được nhận làm con nuôi.
Điều kiện để được nhận con nuôi trong nước
Để tránh những trường hợp lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, Luật Nuôi con nuôi quy định chặt chẽ những điều kiện để một người được phép nhận con nuôi.
Theo đó, để được nhận con nuôi, một người phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên;
– Có tư cách đạo đức tốt; Không đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Không đang chấp hành hình phạt tù…
Riêng trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không bắt buộc phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, khỏe mạnh, có kinh tế, chỗ ở để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Hồ sơ của người nhận con nuôi dành cho cá nhân xin con nuôi ở Đà Nẵng
Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi.
Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
- Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi ở Đà Nẵng
Trước đây, tại Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi chỉ được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi cho người già yếu cô đơn.
Thì nay, khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành và có hiệu lực, người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Ngoài ra, chỉ có 02 trường hợp sau đây thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mới được nhận làm con nuôi:
– Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
– Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Trong đó, Nhà nước khuyến khích nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác.
Như vậy, không phải mọi trường hợp chỉ có trẻ em dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi. Vẫn có 02 trường hợp ngoại lệ để người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi có cơ hội được nhận làm con nuôi. Đặc biệt, theo quy định nêu trên thì người trên 18 tuổi không được nhận làm con nuôi.
Thủ tục, trình tự, hồ sơ xin con nuôi ở Đà Nẵng
Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể:
– Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;
– Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;
– Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nơi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi như sau:
– Trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng: UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;
– Trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi: UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi…
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Giấy tờ của cha mẹ nuôi
Với người nhận con nuôi, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ gồm các giấy tờ:
– Đơn xin nhận con nuôi;
– Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được xin con nuôi ở Đà Nẵng; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…
Giấy tờ của người được nhận nuôi
– Giấy khai sinh;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
– Các giấy tờ khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và của con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền nêu trên (theo từng trường hợp cụ thể). Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lý.
Sau khi UBND nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ; Nếu một trong hai người chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người còn lại; Nếu cả hai người cùng chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người giám hộ…
Lưu ý: Việc lấy ý kiến này phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Bước 3: Trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi
Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định thì UBND xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.
Thời gian thực hiện thủ tục này là 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người phải lấy ý kiến đã nêu ở trên.
Nếu UBND xã từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.
Tư vấn mẫu đơn nhận con nuôi cho cá nhân xin con nuôi ở Đà Nẵng
Mẫu TP/CN-2011/CN.02 được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của bộ tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
|
ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI Kính gửi(1):……………………….. |
|
Chúng tôi/tôi là:
Ông |
Bà |
|
Họ và tên |
||
Ngày, tháng, năm sinh |
||
Nơi sinh |
||
Dân tộc |
||
Quốc tịch |
||
Nghề nghiệp |
||
Nơi thường trú |
||
Số Giấy CMND/Hộ chiếu |
||
Nơi cấp |
||
Ngày, tháng, năm cấp |
||
Địa chỉ liên hệ |
||
Điện thoại/fax/email |
Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên: …………………………… Giới tính: …………………..…
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………
Nơi sinh: ……………………………………………………………………………
Dân tộc: ………………………… Quốc tịch: ……………………………….
Nơi thường trú: ……………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Tình trạng sức khỏe: ……………………………………………………
……………………………………………………………………………..
Họ và tên cha: ……………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………….
Dân tộc:………………………………… Quốc tịch: …………………………
Nơi thường trú: ………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
Họ và tên mẹ: ………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………….
Dân tộc:……………………………… Quốc tịch: ………………………..
Nơi thường trú: ………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Họ và tên, nơi thường trú của cá nhân/tổ chức đang nuôi dưỡng/giám hộ trẻ em (2):
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Quan hệ giữa người xin nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi:
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Lý do xin nhận con nuôi: ……………………………………………..
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho………………… (3) nơi chúng tôi/tôi thường trú.
Đề nghị (4)…………………………………. xem xét, giải quyết.
………………, ngày …………….. tháng ……….. năm……………..
ÔNG BÀ
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(1) Trường hợp người nhận con nuôi thường trú tại Việt Nam, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
(2) Không cần khai phần này nếu trẻ em đang sống cùng cha,mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở nuôi dưỡng. Trường hợp trẻ em đang sống cùng người giám hộ/người nuôi dưỡng, thì ghi họ tên, địa chỉ của người đang giám hộ/ nuôi dưỡng trẻ em.
(3) Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
(4) Như kính gửi.
Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở Đà Nẵng
Việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhằm bảo đảm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…) có cơ hội được người trong nước nhận làm con nuôi, được nuôi dưỡng và lớn lên ngay trên đất nước mình. Từ đó, bảo đảm trẻ em có điều kiện hòa nhập tốt vào đời sống cộng đồng dân tộc, với bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo… của Việt Nam và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây cũng là mục tiêu chung trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, Luật nuôi con nuôi quy định biện pháp tìm người nhận nuôi trong nước như một biện pháp bắt buộc, trước khi giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài và về nguyên tắc được áp dụng đối với mọi trẻ em. Đây là một bước tiến mới trong quy định pháp luật nhằm tăng cường nuôi con nuôi trong nước. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được thực hiện liên thông ở 3 cấp (xã, tỉnh, trung ương). Trong thời gian thông báo tìm gia đình thay thế, nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi trong nước thì sẽ được giải quyết. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc ưu tiên nuôi con nuôi trong nước đã được thừa nhận trong các Công ước quốc tế liên quan đến trẻ em, đặc biệt là Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
– Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
– Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách gửi Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh.
Cơ sở nuôi dưỡng cần lập 02 danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế: Danh sách 1 gồm những trẻ không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo gửi cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong phạm vi địa bàn tỉnh; Danh sách 2 gồm những trẻ là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và trẻ em từ 05 tuổi trở lên hoặc có hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế gửi cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp gửi kèm theo hồ sơ cho Cục Con nuôi để thông báo cho người nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Bộ Tư pháp;
– Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Bộ Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề xin con nuôi ở Đà Nẵng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.