Các mô hình đặc khu kinh tế (SEZ) được thành lập và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới từ vài chục năm nay. Đặc khu kinh tế thu just cã nhà đầu tư bởi những ưu đãi về thuế, hải quan,..Bài viết xoay quanh các vấn đề liên quan đến đặc khu kinh tế.
Khái niệm của đặc khu kinh tế
Các mô hình đặc khu kinh tế (SEZ) được thành lập và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới từ vài chục năm nay, mục tiêu là để tạo ra những khu vực mở, ít chịu sự ràng buộc bởi hệ thống các quy định hành chính chồng chéo và tạo nhiều ưu đãi (về thuế, giá thuê đất, chi phí giao dịch, hạn ngạch, hải quan, quy định lao động) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư, kiến tạo việc làm, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoài ra, SEZ còn được xem là phòng thí nghiệm thể chế đối với các nền kinh tế chuyển đổi, từ đóng kín sang mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế
Đặc khu kinh tế hay khu kinh tế đặc biệt (tiếng Anh: Special Economic Zones — SEZ, là khu vực có địa giới xác định, có diện tích rộng hơn khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc lãnh thổ quốc gia. Đặc biệt, khu vực này được áp dụng các ưu đãi về chế độ hải quan, ngoại hối, thuế, thị thực đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng hơn 200 đặc khu kinh tế ở hơn 60 quốc gia, tuỳ theo từng quốc gia mà sẽ có những tên gọi khác nhau như: khu vực kinh tế tự do, khu vực công nghiệp tự do, khu vực khuyến khích xuất khẩu. Tại Việt Nam, hiện tại có 3 đặc khu kinh tế là Phú Quốc – Kiên Giang, Vân Đồn – Quảng Ninh, Bắc Vân Phong – Khánh Hoà.
Mục đích của đặc khu kinh tế
Đặc khu kinh tế thành lập nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, nhằm thu hút vốn nước ngoài, tiếp nhận với công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh tế, mục đích cuối cùng là giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Đặc điểm nổi bật của đặc khu kinh tế
– Cơ chế của đặc khu kinh tế
+ Thời gian thuê đất: Doanh nghiệp có thể thuê đất tại đặc khu có thời gian tối đa là 99 năm
+ Thuế thu nhập cá nhân: Miễn thuế TNCN trong vòng 5 năm, và tiếp tục giảm thuế TNCN trong các năm tiếp theo.
+ Tổ chức chính quyền: Đặc khu kinh tế sẽ không có hội đồng nhân dân, mà thủ tướng sẽ trực tiếp bổ nhiệm trưởng đặc khu.
+ Sở hữu nhà ở với đối tượng là người nước ngoài: Người nước ngoài có thể tự do mua bán nhà (lao động tối thiểu là 3 tháng), đối với biệt thự là thời hạn vĩnh viễn, và thời hạn 99 năm với chung cư.
+ Đối với Casino thì người Việt có thể chơi tại đây.
– Biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, thuận lợi, thiết lập môi trường sống và điều kiện sống lý tưởng cho người sinh sống và làm việc tại đặc khu kinh tế này.
+ Xây dựng nên một môi trường kinh doanh lý tưởng, tạo điều kiện hết mức có thể để thu hút đầu tư, như là miễn giảm thuế, giảm tải quy chế, thiết lập các chính sác linh hoạt về lao động’
+ Đặc khu kinh tế phải nằm ở những vị trí chiến lược như cảng biển hay cảng hàng không quốc tế,..
+ Đặc khu kinh tế được hưởng những chính sác hỗ trợ và ưu đãi khác.
Ưu đãi siêu đặc biệt tại đặc khu kinh tế SEZ
Các đặc khu kinh tế thường có vị trí chiến lược, có điều kiện phát triển về giao thông, gắn liền với các cảng biển, các cảng hàng không quốc tế…Các nước, quốc gia trên thế giới thành lập các đặc khu kinh tế luôn có những chính sách đặc biệt – đặc quyền để tạo ra giá trị lợi ích tối đa trong việc tăng trưởng nền kinh tế khu vực.
Môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Miễn giảm thuế
Quy chế lỏng
Chính sách linh hoạt về lao động
Điều kiện sống tốt, môi trường sống hiện đại
Dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ thương mại đạt chuẩn quốc tế
Cơ sở hạ tầng hiện đại
Diện tích tối thiểu là 100 km²
Vị trí địa lý chiến lược
Thị trường tiêu dùng lớn
Có nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Có cảng biển, cảng hàng không quốc tế
Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế
Một số thách thức gặp phải của đặc khu kinh tế
Các nhà đầu tư rót vốn vào SEZ thường được hứa hẹn bởi những lợi ích mà họ có thể đạt được, chẳng hạn như khả năng sản xuất và buôn bán hàng hóa với mức giá thấp hơn để nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu nhờ lợi thế kinh tế tập trung (economics of agglomeration) – các doanh nghiệp thường có xu hướng đặt cạnh nhau, hình thành nên các cụm ngành (industrial cluster) nhằm tận dụng lợi thế dựa trên quy mô (economics of large scale) lẫn hiệu ứng mạng lưới (network effect), giúp chi phí sản xuất kinh doanh giảm đi đáng kể nhờ có thêm nhiều nhà cung cấp cạnh tranh, cũng như đạt được sự chuyên môn hóa và phân công lao động tốt hơn.
Năm 2015, tờ The Economist [1] có một loạt bài phân tích về triển vọng của mô hình đặc khu kinh tế, và cho rằng các SEZ này thực chất không quá đặc biệt (not so special) bởi có tới ba phần tư các nước trên thế giới đang áp dụng (với số lượng hơn 4300 SEZ). Ngay đến Nhật Bản, chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe (Abenomics) đưa ra năm 2014 cũng đề cập đến SEZ như một lựa chọn giải pháp trong một loạt những nỗ lực để vực dậy nền kinh tế vốn bị suy trầm đã quá lâu (suốt hơn 2 thập kỷ kể từ khi bong bóng tài chính vỡ năm 1989).
Nhìn chung, sự ra đời của các SEZ thường được dựa trên cùng một mô típ: chính quyền chọn lấy một khu đất, gọi tên đó là đặc khu kinh tế, rồi ban hành những quy định ưu đãi về thuế, đất đai, thủ tục hải quan để mời gọi nhà đầu tư, rồi kỳ vọng nó sẽ biến thành một Thẩm Quyến mới, hay thậm chí là cả Silicon Valley (Hoa Kỳ). Tuy nhiên, nếu vấn đề đơn giản như vậy thì thế giới có lẽ đã tràn ngập những nền kinh tế thịnh vượng, cũng như khoảng cách phát triển giữa các quốc gia cũng đã không ngày càng bị kéo giãn.
Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng toàn màu hồng, khi mà nhiều SEZ ở châu Phi vắng bóng các nhà đầu tư; hay ngay cả Ấn Độ – nước có tiềm năng cạnh tranh với Trung Quốc – cũng chứng kiến sự thất bại của hàng trăm SEZ. Bên cạnh đó, những SEZ lấp đầy các dự án đầu tư cũng phải trả giá bằng chi phí cơ hội không hề rẻ, liên quan đến tình trạng thất thu thuế trong nhiều năm (do quá rộng rãi trong quy định về mức thuế suất và thời hạn được miễn giảm thuế); rồi chính sách ưu đãi quá mức cho các SEZ cũng gây méo mó nền kinh tế, chưa kể còn tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng, rửa tiền, thao túng chính sách (nhất là đất đai) nếu quản lý không hiệu quả.
The Economist đã chỉ ra ba nguyên nhân chủ chốt dẫn tới sự thất bại của các SEZ. Thứ nhất, những ưu đãi, dù trên bất cứ khía cạnh nào, thì cũng không tránh khỏi việc phải sử dụng ngân sách hoặc ảnh hưởng tới thu chi ngân sách. Thứ hai, đó là áp lực xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là khi các đặc khu thường được chọn đặt ở nơi chưa hoàn thiện và đồng bộ về hạ tầng. Thứ ba, và có lẽ cũng quan trọng nhất, chính là các cam kết nới lỏng về mặt quản lý ở những nơi được gọi là đặc khu thường chỉ mang tính “khẩu hiệu”, còn lại thì cơ chế – chính sách vẫn không có nhiều thay đổi trên thực tế.
Như vậy, đặc khu kinh tế thực chất chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, mà phần “chìm” chính là những thách thức đòi hỏi cần phải có sự cởi trói và chuyển mình về mặt cơ chế – chính sách.
Một số đặc khu kinh tế tại Việt Nam
Luật đặc khu kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì xây dựng và gọi tắt là “Dự Thảo Luật Đặc Khu”. Dự thảo này đã được Chính Phủ trình với Quốc Hội để xin ý kiến tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2017 và được tiếp thu, chỉnh lý và trình tiếp tại kỳ họp thứ 5.
Tuy nhiên vấn đề thông qua Dự án Luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa 14 vào tháng 10.2018 do Chính Phủ Việt Nam thông báo đề nghị với Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội vào ngày 9.6.2018.
Đến ngày 11.6.2018, Quốc Hội đã cho ý kiến về việc rút nội dung biểu quyết thông qua Dự án Luật đặc khu và kết quả là 423 đại biểu tán thành trên 432 đại biểu tham gia biểu quyết, chiếm tỷ lệ 87.45%.
Ba đặc khu kinh tế của Việt Nam bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc dự kiến sẽ tạo nên một sức hút cực lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, ba đề án đặc khu kinh tế cần khoảng 70 tỉ USD (khoảng 1,57 triệu tỉ đồng), Vân Đồn cần 270 nghìn tỉ (2018-2030), Bắc Vân Phong 400 nghìn tỉ (2019-2025), và Phú Quốc 900 nghìn tỉ (2016-2030).
– Đặc khu kinh tế Phú Quốc – Kiên Giang
Ngày 22 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Khu kinh tế Phú Quốc chính thức được thành lập khi quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2013.
Theo quy hoạch tổng thể tới năm 2030 sửa đổi, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân gold. Dự kiến, Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế vào năm 2020.
– Đặc khu kinh tế Vân Đồn – Quảng Ninh
Đặc khu kinh tế Vân Đồn là một khu kinh tế ở miền Bắc Việt Nam được thành lập vào năm 2007 với mục tiêu trở thành một trung tâm sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu phi thuế quan và một khu thuế quan có diện tích rộng 2.200 km2 trong đó diện tích đất là 551,33 km2, vùng biển rộng 1620k2.
– Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong – Khánh Hòa
Đặc khu Bắc Vân Phong được thành lập năm 2006 với mục tiêu trở thành mộ hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ – du lịch của khu vực Nam Trung Bộ.
Đây là một đặc khu kinh tế tổng hợp lấy khu cảng trung chuyển container quốc tế làm chủ đạo. Có một khu phi thuế quan và một khu thế quan ngăn cách nhau bằng tường rào.
Khu kinh tế Bắc Vân Phong có diện tích hơn 1500km2 trong đó phần biển rộng hơn 800km2. Với lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT ra vào dễ dàng, giao thông thuận lợi do nằm trên giao lộ Bắc Nam và tây nguyên.
Vai trò của người lao động đối với đặc khu kinh tế ra sao?
Người lao động đóng một vai trò quan trọng trong đặc khu kinh tế bởi vì họ cung cấp lao động và kỹ năng để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong khu vực này. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của người lao động trong đặc khu kinh tế:
Tạo ra lực lượng lao động: Người lao động cung cấp sự đa dạng về lực lượng lao động, từ công nhân đến kỹ sư và chuyên gia chuyên môn, giúp đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong đặc khu.
Tạo ra giá trị thêm: Người lao động đóng góp vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, tạo ra giá trị thêm cho sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong khu vực. Điều này có thể tạo ra cơ hội tăng lương và cải thiện thu nhập cho người lao động.
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Đặc khu kinh tế thường tạo ra cơ hội việc làm và thu hút người lao động từ các khu vực khác. Việc làm này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ, bao gồm thu nhập cao hơn, tiện nghi và cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Tích hợp với cộng đồng: Người lao động thường sống và làm việc trong các đặc khu kinh tế, góp phần vào sự phát triển và tích hợp của khu vực này vào cộng đồng lớn hơn. Họ có thể tạo ra nhu cầu tiêu dùng và tham gia trong các hoạt động xã hội và văn hóa trong khu vực.
Thúc đẩy sự cạnh tranh: Một lực lượng lao động có trình độ cao và năng suất tốt có thể làm cho đặc khu kinh tế trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, thu hút thêm đầu tư và doanh nghiệp mới.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bên cạnh đó, người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và thành công của đặc khu kinh tế bằng cách cung cấp lao động, kỹ năng, và nguồn lực cần thiết cho các hoạt động kinh doanh trong khu vực.
Việt Nam có đặc khu kinh tế không?
Căn cứ theo Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt có nội dung đề cập về đặt khu kinh tế Việt Nam được áp dụng đối với tổ chức và cá nhân có liên quan đến đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì đặt khu kinh tế Việt Nam sẽ có 3 đặc khu kinh tế là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Tuy nhiên dự thảo này trải qua nhiều lần sửa đổi vẫn còn nhiều bất cập và đang bỏ ngỏ. Nên hiện nay Việt Nam vẫn chưa có đặc khu kinh tế.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về đặc khu kinh tế. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.