Điều kiện thành lập công ty kiểm toán

dieu kien thanh lap cong ty kiem toan

Để thành lập công ty kiểm toán thì các thành viên sáng lập phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Các điều kiện này đã được quy định chi tiết tại Luật kiểm toán độc lập 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vậy điều kiện thành lập công ty kiểm toán, thủ tục thành lập công ty kiểm toán như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho quý vị!

Các hình thức công ty kiểm toán

Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011, hiện nay các công ty chỉ được đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán nếu thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp sau:

Một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân

Như vậy công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần là hai hình thức doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Ngoài ra công ty kiểm toán sẽ không được đầu tư vốn để thành lập một doanh nghiệp khác theo quy định hiện nay.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh thì phải có tối thiểu 2 thành viên góp vốn/hai thành viên hợp danh là kiểm toán viên, Dịch vụ thành lập công ty.

Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải là kiểm toán viên.

Người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên.

Ngoài ra đối với hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì phải đáp ứng thêm 2 điều kiện sau:

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH phải từ 5 tỷ đồng trở lên và phải đảm bảo duy trì được khoản vốn này trong suốt quá trình hoạt động.

Tổng vốn góp của các thành viên là tổ chức tối đa là 35% vốn điều lệ của công ty. Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức phải là kiểm toán viên.

Thành lập doanh nghiệp kiểm toán

Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Dịch vụ kiểm toán cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật số 03/2016/QH14. Vì vậy, để tiến hành hoạt động, các nhà đầu tư cần tìm hiểu các quy định về điều kiện đầu tư được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Chúng tôi xin cung cấp và gửi đến Quý Khách hàng một số thông tin căn bản như sau:

dieu kien thanh lap cong ty kiem toan
điều kiện thành lập công ty kiểm toán

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì chỉ được thành lập doanh nghiệp theo các hình thức sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

Công ty hợp danh;

Doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ doanh nghiệp;

Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;

Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;

Giấy ủy quyền cho;

Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc, thủ tục thành lập công ty.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho chúng tôi hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty và không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là kiểm toán viên hành nghề;

Từ ngày 01/01/2015, vốn pháp định là 05 tỷ đồng;

Tỷ lệ vốn góp của tổ chức là tối đa 35%. Trường hợp nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số tỷ lệ góp vốn tối đa 35%.

Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.

Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.

Đối với công ty hợp danh:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;

Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.

Hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục I – Thông tư 203/2012/TT-BTC);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục III – Thông tư 203/2012/TT-BTC);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;

Bản sao Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với công ty TNHH, công ty hợp danh;

Bản sao Điều lệ công ty;

Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh (theo mẫu quy định tại phụ lục IV – Thông tư 203/2012/TT-BTC);

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải có văn bản xác nhận về vốn.

Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tài chính.

Trình tự xử lý:

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối, Bộ Tài chính sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, cách thành lập công ty.

Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình.

Dịch vụ tư vấn điều kiện thành lập công ty kiểm toán của Luật Trần Và Liên Danh

Tư vấn qua tổng đài:

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Trần và Liên Danh làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối tổng đài:

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến điều kiện thành lập công ty kiểm toán. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline Công ty luật để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139