Thủ tục tách sổ đỏ

thu tuc tach so do

Tách sổ đỏ hộ gia đình về cơ bản thực hiện như thủ tục tách thửa chung nhưng vẫn có điểm riêng biệt, bởi lẽ các thành viên có chung quyền sử dụng đất tách để “chia nhau” hoặc “chia” cho một thành viên chứ không phải chuyển nhượng, tặng cho.

Thủ tục tách sổ đỏ này áp dụng đối với trường hợp đất của hộ gia đình nhưng nay các thành viên tách phần đất của mình tạo thành thửa riêng.

Điều kiện tách Sổ đỏ hộ gia đình

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT và Quyết định quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của các tỉnh, thành thì khi tách Sổ đỏ hộ gia đình cần có đủ các điều kiện sau:

(1) Có Giấy chứng nhận.

(2) Đất không có tranh chấp.

(3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

(4) Đất còn thời hạn sử dụng.

(5) Thửa đất dự định tách đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

Hồ sơ, thủ tục tách Sổ đỏ hộ gia đình

Hồ sơ đề nghị tách Sổ đỏ hộ gia đình

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Thành phần hồ sơ:

Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị tách thửa gồm các thành phần sau:

– Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu số 11/ĐK (người dân phải viết theo mẫu, để có mẫu này người dân có thể tải mẫu tại bài viết hoặc ra gặp công chức địa chính để xin mẫu đơn).

– Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ).

Trình tự, thủ tục tách Sổ đỏ hộ gia đình

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn theo quy định sau đây:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Nếu địa phương đã thành lập Bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) – Một số địa phương là Trung tâm hành chính công.

– Nếu địa phương chưa thành lập Bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất; nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sơ bộ, ghi và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (phiếu hẹn); trường hợp người tiếp nhận hồ sơ không đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ thì người nộp phải hỏi lấy phiếu này.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, phường, thị trấn, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất (thời gian nộp tiền vào ngân sách (nếu có)); không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Phí phải nộp khi tách Sổ đỏ hộ gia đình

Nếu các thành viên trong hộ gia đình thực hiện thủ tục tách Sổ đỏ để tách phần đất của mình thì phải nộp các khoản tiền sau:

* Phí đo đạc khi tách thửa

Phí đo đạc không phải là khoản tiền do Nhà nước thu, nói cách khác đây là khoản tiền mà người tách thửa trả cho đơn vị đo đạc (chi phí thuê đo đạc).

Thông thường phí đo đạc sẽ dao động từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng.

* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

Mức thu của các địa phương hiện nay là từ 100.000 đồng trở xuống.

Ngoài khoản tiền trên thì các thành viên hộ gia đình không phải nộp lệ phí trước bạ (theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 13/2022/TT-BTC).

Việc được miễn lệ phí trước bạ trong trường hợp này cũng dễ hiểu, bởi lẽ khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng lần đầu đã phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định; khi các thành viên tách thửa đất chung của hộ gia đình thành cho cách thành viên thì khi đó thuộc trường hợp đăng ký lại.

Tách sổ đỏ phải nộp các khoản tiền gì?

Lệ phí cấp giấy chứng nhận

Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Theo đó, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, mức thu như sau: Tối đa không quá 100.000 đồng với cấp giấy chứng nhận mới; tối đa không quá 50.000 đồng đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

– Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai không quá 28.000 đồng/1 lần.

– Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính không quá 15.000 đồng/1 lần.

Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác, mức thu tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.

Chi phí đo đạc

Tách sổ đỏ, người dân phải nộp tiền chi phí đo đạc, dao động từ 1.800.000 đồng – 2.000.000 đồng/lần, do tổ chức đo đạc thực hiện nên giá mỗi đơn vị khác nhau – không phải Nhà nước thực hiện.

Tách sổ đỏ để chuyển nhượng, cho tặng cần nộp những khoản lệ phí gì?

Ngoài ra, khi tách sổ đỏ để chuyển nhượng, tặng cho, bạn cần nộp thêm các lệ phí như:

Lệ phí trước bạ nhà đất

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/ 2011/NĐ-CP về tiền sử dụng đất quy định, mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x giá chuyển nhượng.

Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh thành khác nhau.

Câu hỏi thường gặp về thủ tục tách sổ đỏ

Thời gian tách sổ Đỏ thực hiện khoảng bao lâu?

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Điều kiện để có thể tách sổ Đỏ được quy định như thế nào?

Quy định tại khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP ghi nhận hướng dẫn như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Bổ sung Điều 75a như sau:

“Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.”

Từ căn cứ trên, điều kiện tách thửa đối với đất bao gồm:

Phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng.

Điều kiện về diện tích tối thiểu được tách thửa theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều kiện tách thửa cụ thể khác.

Những điều kiện tách thửa này được thực hiện theo quy định riêng tại từng địa phương và do UBND cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn

thu tuc tach so do
thủ tục tách sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục tách sổ đỏ đúng quy định pháp luật

Để được tách thửa thì mảnh đất có quyền sở hữu hợp pháp phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương.

Về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa, anh tham khảo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;

Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trên đây là quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình. Có thể thấy khi tách thửa đất chung của hộ gia đình thành các phần cho các thành viên có chung quyền sử dụng đất vẫn thực hiện theo thủ tục tách thửa chung. Tuy nhiên, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ vì không thuộc trường hợp sang tên.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139