Để được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý đó. Vậy, pháp luật quy định chỉ dẫn địa lý như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh xin cung cấp một số nội dung về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (Điều 79, Điều 80, Điều 88, khoản 7 Điều 93, Điều 108, Điều 110, Điều 139, khoản 1 Điều 142);
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 (khoản 15 Điều 1);
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (Mục 1 Chương 1 Các Khoản 7, 12, 13 và 14 Mục 1 Chương I, Khoản 3 và 4 Mục 1 Chương I, Mục 6 Chương I);
- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN (Khoản 5 Điều 2);
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP (Điều 8).
Khái niệm chỉ dẫn đại lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Ví dụ:
– Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” (Hòa Bình) cho sản phẩm cam quả: Cam Cao Phong có vỏ quả màu vàng đậm, tép màu vàng đậm; mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt đậm
– Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm hạt tiêu: Hạt tiêu Quảng trị có vị cay và vị thơm đặc trưng.
– Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Kim” (Tiền Giang) cho sản phẩm quả vú sữa lò rèn: Quả vú sữa lò rèn Vĩnh Kim có dạng hình cầu hoặc hình cầu hơi thuôn. Vỏ quả khi chín trắng ửng hồng, vỏ dày. Hạt quả nhỏ. Chiều cao quả từ 7,3-8cm, chiều rộng quả từ 7,3-8,4cm. Thịt quả có màu trắng đục, mềm, nước dạng sữa, dày thịt, tỷ lệ thịt quả cao, ít hạt. Vú sưa lò rèn Vĩnh Kim có mùi vị rất ngọt, béo, mùi thơm dịu đặc trưng.
– Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê tại Việt Nam và Thái Lan: Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” là cà phê nhân, có màu xanh xám, xanh lục hoặc xám lục nhạt, kích thước hạt cà phê có độ dài từ 10 – 11 mm, độ rộng từ 6 -7 mm và độ dày từ 3 – 4 mm. Khi rang đến độ chín thích hợp, cà phê có hương thơm đặc trưng. Loại cà phê này có vị đắng dịu, nhẹ, không chát và có hàm lượng cà phê in từ 2,0 đến 2,2 %.
– Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm tại Việt Nam và EU: Sản phẩm nước mắm Phú Quốc cón đặc trưng chỉ sản xuất bằng cá cơm, có màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu, mùi vị thơm ngon.
Cần phải phân biệt hai khái niệm “chỉ dẫn địa lý” và “chỉ dẫn nguồn gốc”. Chỉ dẫn nguồn gốc là dấu hiệu chỉ ra tên địa lý của một quốc gia, một khu vực hay một vùng cụ thể nơi sản phẩm được tạo ra mà không cần dựa trên chất lượng hay tính chất đặc thù của sản phẩm. Chỉ dẫn nguồn gốc không phải là sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm mà chỉ là giúp người tiêu dúng biết được sản phẩm đó có xuất xứ từ đâu, ví dụ: made in Vietnam, made in China…
Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như sau:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Chỉ dẫn đại lý phải gắn với một khu vực địa phương cụ thể. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ. Khu vực địa lý có thể là một đơn vị hành chính quốc gia hoặc khu vực địa lý thuộc nhiều đơn vị hành chính hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
– Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
– Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
– Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định:
– Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
– Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
– Mối quan hệ giữa danh tiếng, chất lượng sản phẩm với điều kiện địa lý thể hiện ở việc có mối liên hệ phụ thuộc giữa chất lượng đặc thù, danh tiếng của hàng hóa với môi trường địa lý được chỉ rõ trong chỉ dẫn địa lý đó. Hàng hóa, sản phẩm phải có ít nhất có một tính chất đặc thù về chất lượng hoặc có danh tiếng liên quan đến điều kiện địa lý tự nhiên, con người của địa phương đó.
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua Luật Trần và Liên Danh);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Ủy quyền đăng ký bảo hộ
Ủy quyền
Chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn đại lý tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đại diện hợp pháp ở đây có thể là:
– Đối với tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:
+ Trường hợp chủ đơn là cá nhân: người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của chủ đơn, tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo uỷ quyền của chủ đơn;
+ Trường hợp chủ đơn là tổ chức: người đại diện theo pháp luật của chủ đơn hoặc người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật của chủ đơn uỷ quyền; tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo uỷ quyền của chủ đơn); người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam (nếu chủ đơn là tổ chức nước ngoài).
– Đối với tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam: thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo ủy quyền của chủ đơn).
Tái uỷ quyền
Tái uỷ quyền là việc người nhận quyền uỷ quyền lại cho người thứ ba – bên nhận tái uỷ quyền; Việc tái uỷ quyền làm phát sinh quan hệ uỷ quyền thứ cấp giữa bên nhận uỷ quyền với bên nhận tái uỷ quyền, song song tồn tại với quan hệ uỷ quyền giữa chủ đơn với bên nhận uỷ quyền; Có thể tồn tại quan hệ uỷ quyền đa cấp nếu người nhận tái uỷ quyền tiếp tục tái uỷ quyền cho người khác.
Việc tái uỷ quyền có thể được thực hiện nhiều lần, với điều kiện người nhận uỷ quyền và người nhận tái uỷ quyền phải là tổ chức, cá nhân được phép đại diện nêu trên. Việc uỷ quyền cho các chủ thể không được phép đại diện bị coi là vô hiệu, kể cả trường hợp sau đó người được uỷ quyền tái uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân được phép đại diện.
Các bước tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm:
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo cho người nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp hồ sơ phải sửa chữa thiếu sót đó.
Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Thủ tục này nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn. Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh về thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Trên đây là một số ý kiến và nội dung Luật Trần và Liên Danh cung cấp cho quý khách hàng về đăng ký chỉ dẫn địa lý, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, quý khách vui lòng với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.