Giá trần là gì

Giá trần là gì

Giá trần là gì? Giá trần là một trong những công cụ của Nhà nước để can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giá trần là gì cũng như những mặt hàng nào được quy định giá trần hiện nay chưa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Giá trần là gì?

Giá trần, tiếng Anh được viết là “Price Ceiling”, là mức giá cao nhất trong một đơn vị sản phẩm mà Nhà nước buộc những người bán phải chấp hành.

Giá trần được Nhà nước quy định để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Luật Giá 2023:

Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó”

Giá trần có ý nghĩa trong việc đảm bảo giá cả thị trường không bị tăng giá quá mức. Như vậy, giá trần giúp những người có mức thu nhập thấp có thể tiếp cận nhiều hàng hóa quan trọng, đồng thời hạn chế hiện tượng thao túng thị trường của một số doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp sản xuất khẩu trang với giá thị trường là 40.000 đồng/ hộp. Vào thời điểm dịch Covid-19, nhu cầu về khẩu trang tăng cao đột ngột, doanh nghiệp có thể bán khẩu trang tại mức giá 150.000 đồng/ hộp nhằm mục đích trục lợi, tăng lợi nhuận.

Tuy vậy, giả sử Chính phủ quy định mức giá trần cho khẩu trang là 50.000 đồng/ hộp nhằm đảm bảo lợi ích của người mua, doanh nghiệp không được phép bán khẩu trang với mức giá cao hơn 50.000 đồng/hộp.

Đơn vị giao dịch trong chứng khoán là gì?

Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đơn vị giao dịch trong chứng khoán được quy định như sau:

Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá

Đơn vị giao dịch lô chẵn đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

Đơn vị giao dịch lô lớn đối với giao dịch thỏa thuận là 1 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Khối lượng giao dịch lô lớn lớn hơn hoặc bằng 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

Đối với giao dịch trái phiếu: Không quy định đơn vị giao dịch.

…..

Theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, trong chứng khoán, đơn vị giao dịch đối với các loại giao dịch được xác định như sau:

– Đối với giao dịch khớp lệnh: Đơn vị giao dịch lô chẵn là 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Ngoài ra, mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

– Đối với giao dịch thỏa thuận: Đơn vị giao dịch lô lớn là 1 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Khối lượng giao dịch lô lớn phải lớn hơn hoặc bằng 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

– Đối với giao dịch trái phiếu: Không quy định đơn vị giao dịch.

Phân biệt giá trần và giá sàn

Thông thường, Chính phủ thực hiện kiểm soát giá thị trường thông qua hai loại giá. Đó là giá trần và giá sàn. Hai loại giá này tồn tại những điểm khác biệt rõ rệt. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn so sánh hai loại giá trên.

 

Giá trần

Giá sàn

Về định nghĩa

Là mức giá cao nhất trên một đơn vị sản phẩm được bán ra.

Là mức giá thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm được mua vào

Về ý nghĩa

Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đảm bảo giá cả hàng hóa không được nâng lên quá cao bởi người bán.

Bảo vệ lợi ích của người bán.

Đảm bảo giá cả thị trường không bị đẩy xuống quá thấp bởi người mua do lợi dụng biến động thị trường.

Ưu điểm, nhược điểm của giá trần

Ưu điểm

– Giá trần giúp Nhà nước ngăn chặn hiện tượng thao túng thị trường, bán phá giá của người bán. Giá trần có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc phải trả một mức giá quá cao cho một sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu.

– Giá trần tạo sự công bằng trong việc đảm bảo sự tiếp cận của người tiêu dùng có mức thu nhập thấp đến các nhu yếu phẩm, các loại hàng hóa cần thiết.

Nhược điểm

– Với mức giá nhỏ hơn giá cân bằng thị trường, giá trần có thể dẫn đến thiếu hụt hàng hóa do lượng cầu lớn hơn lượng cung. Giá trần làm sụt giảm hiệu quả phân bổ hàng hóa trên thị trường.

– Giá trần làm giới hạn mức lợi nhuận tối đa người sản xuất có được.

– Giá trần dẫn đến một số bất lợi cho người tiêu dùng. Khi nguồn cung dần trở nên khan hiếm, người mua sẽ gặp một số bất lợi và các chi phí phát sinh như thời gian chờ đợi kéo dài lâu hơn, nạn mua chui, …

Giá trần là gì
giá trần là gì

Những mặt hàng được quy định giá trần

Căn cứ vào Phụ lục số 2 kèm theo Luật Giá 2023, 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước định giá được quy định cụ thể như sau:

STT

Nhóm hàng hóa, dịch vụ

1

Dịch vụ điều hành GTVT đường sắt bằng kết cấu hạ tầng đường sắt được đầu tư bởi Nhà nước.

2

Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây đường bộ để kinh doanh được quản lý bởi Trung ương, địa phương (trừ trường hợp sử dụng đường bộ cao tốc).

3

Dịch vụ phà được đầu tư bởi nguồn vốn trong và ngoài Nhà nước, do trung ương, địa phương quản lý.

4

Các loại hình dịch vụ tại cảng biển và sử dụng cảng, nhà ga.

5

-Dịch vụ vận chuyển hành khách qua đường hàng không trong nước.

-Dịch vụ thuê máy bay chuyên cơ, chuyên khoang ( bao gồm tàu bay dự bị) dùng ngân sách của Nhà nước.

6

-Dịch vụ kiểm định các loại hình phương tiện, thiết bị, hệ thống linh kiện giao thông vận tải.

7

Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, trừ các trường hợp sử dụng ngân sách Nhà nước để đặt hàng.

8

Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của công trình thủy lợi có sử dụng vốn đầu tư từ Nhà nước được đặt hàng bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9

Dịch vụ liên quan đến chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

10

Hàng dự trữ quốc gia

11

Sản phẩm, dịch vụ công được cấp, sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan, tổ chức ở trung ương đặt hàng.

12

-Dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại đơn vị y tế công lập.

-Dịch vụ điều trị nghiện thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

13

Máu toàn phần và các chế phẩm từ máu đáp ứng được tiêu chuẩn.

14

Sách giáo khoa.

15

Dịch vụ môi giới hợp đồng đưa người lao động xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

16

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tính giá dựa trên lộ trình thu của người dùng.

17

Sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ hệ thống dữ liệu thuộc quyền quản lý của bộ, ngành theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (không tính các dịch vụ được thu phí do pháp luật quy định về phí và lệ phí)

18

Các loại rừng bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân do các địa phương quản lý.

19

Dịch vụ ra, vào tại các bến xe ô tô.

20

Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

21

Dịch vụ công chứng.

Cách xác định giá trần và giá sàn trong chứng khoán?

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, giá trần và giá sàn trong chứng khoán được xác định như sau:

Thứ nhất: Giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF:

Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá trần)

Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá sàn).

Biên độ dao động giá trần = +7% so với giá tham chiếu (đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF).

Biên độ dao động giá sàn = -7% so với giá tham chiếu (đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF).

Lưu ý: Biên độ dao động này chỉ áp dụng đối với giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

*Không áp dụng biên độ dao động giá trần/ sàn đối với một số trường hợp sau:

– Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết.

– Ngày đầu tiên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày.

(1) Trường hợp: Giá trần hoặc giá sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF = Giá tham chiếu, thì giá trần và giá sàn được điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá.

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu – một đơn vị yết giá.

*Lưu ý:

*Giá sàn điều chỉnh nhỏ hơn hoặc bằng 0: Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu.

*Đơn vị yết giá được quy định như sau: (theo khoản 4 Điều 8 Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021)

Giao dịch theo phương thức khớp lệnh:

– Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng:

Mức giá

Đơn vị yết giá

<10.000

10 đồng

10.000 – 49.950

50 đồng

≥ 50.000

100 đồng

– Đối với chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền: Áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá.

Đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận là 1 đồng.

Thứ hai: Giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu:

Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (giá trần của cổ phiếu cơ sở – Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi

Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền – (giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở – giá sàn cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi

*Lưu ý: Nếu giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng 0, giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.

Mua, bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam có phải là hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam?

Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây:

….

Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.

….

Như vậy, một trong các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam là bằng việc mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Do đó việc mua, bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam chính là hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc giá trần là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139