ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ

ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ quốc tế là gì?

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ quốc tế là hình thức ghi nhận tài sản trí tuệ; chủ sở hữu, tác giả của tài sản trí tuệ. Thực hiện trên hệ thống quốc gia, được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ

Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế

Theo quy định của pháp luật Việt Nam; Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả ; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Ứng với mỗi loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký khác nhau như: Đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Đăng ký nhãn hiệu theo Hệ thống Madrit

Hệ thống Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế được hình thành từ năm 1891. Hệ thống cho phép người nộp đơn đồng thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia thông qua một đơn đăng ký duy nhất.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp;

Giấy uỷ quyền có chữ ký và đóng dấu của người nộp đơn;

Mẫu nhãn hiệu (18 mẫu nhãn hiệu có kích thước không lớn hơn 8cm x 8cm và không nhỏ hơn 2cm x 2cm);

Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ được cấp tại Việt Nam (nếu nộp theo Thoả ước Madrid);

Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu (có xác nhận của cơ quan đơn đầu tiên – nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid);

Bản liệt kê danh mục hàng hoá/dịch vụ yêu cầu bảo hộ.

Một số điểm cần lưu ý khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và nghị định thư Madrid:

Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

Người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam; có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tương ứng theo Thỏa ước Madrid;

Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Có quyền nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.

Ngôn ngữ:

Đơn đăng ký quốc tế chỉ định một nước là thành viên Thỏa ước; mà không chỉ định thành viên Nghị định thư phải được làm bằng tiếng Pháp.

Đơn đăng ký quốc tế chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư. Có thể đồng thời là thành viên Thỏa ước và Nghị định thư. Có thể làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Riêng đối với các đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư Madrid: Trường hợp đơn đăng ký quốc tế bị từ chối do đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam bị mất hiệu lực. Trong thời hạn 03 tháng; người nộp đơn có thể yêu cầu chuyển đơn đăng ký quốc tế thành đơn đăng ký quốc gia; với ngày ưu tiên được tính là ngày đã nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng.

Đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu

Để được bảo hộ ở tất cả 27 quốc gia thành viên; người nộp đơn chỉ cần nộp một đơn đăng ký duy nhất. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ ở tất cả các quốc gia thành viên của cộng đồng.

Tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn:

Tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của Người nộp đơn;

Giấy uỷ quyền của Người nộp đơn;

5 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Cơ quan nhận đơn

“The Office for Hamonization in the Internal market”, viết tắt là OHIM, có trụ sở tại Tây Ban Nha.

Ngôn ngữ nộp đơn:

Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể được làm bằng một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng (đây được gọi là ngôn ngữ thứ nhất). Trong đơn, người nộp đơn phải chọn một trong 5 ngôn ngữ: Tây ban nha, Đức, Anh, Pháp và Ý (đây là 5 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở OHIM) là ngôn ngữ thứ hai để sử dụng khi tiến hành các thủ tục)

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Các căn cứ đăng ký nhãn hiệu sau:

Nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại tại Mỹ;

Có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ;

Nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký tại một nước là thành viên của Công ước Paris; hoặc nước là thành viên của một Thoả ước quốc tế về nhãn hiệu mà Mỹ công nhận;

Nhãn hiệu đã được đăng ký tại nước xuất xứ của Người nộp đơn.

Các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ bao gồm:

Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký;

Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Thông tin về người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (tên, địa chỉ, quốc tịch,…);

Người nộp đơn cần nộp thêm một số tài liệu cần thiết tùy thuộc vào căn cứ nộp đơn:

Trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng:

Người nộp đơn cần tuyên bố trong đơn rằng nhãn hiệu đã được sử dụng; tài liệu thể hiện việc sử dụng nhãn hiệu;

Trường hợp nhãn hiệu chưa được sử dụng:

Người nộp đơn cần tuyên bố trong đơn ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại Mỹ. Người nộp đơn phải tiến hành sử dụng nhãn hiệu thực sự trong thương mại Mỹ sau khi nộp đơn. Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp sau khi người nộp đơn đã nộp đầy đủ những tài liệu cần thiết thể hiện việc sử dụng nhãn hiệu trong thực tế.

Trường hợp dựa trên đơn đăng ký đã nộp ở một nước khác hoặc nước xuất xứ của người nộp đơn:

Người nộp đơn cần tuyên bố ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại Mỹ kèm theo các tài liệu và bản sao công chứng đơn đã nộp ở nước khác;

Xem xét đơn đăng ký:

Đơn đăng ký sẽ sang giai đoạn xét nghiệm đơn thường kéo dài 05 tháng. Nếu đơn đăng ký không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ sẽ ra thông báo từ chối; người nộp đơn có quyền khiếu nại thông báo trên trong thời hạn 06 tháng.

Ngược lại, nếu đơn đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì sẽ được sang giai đoạn công bố đơn trên công báo nhãn hiệu hàng hóa.

Hết thời hạn đăng trên công báo nhãn hiệu hàng hóa. Nếu không có cá nhân, tổ chức nào phản đối; người nộp đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ là 10 năm.

Trên đây là bài viết về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ quốc tế. Nếu có vấn đề cần tư vấn những dịch vụ pháp luật liên quan. Vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh

Điện thoại: 024-6292- 6678

Di Động: 0969-078- 234

Email: lienhe@luatsutran.vn

Website: luatsutran.vn

Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, Số 17 Tố Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác vui lòng gọi hotline để được tư vấn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139