Văn phòng công chứng, phòng công chứng nguyễn văn tuấn là nơi để việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc được cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng.
Điều kiện mở phòng công chứng nguyễn văn tuấn
Văn phòng công chứng là văn phòng có trách nhiệm công chứng các loại giấy tờ sao cho đúng với bản gốc. Văn phòng công chứng có quyền công chứng các loại giấy tờ giống như các cơ quan hành chính quốc gia. Vì vậy, nó là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Điều kiện mở văn phòng công chứng gồm:
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng 2014
Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh và không có thành viên góp vốn mở văn phòng công chứng
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận
Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định
Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy.
Đề án thành lập phòng công chứng nguyễn văn tuấn
Dựa theo điều kiện mở văn phòng công chứng, đề án thành lập văn phòng công chứng cũng cần phải đầy đủ các vấn đề, nội dung sau:
* Sự cần thiết của việc thành lập văn phòng công chứng:
Chứng minh được sự cần thiết của văn phòng công chứng tại khu vực dự kiến đặt trụ sở mở văn phòng công chứng, bên cạnh đó cần chứng minh khả năng đáp ứng nhu cầu công chứng của Văn phòng công chứng.
* Về tổ chức và nhân sự của Văn phòng Công chứng: Cần phải làm rõ
Loại hình mở văn phòng công chứng
Tên, số và quyết định bổ nhiệm công chứng viên, số thẻ và ngày cấp thẻ công chứng viên
Dự kiến kế hoạch chấm dứt hành nghề luật sư, thừa phát lại, trọng tài viên, đấu giá viên, giám định viên tư pháp, tư vấn viên pháp luật của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng
Tên gọi và tên giao dịch dự kiến khi thành lập văn phòng công chứng
Dự kiến nhân sự của Văn phòng công chứng: số lượng, trình độ và kinh nghiệm…;
Khả năng quản trị Văn phòng
* Về cơ sở vật chất khi thành lập văn phòng công chứng, cần nêu rõ:
Trụ sở: Vị trí dự kiến đặt Văn phòng công chứng; Tổng diện tích sử dụng của Văn phòng công chứng; Diện tích Văn phòng dành cho lưu trữ; Diện tích mở văn phòng công chứng dành cho tiếp dân.
Cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng công chứng;
Đề án phải nêu rõ điều kiện thực hiện các quy định về an ninh trật tự và an toàn giao thông.
Phương hướng áp dụng công nghệ thông tin;
* Kế hoạch triển khai hoạt động mở Văn phòng công chứng:
Tiến độ thực hiện các dự kiến về tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất khi thành lập văn phòng công chứng;
Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng;
Tiến độ và các kế hoạch mở văn phòng công chứng;
Điều kiện lưu trữ, kế hoạch thực hiện việc lưu trữ, quy trình lưu trữ hồ sơ;
Các vấn đề khác liên quan khác.
Phân biệt Phòng công chứng và Văn phòng công chứng
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì Phòng công chứng là của nhà nước, thường được quen gọi là công chứng nhà nước. Còn Văn phòng công chứng là của tư nhân, thường quen gọi là công chứng tư. Vậy nên khi đi công chứng bạn để ý tên của tổ chức công chứng đó, nếu là “Phòng” thì là của Nhà nước còn nếu là “Văn phòng” thì của tư nhân. Ngoài ra Phòng công chứng thường đặt tên theo số, VD Phòng công chứng số 1, số 2, số 3…
Về cơ bản chỉ khác nhau tên gọi và chủ sở hữu vốn thôi, cách thức hoạt động liên quan đến khách hàng công chứng hoàn toàn giống nhau. Còn để đánh giá cái nào tốt hơn cái nào thì còn phải xét thêm nhiều yếu tố nữa.
Có hướng dẫn thủ tục cho bạn mà chưa cần xem giấy tờ hay không?
Thông thường trước khi đi công chứng bạn thường muốn hỏi thủ tục trước, sau đó khi lựa chọn được nơi công chứng rồi thì mới mang giấy tờ qua. Nhưng không phải nơi nào cũng chịu khó giải thích thủ tục cho bạn khi chưa có giấy tờ. Khi đó họ thường bảo bạn đại ý là mang giấy tờ qua rồi họ sẽ nói cụ thể. Điều đó không phải do khả năng hay trình độ mà có lẽ chỉ là do họ muốn tư vấn chính xác hơn cho bạn mà thôi.
Tuy nhiên có rất nhiều VPCC sẵn sàng tư vấn cặn kẽ, chi tiết cho bạn khi bạn chỉ đến hỏi hoặc thậm chí hỏi qua điện thoại thôi mà chưa cần phải mang bất cứ giấy tờ nào đến. Hãy ưu tiên chọn những VPCC như vậy.
Tư vấn và hướng dẫn có rõ ràng, dễ hiểu hay không?
Bạn thích một người tư vấn nhiệt tình, nhiều nội dung và nhiều giải thích hay một người tư vấn ngắn gọn và đúng trọng tâm?
Tuy cách thức và khả năng diễn đạt của mỗi người là khác nhau nhưng các công chứng viên (CCV) và chuyên viên của VPCC đều được đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật chuyên nghiệp. Đúng là những người tư vấn nhiệt tình thường gây được nhiều thiện cảm hơn nhưng theo tôi, bạn nên ưu tiên chọn VPCC tư vấn một cách gọn gàng, đúng câu hỏi, và quan trọng là bạn cảm thấy dễ hiểu là được. Nhiều khi việc giải thích nhiều vấn đề sẽ làm bạn thấy rối hơn khi được tư vấn xong.
Giá cả, phí dịch vụ có rõ ràng hay không?
Phí dịch vụ là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mỗi khách hàng đến công chứng. Theo quy định thì các VPCC đều phải công khai niêm yết các loại phí tại trụ sở. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thời gian xem và hiểu được bảng phí đó.
Vậy nên nếu bạn hỏi tư vấn dù trực tiếp hay qua điện thoại thì cũng đừng ngần ngại mà hỏi các chi phí cụ thể cho việc công chứng của bạn, công chứng thì ngoài phí nhà nước theo quy định, còn có thể có các loại phí như: phí soạn thảo, phí ký ngoài trụ sở, phí ký ngoài giờ…
Bạn nên ưu tiên chọn những VPCC có sự tư vấn rõ ràng các loại phí. Rõ ràng ở đây không nhất thiết phải là một con số cụ thể, bởi vì còn phụ thuộc vào hồ sơ và giá trị tài sản của bạn khi công chứng nữa. Mà rõ ràng thể hiện ở việc bạn hiểu được với vụ việc của bạn thì có những phí gì, cách tính như thế nào, tổng chi phí hết khoảng bao nhiêu tiền…
Bạn cũng lưu ý là VPCC sẽ có một bộ phận kế toán riêng để tính các chi phí, vậy nên nhiều khi người tư vấn cho bạn sẽ không nhớ hết được mà phải hỏi bộ phận kế toán. Do đó có thể họ sẽ hẹn gọi lại và thông báo chi phí cho bạn sau. Đó là việc rất bình thường, không có gì “mập mờ” đâu.
Thái độ phục vụ tại phòng công chứng nguyễn văn tuấn và thực hiện công việc như thế nào?
Công chứng cũng là một dịch vụ, đó là một loại dịch vụ pháp lý. Nhưng không giống như cơ quan hành chính nhà nước, bạn không có quyền lựa chọn, thì ngược lại dịch vụ công chứng cũng như rất nhiều dịch vụ khác trong xã hội, khi đi công chứng bạn là khách hàng và bạn trả tiền để được phục vụ. Vậy nên bạn có quyền được hưởng một dịch vụ tốt và chất lượng, phù hợp với số tiền mà bạn bỏ ra. Nếu không, bạn có quyền tự do lựa chọn bất kỳ một VPCC nào khác.
Bạn biết điều này và VPCC cũng như các công chứng viên cũng đều hiểu điều này. Vậy nên sẽ không bao giờ có chuyện VPCC gây khó khăn hay cửa quyền với bạn. Nếu như có một lúc nào đó bạn cảm thấy như vậy, bạn hãy bình tĩnh suy nghĩ xem, có phải bạn đang “hiểu lầm” họ hay không?
Chẳng hạn, nếu bạn thấy họ yêu cầu bạn quá nhiều giấy tờ, mà bạn cảm thấy rằng không cần thiết, thì đó là do “quy định nó vậy”, họ cũng muốn bớt giấy tờ cho bạn lắm nhưng đó là quy định của pháp luật và điều quan trọng hơn, đó là để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro và tranh chấp cho cả bạn và cho cả VPCC.
Nếu bạn thấy giấy tờ lằng nhằng, đừng chần chừ hãy hỏi ngay là tại sao lại phải cung cấp những giấy tờ này, hỏi đến khi nào họ giải thích cho bạn hiểu thì thôi. Lúc đó bạn sẽ thấy thoải mái khi cung cấp giấy tờ cho họ.
Về cách thức thực hiện công việc thì cứ nhanh, gọn, cẩn thận và chính xác là được rồi. Cái này bạn nhìn hợp đồng họ soạn ra là sẽ đánh giá được phần nào. Thỉnh thoảng lỡ sai vài lỗi chính tả trong hợp đồng, văn bản mà bạn phải đi đính chính lại cũng không sao, chuyện bình thường thôi, không đánh giá được chất lượng VPCC ở mấy lỗi chính tả đó.
Về thái độ thì bạn cứ đánh giá dựa trên cảm nhận của bạn là chính xác rồi. Dù cảm nhận đó là chủ quan hay khách quan thì dù sao cũng phải có thiện cảm với nhau thì làm việc mới thoải mái được.
Mức độ nhiệt tình và dễ dàng đến đâu?
Bạn đến một VPCC mà họ cực kỳ nhiệt tình tư vấn cho bạn, thiếu giấy tờ gì họ cũng có cách giải quyết. Vụ việc, giao dịch của bạn khó khăn và phức tạp đến đâu họ cũng có thể xử lý được trong khi có thể bạn đã bị một số VPCC khác từ chối hoặc yêu cầu giấy tờ “lằng nhằng” hơn.
Nói chung là kiểu gì bạn cũng sẽ công chứng được hợp đồng, giao dịch ở VPCC đó. Đương nhiên kèm theo đó sẽ là thêm một khoản chi phí khác nữa. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy hài lòng và thoải mái hơn những nơi khác rồi. Nhưng liệu bạn có nên YÊN TÂM với hợp đồng, văn bản đã được công chứng như vậy không? Chưa chắc đâu nhé.
Sau một thời gian không ngắn được trải nghiệm các dịch vụ công chứng, và được tiếp xúc với các công chứng viên cũng như chuyên viên tư vấn, tôi nhận thấy là không giống như luật sư, sẽ chỉ bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng, thân chủ của mình, thì nhiệm vụ của các công chứng viên là phải đảm bảo an toàn tối đa cho các giao dịch, hợp đồng, văn bản mình công chứng, mà không được nghiêng về phía bên nào cả, kể cả đó là bên khách hàng đã thuê mình công chứng.
Mối quan hệ giữa VPCC và khách hàng có thể nói là “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”. Bất kỳ bên nào vô tình hay cố ý làm sai cũng sẽ gây hại cho bên còn lại.
Bạn luôn nghĩ rằng, văn bản, hợp đồng của bạn “có công chứng” là hoàn toàn yên tâm và chắc ăn rồi? Thực tế thì chưa hẳn là như vậy. Chỉ có VPCC và CCV nào ý thức được mối quan hệ “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu” với khách hàng thì khi đó giao dịch, hợp đồng của bạn mới được đảm bảo an toàn và có thể yên tâm được. Đó là những VPCC và CCV có trách nhiệm và có “tâm”. Bạn có thể đặt niềm tin vào dịch vụ của họ.
Nhưng một số VPCC và CCV lại không nghĩ vậy, họ đặt việc công chứng được và thu được phí dịch vụ của khách hàng là ưu tiên số một, hoặc họ có tư duy cho rằng chỉ chứng nhận đúng là có người đó, thực hiện giao dịch đó mà không cần quan tâm đến các yếu tố pháp lý hay giấy tờ khác liên quan. Họ cho rằng khi có tranh chấp, rủi ro thì đó là việc của khách hàng, mình không có liên quan gì cả.
Thực tế là văn bản, hợp đồng đã công chứng vẫn có nguy cơ bị vô hiệu hoặc bị hủy bởi tòa án, thêm vào đó nếu như văn bản hay hợp đồng đó có những điều khoản rất bất lợi cho bạn, thì bạn sẽ có khả năng thua rất lớn khi có tranh chấp và phải ra tòa.
Như vậy có thể là cùng một giao dịch nhưng khi bạn công chứng ở VPCC này thì giao dịch của bạn sẽ an toàn nhưng nếu công chứng ở VPCC khác thì bạn lại đang phải đối mặt với nguy cơ văn bản hợp đồng bị vô hiệu hoặc rủi ro và tranh chấp cao trong tương lai. Cách nhận biết tốt nhất trong trường hợp này có lẽ là… hỏi.
Nếu bạn cảm thấy “có gì đó sai sai”, bạn hãy hỏi họ thật cụ thể và chi tiết để họ giải thích lý do, bạn hãy đặt ra nhiều tình huống và giả thiết (nếu thế này hoặc nếu thế kia thì có sao không chẳng hạn) để biết được các rủi ro có thể phát sinh. Nơi nào giải thích rõ ràng và bạn thấy vấn đề được sáng tỏ, thì bạn có thể yên tâm và tin tưởng nơi đó.
Chốt lại 1 câu: Chưa chắc VPCC yêu cầu bạn cung cấp ít giấy tờ và đơn giản đã tốt và đáng tin cậy hơn VPCC yêu cầu nhiều giấy tờ hơn đâu nhé.
Cách xử lý vấn đề có linh hoạt và đúng quy định?
VPCC làm việc chắc chắn cẩn thận là rất tốt rồi, nhưng nếu nguyên tắc quá thì bạn sẽ thấy hơi… nản. Nhất là khi việc xử lý một cách linh hoạt lại không hề trái luật. Tình huống cần linh hoạt phổ biến hơn cả ở các VPCC đó là thay thế một số giấy tờ.
Có một số giấy tờ có thể thay thế cho nhau mà vẫn đúng quy định của pháp luật. Một VPCC biết cách tư vấn để khách hàng có thể cung cấp các giấy tờ thuận lợi hơn cho khách hàng mà vẫn đúng quy định, đảm bảo an toàn cho hợp đồng, giao dịch thì đó là một VPCC đáng để bạn tin tưởng và trả phí dịch vụ cho họ.
Cách giải quyết khi lỡ làm sai
Khi bạn làm bất cứ việc gì thì sai sót cũng là điều không thể tránh khỏi. Công chứng là một dịch vụ pháp lý, có thể chỉ cần một sai sót nhỏ cũng gây thiệt hại lớn cả cho khách hàng và cho công chứng viên. Vì vậy công chứng viên cũng là một nghề có sự rủi ro và tính trách nhiệm cao.
Những sai sót mà tôi nói ở đây là những sai sót không gây hậu quả nghiêm trọng và đã kịp được phát hiện ra trước khi phát hành hợp đồng công chứng, chẳng hạn như quên, thiếu 1 giấy tờ nào đó, nhầm lẫn trong văn bản, hợp đồng, giải thích sai, giải thích nhầm quy định cho khách hàng..v..v..
Những sai sót này kể cả ở những VPCC tốt nhất đi nữa thì thỉnh thoảng vẫn xảy ra và nếu không may điều “thỉnh thoảng” đó lại rơi trúng vào bạn thì bạn cũng hãy cho họ cơ hội để sửa sai.
Nếu như họ trung thực nhận lỗi và sửa sai một cách đàng hoàng, minh bạch và có trách nhiệm, quan trọng là bạn cảm thấy hài lòng thì đó là một VPCC tốt và đáng tin cậy. Bạn nên tiếp tục sử dụng dịch vụ của họ trong tương lai.
Còn nếu biết chắc lỗi sai là do họ rồi nhưng họ vẫn tìm cách từ chối và đổ lỗi cho ai đó, hoàn cảnh nào đó… thì bạn nên cân nhắc việc có nên tiếp tục sử dụng dịch vụ công chứng của những nơi đó hay không.
Đó là 8 điều cần lưu ý khi bạn lựa chọn VPCC để công chứng các giao dịch, hợp đồng, văn bản mà tôi muốn chia sẻ với bạn qua quá trình tiếp xúc và làm về công chứng.
Tóm lại, một VPCC to, hoành tráng, vị trí đẹp cũng không hoàn toàn phản ánh được chất lượng dịch vụ tương xứng. Phòng công chứng nhà nước chưa chắc đã yên tâm hơn hẳn các VPCC tư nhân.
Tư vấn thủ tục công chứng nhiệt tình tại phòng công chứng nguyễn văn tuấn
Trước khi lựa chọn văn phòng công chứng, bạn nên gọi điện qua số Hotline để đươc tư vấn về thủ tục. Cũng như giấy tờ cần chuẩn bị trước.
Một văn phòng công chứng uy tín chắc chắn sẽ tư vấn thủ tục, hồ sơ chuẩn bị một cách đầy đủ, chi tiết. Chẳng hạn, với những bản hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn. Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ quy định tại Khoản 1
Điều 40 Luật công chứng 2014:
“ Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”.
Văn phòng công chứng phải căn cứ vào những giấy tờ quy định trên để tư vấn cho bạn. Sự nhiệt tình, chuyên nghiệp ở văn phòng công chứng được thể hiện đầu tiên ở khâu tư vấn khách hàng.
Phẩm chất công chứng viên tại phòng công chứng nguyễn văn tuấn
Phẩm chất công chứng viên tốt cũng chứng tỏ văn phòng công chứng uy tín hay không. Trước hết, công chứng viên phải hội tụ đủ tiêu chuẩn theo Điều 8 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
Có bằng cử nhân luật;
Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”
Công chứng viên phải có am hiểu pháp luật (có bằng cử nhật luật và có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật).
Ngoài ra, công chứng viên có kiến thức nghiệp vụ tốt. Đã tốt nghiệp khóa đào tạo hành nghề công chứng, đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Và phải có sức khỏe để tiến hành công việc. Bởi công chứng là hành nghề tương đối vất vả.
Thâm niên của phòng công chứng nguyễn văn tuấn
Trong lĩnh vực pháp luật nói chung và công chứng nói riêng, thâm niên hành nghề là một trong những thước đo về văn phòng công chứng uy tín không.
Một văn phòng công chứng hoạt động với kinh nghiệm nhiều năm, được tiếp xúc với rất nhiều tình huống pháp lý.
Và công chứng nhiều loại hợp đồng khác nhau…
Văn phòng công chứng giàu kinh nghiệm mới đáp ứng đủ yêu cầu. Hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng.
Hiện có khá nhiều văn phòng uy tín, nhưng được mệnh danh là văn phòng công chứng chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Phải kể đến Văn phòng công chứng Luật Trần và Liên danh.
Văn phòng công chứng Luật Trần và Liên danh luôn tư vấn thủ tục, hồ sơ cần thiết cho khách hàng đầy đủ. Khách hàng yên tâm giao sự việc yêu cầu công chứng.
Hơn nữa, đội ngũ công chứng viên giàu kinh nghiệm. Vừa có đức lại vừa có tài. Chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
Đảm bảo tiêu chuẩn là công chứng viên giỏi.
Trên đây là bài viết tư vấn về phòng công chứng nguyễn văn tuấn của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.