Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Để đảm bảo an ninh, trật tự và đảm bảo an sinh xã hội thì việc quản lý các vấn đề về cư trú là đặc biệt quan trọng. Hiện nay việc quản lý cư trú được trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Bộ công an, do đó các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này nêu phải có sự thông qua hoặc do Bộ công an trực tiếp ban hành. Vậy giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp gồm những loại nào?

Đăng ký tạm trú là gì? Khi nào cần phải đăng ký tạm trú?

Đăng ký tạm trú là gì?

Để tìm hiểu rõ tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào, đầu tiên cần nắm rõ được khái niệm, cách hiểu về hai vấn đề này. Vậy tạm trú được hiểu như thế nào? Điều 30 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.’

Bên cạnh địa chỉ thường trú, nhiều người còn có nơi đăng ký tạm trú. Theo quy định này, có thể hiểu tạm trú là việc công dân ở lại tại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi thường trú của mình. Có thể đây là nơi họ sinh sống, làm việc hoặc học tập trong một thời gian nhất định. Công dân phải đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

Khi nào phải đăng ký tạm trú ?

Sinh sống từ 30 ngày trở lên mới phải đăng ký tạm trú

Nếu như Luật Cư trú năm 2006 cũ (Luật cư trú sửa đổi, sung năm 2013) bổ yêu cầu trong vòng 30 ngày, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phường đó phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn thì Luật Cư trú 2020 đã “thoáng” hơn về điều kiện này. Cụ thể:

Đó là khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Như vậy, nếu như Luật cũ yêu cầu cứ đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập thì ngay khi đến phải tiến hành đăng ký tạm trú thì Luật mới quy định đến sinh sống trên 30 ngày mới phải đăng ký tạm trú.

Ngoài ra, nếu như trước đây cứ có phát sinh sự kiện đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập sẽ được đăng ký tạm trú, thì khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, có tới 05 địa điểm cơ quan công an buộc phải từ chối đăng ký tạm trú mới. 

Các loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định mới nhất

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp hiện nay gồm những giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở; do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó);

Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

Hợp đồng mua nhà ở; hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng; hoặc chứng thực của UBND cấp xã;

Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền; giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở; quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu; và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:

Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nhà khác của cơ quan, tổ chức; hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nhà khác của cá nhân phải được công chứng; hoặc chứng thực của UBND cấp xã).

Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc Trung ương; phải có xác nhận của UBND cấp xã; về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương; và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản.

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo:

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức; cơ sở tôn giáo cũng có thể chứng minh chỗ ở hợp pháp nếu thuộc trường hợp sau:

Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước; người già yếu, cô đơn, người tàn tật; và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;

Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo; theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.

Giấy tờ chứng minh được cấp, sử dụng nhà ở trên đất cơ quan:

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu; chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất; do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở; đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). 

Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất

Hồ sơ đăng ký tạm trú theo quy định

Theo quy định hồ sơ đăng ký tạm trú cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Đối với trường hợp người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên; thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

– Giấy tờ tùy thân của nười đăng ký.

Thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp tại trụ sở công an xã

Căn cứ Điều 5 Luật Cư trú, thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện như sau:

Bước 1: Người đăng ký tạm đến cơ quan đăng ký cư trú là Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.

Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan Công an sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định riêng của từng địa phương.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.

Trường hợp từ chối đăng ký thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Mỗi lần đăng ký tạm trú có thời hạn tối đa là 02 năm. Trong 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.

Thủ tục đăng ký tạm trú online

Bước 1: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trường hợp chưa có tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia thì phải đăng ký để tạo tài khoản.

Bước 3: Chọn mục thủ tục Tạm trú.

Bước 4: Khai báo đầy đủ thông tin trên trang Khai báo tạm trú

Bước 5: Nhận kết quả giải quyết

Tương tự như đi đăng ký tạm trú trực tiếp, người dân cũng phải chờ giải quyết thủ tục trong 03 ngày làm việc.

Trường hợp được yêu cầu đến xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.

Giấy phép xây dựng có thể dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp được không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như sau:

(1) Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

– Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

(2) Trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú gồm: Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(3) Trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh.

Theo đó, giấy phép xây dựng được xác định là giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong. Trường hợp anh đã được cấp giấy phép xây dựng đầy đủ và căn nhà của anh đã hoàn thành xây dựng xong thì giấy phép xây dựng được xác định là giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp gồm những gì?  Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139