Vận tải hành khách

vận tải hành khách

Làm sao để thành lập công ty vận tải hành khách? Thủ tục ra sao? Hồ sơ thế nào? Đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hành khách cần điều kiện gì không? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau để nắm rõ và áp dụng cho quy trình thành doanh nghiệp của mình nhé!

Thành lập công ty vận tải hành khách – Thành công trong 10 bước

Để thành lập công ty vận tải hành khách thành công, thì doanh nghiệp hãy thực hiện theo quy trình sau đây

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty vận tải hành khách

Để thành lập công ty vận tải hành khách thì doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm những thủ tục sau:

– Danh sách cổ đông hay thành viên công ty

– Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty lên Sở KH & ĐT

– Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty.

– Sau đó, chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty vận tải hành khách.

– Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay không hợp lệ, Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản.

>>> Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật Trần và Liên Danh soạn thảo hồ sơ để tránh tình trạng hồ sơ sai sót.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty.

Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm:

Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp vận tải hành khách sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.

Bước 4: Khắc con dấu công ty

– Công ty vận tải hành khách sẽ cần có con dấu riêng cho công ty mình. Do đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc con dấu sau khi có mã số thuế. Hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên phải đảm bảo có đủ những thông tin cần thiết về tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp.

– Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp công bố mẫu dấu sẽ sử dụng công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Làm tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

– Chủ công ty vận tải hành khách mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.

Bước 6: Đăng ký mua chữ ký số

– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.

Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bước 7: Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGT

– Doanh nghiệp đặt làm bảng hiệu của công ty mình, sau đó treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý. Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…

– Công ty vận tải hành khách thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.

Bước 8: Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty vận tải hành khách. Các loại thuế cụ thể bao gồm:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

– Thuế môn bài, công ty vận tải hành khách phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 9: Góp vốn vào công ty vận tải hành khách

– Công ty vận tải hành khách có thể tiến hành góp vốn bằng tải sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.

– Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty vận tải hành khách là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.

– Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.

Bước 10: Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên

– Để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Luật Trần và Liên Danh để tiết kiệm chi phí. Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên.

Điều kiện thành lập công ty dịch vụ vận tải hành khách

Để kinh doanh vận tải hành khách, doanh nghiệp cần đáp ứng những quy định như sau:

– Có giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực vận tải hành khách.

– Đảm bảo về số lượng và chất lượng phương tiện vận tải.

– Tài xế có đủ chứng chỉ, văn bằng, giấy phép lái xe ô tô theo quy định.

– Chủ doanh nghiệp cần đảm bảo những quy định về bằng cấp chuyên môn.

* Thời hạn giấy phép kinh doanh: Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách chỉ có thời hạn trong vòng 7 năm. Sau thời hạn này, doanh nghiệp cần tiếp tục hồ sơ xin giấy phép kinh doanh theo quy định.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi thành lập công ty vận tải hành khách

Trên thực tế thì trước khi tiến hành thành lập công ty vận tải hành khách theo quy trình trên, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

Hãy lưu ý về việc chọn người đại diện pháp luật phù hợp

– Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

– Người đại diện của công ty vận tải hành khách có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.

Doanh nghiệp phải lưu ý loại hình của công ty

– Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty vận tải hành khách của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

– Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Cần lưu ý về vốn cũng như kê khai vốn điều lệ của công ty

– Khi thành lập công ty ở vận tải hành khách, doanh nghiệp cần lưu ý là phải chuẩn bị đủ vốn tối thiểu. Vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính hay vốn góp của từng doanh nghiệp, hơn nữa, một số trường hợp còn phụ thuộc vào quy định về vốn của từng ngành nghề.

– Bên cạnh vốn tối thiểu, doanh nghiệp sẽ cần kê khai vốn điều lệ phù hợp theo khả năng hoặc quy định mỗi ngành nghề sẽ kinh doanh:

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy ý, tức là tùy vào khả năng tài chính hay mong muốn doanh nghiệp.

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, mà cụ thể là vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn với mức vốn pháp định được quy định.

vận tải hành khách
vận tải hành khách

Tránh đặt tên công ty giống công ty khác

– Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.

– Tên của công ty vận tải hành khách phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.

– Tên công ty vận tải hành khách có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.

Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Để kinh doanh lĩnh vực giúp việc thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề liên quan, như vậy mới thực hiện được mục đích kinh doanh của mình.

– Các ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh gồm: Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống

Ngành này gồm: Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt và vận tải hàng hóa bằng đường ống.

Nhóm 491: Vận tải đường sắt

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách và/hoặc hàng hóa bằng tàu hỏa chạy trên mạng lưới đường sắt được trải rộng trên một vùng, một khu vực địa lý hoặc vận hành ở khoảng cách ngắn tại mạng đường sắt nội bộ.

4911 – 49110: Vận tải hành khách đường sắt

Nhóm này gồm:

+ Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh;

+ Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu như một hoạt động không tách rời của công ty vận tải đường sắt.

Nhóm 492: Vận tải hành khách bằng xe buýt

Nhóm này gồm:

+ Vận tải hành khách bằng xe buýt các tuyến nội thành và ngoại thành hoặc với các tỉnh lân cận;

+ Hoạt động của xe đưa đón học sinh theo hợp đồng với các trường học và xe chở nhân viên, người lao động theo hợp đồng với nơi làm việc của họ.

4921- 49210: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành

Nhóm này gồm:

+ Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố theo lịch trình, giờ cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.

4922- 49220: Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh

Nhóm này gồm:

+ Vận tải hành khách bằng xe buýt các điểm giữa nội thành và ngoại thành, với các tỉnh, thành phố khác theo lịch trình, giờ cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.

4929-49290: Vận tải hành khách bằng xe buýt loại khác

Nhóm này gồm:

+ Vận tải hành khách bằng xe buýt để đưa đón công nhân, học sinh theo lịch trình, giờ cố định, các điểm đỗ cố định để đón, trả khách.

Nhóm 493: Vận tải đường bộ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ (trừ phương thức vận tải bằng xe buýt và đường sắt).

4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng đường bộ trong nội, ngoại thành, được thực hiện bằng nhiều phương thức (trừ xe buýt) như: tàu điện ngầm, tàu điện chạy bằng tuyến đường ray trên mặt đất hoặc tuyến ray trên cao, ôtô điện… Đặc thù của các phương thức vận tải này là chạy trên các tuyến đường theo lịch trình, giờ giấc cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.

Nhóm này cũng gồm:

+ Các tuyến đường chạy từ thành phố tới sân bay hoặc từ thành phố tới nhà ga tàu hỏa;

+ Hoạt động của đường sắt leo núi, đường cáp trên không… nếu một phần của hệ thống này đi qua nội, ngoại thành.

4932: Vận tải hành khách đường bộ khác

Nhóm này gồm:

+ Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh;

+ Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác;

+ Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi.

+ Hoạt động quản lý điều hành vận tải hành khách.

– Trường hơp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện về vốn, về chứng chỉ hành nghề, về giấy phép… mới được đi vào kinh doanh.

– Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.

Tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư tập thể

– Công ty vận tải hành khách cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty có thể đặt ở nhà riêng có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, bạn có thể tận dụng nhà của người thân, bạn bè.

– Tuy nhiên, không được đặt công ty ở khu chung cư hay tập thể phục vụ mục đích để ở. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và cấm sử dụng địa chỉ giả.

Trên đây là bài viết tư vấn về công ty vận tải hành khách của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139