Đối với kiểm toán viên, việc thực hiện các thủ tục phân tích là vô cùng quan trọng. Bước này nhằm thu thập và tìm kiếm các bằng chứng một cách nhanh chóng nhất. Giúp tối thiểu hóa thời gian cũng như chi phí kiểm toán. Làm thế nào để đảm bảo các thủ tục hợp pháp và không bị thiếu sót? Các thủ tục hiện nay có phát huy hết tác dụng của nó hay không? Cùng Luật Trần và Liên Danh giải đáp tất cả thông tin về các thủ tục phân tích trong kiểm toán nhé.
Tổng quan về thủ tục phân tích trong kiểm toán
Thủ tục phân tích trong kiểm toán là gì?
Trong tất cả các lĩnh vực cần kiểm toán, kiểm toán viên là người sẽ thực hiện việc làm liên quan đến thu thập bằng chứng và đánh giá. Có rất nhiều thủ tục cần phải thực hiện trong đó thủ tục phân tích là một trong nhiều thủ tục không thể thiếu mỗi khi thực hiện kiểm toán.
Các thủ tục trong kiểm toán cần kết hợp với nhau để có kết quả tốt nhất. Một số loại thủ tục có thể kể đến như thủ tục phỏng vấn, các thủ tục kiểm tra và xác nhận, thủ tục quan sát, thủ tục tính toán hay thủ tục thực hiện lại và thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích thường gọi tắt là AP. Đây là loại thủ tục giúp kiểm toán viên có thể giảm thời gian cũng như chi phí thực hiện nhất.
Cụ thể thì thủ tục phân tích trong kiểm toán AP bao gồm những công việc sau:
– Công việc đánh giá các thông tin tài chính từ mẫu báo cáo tài chính thông qua phân tích mối liên quan giữa các loại dữ liệu, điển hình là dữ liệu tài chính và phi tài chính.
– Công việc kiểm tra sự chênh lệch, thay đổi hay biến động của các mối quan hệ không rõ ràng nhất quán giữa thông tin thực tế với tài liệu hoặc các giá trị dự kiến. Bên cạnh đó kiểm tra sự liên kết giữa các thông tin khác.
Từ đây, bạn đọc có thể thấy rằng, thủ tục phân tích vừa để kiểm tra, phân tích, xác định, đánh giá vừa là một thử nghiệm nhỏ nhằm so sánh sự hiệu quả giữa thủ tục với các kiểm toán chi tiết. Tuy thủ tục phân tích giúp tối thiểu hóa thời gian và chi phí, song không vì vậy mà giảm tính chính xác của kết quả. Ngược lại, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên phát hiện được những rủi ro và sự sai lệch về dữ liệu trong các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính.
Thủ tục phân tích trong kiểm toán có vai trò quan trọng. Thực tế, hiện nay, đây được coi là thủ tục hiện đại nhất. Các kiểm toán viên hầu như đang được đào tạo phân tích theo các phương pháp quốc tế. Các công ty, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh và tiếp thu các phương pháp kỹ thuật này.
Có những phương pháp phân tích kiểm toán nào?
Thủ tục phân tích theo tiêu chuẩn, quy định Việt Nam đặt ra gồm bốn loại chính. Đó là phân tích theo xu hướng, phân tích theo tỷ suất, phân tích về tính hợp lý hay còn gọi là phân tích dự báo, cuối cùng là phân tích sự hồi quy.
Thực hiện các thủ tục phân tích trong kiểm toán theo trình tự nào?
Theo tìm hiểu và tổng hợp, khi thực hiện các thủ tục phân tích, các kiểm toán viên cần thực hiện theo một quy trình đã được đặt ra. Điều này giúp kiểm toán viên không bỏ sót bất kỳ bước nào, tránh gây sai lầm và thiếu sót thông tin dữ liệu trong quá trình thu thập và đánh giá. Không những vậy, quy trình thực hiện các thủ tục phân tích cũng mang lại hiệu quả làm việc cao hơn.
Bước đầu tiên là lập kế hoạch. Đây là bước cần thiết trong mọi quy trình không chỉ riêng quy trình thực hiện các thủ tục phân tích. Trong bước này, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho thủ tục phân tích.
Bước thứ hai là lựa chọn. Kiểm toán viên cần xác định trường hợp cụ thể hay lĩnh vực cụ thể mà mình sắp kiểm toán để lựa chọn thủ tục phân tích cho thích hợp. Chẳng hạn như các thủ tục phân tích trong kiểm toán hàng hóa tồn kho khác với các thủ tục phân tích trong kiểm toán nợ, vay vốn.
Bước thứ ba, kiểm toán viên sẽ dự đoán hay ước tính giá trị lý thuyết cũng như thực tế. Kết quả sau khi đi kiểm toán sẽ được phân tích và so sánh với giá trị đã dự đoán. Nếu không có bước này, kiểm toán viên chắc hẳn sẽ rất bối rối khi thu thập bằng chứng về mà không có dữ liệu để so sánh và đánh giá.
Bước thứ tư là phân tích. Sau khi so sánh, kiểm toán viên cần thực hiện phân tích để tìm ra nguyên nhân, giải thích cho các sự chênh lệch và biến đổi. Đây là công việc quan trọng nhất khi thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán.
Bước cuối cùng là kiểm tra lại các thông tin đã phân tích và đánh giá trong quá trình kiểm toán. Các kiểm toán viên sau khi phân tích xong số liệu và đưa ra kết quả cần xem xét hay kiểm tra lại những thay đổi khi kiểm toán. Cuối cùng đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của công ty hay doanh nghiệp đó.
Các thủ tục phân tích trong kiểm toán áp dụng vào giai đoạn nào?
Vậy thủ tục phân tích trong kiểm toán nên áp dụng ở giai đoạn ban đầu của cuộc kiểm toán hay giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán? Thủ tục phân tích được áp dụng ở ba giai đoạn trong kiểm toán: giai đoạn ban đầu hay còn gọi là giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn cuối cùng – giai đoạn xem xét tổng thể lại.
Thủ tục phân tích trong giai đoạn đầu lập kế hoạch
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ phân tích và tìm hiểu thông tin về khách hàng như ngành nghề, khả năng hoạt động của công ty/doanh nghiệp. Từ đó dự đoán các sai phạm có thể có trong báo cáo tài chính của công ty đó. Thủ tục phân tích trong giai đoạn đầu lập kế hoạch bao gồm:
– Thu thập các thông tin tài chính liên quan
– Thực hiện so sánh các thông tin dựa vào các phương pháp phân tích như phân tích theo tỷ suất, phân tích xu hướng, so sánh các giá trị, sự chênh lệch dòng tiền,…
– Thực hiện đánh giá kết quả so sánh.
Thủ tục phân tích khi các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên cần thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này để thu thập được các bằng chứng “sống” cũng như các dữ liệu liên quan để so sánh số dư, dòng tiền, các thông tin thu thập được từ giai đoạn đầu. Trong quá trình này, kiểm toán viên có thể giảm bớt các nghiệp vụ nhưng vẫn kiểm tra được chi tiết thông tin cũng như xác định được các sai phạm có thể xảy ra. Các thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện này bao gồm:
– Xây dựng mô hình của các sự biến động
– Thực hiện xem xét độ tin cậy và độc lập của các bằng chứng, thông tin
– Tiếp tục thực hiện so sánh và ước tính các giá trị
– Thực hiện phân tích và đánh giá số liệu thu được thông qua kết quả so sánh.
– Xác định và xem xét các sai phạm có thể có trong báo cáo tài chính của công ty
Thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán trong giai đoạn cuối
Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn cuối giúp các kiểm toán viên tránh khả năng vẫn tồn tại sai phạm. Ngoài ra, thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này cũng giúp kiểm toán viên một lần nữa rà soát lại các thông số trình bày trên báo cáo. Các thủ tục phân tích được đề cập đến như sau:
– Tiếp tục thu thập lại thông tin từ các báo cáo đã điều chỉnh
– Thực hiện phân tích kết quả báo cáo một cách chi tiết, phân tích hoạt động kinh doanh và các dấu hiệu liên quan khác.
Rủi ro của thủ tục phân tích là gì?
Thủ tục phân tích trong kiểm toán là việc vận dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán thông qua việc phân chia tổng thể thành nhiều bộ phận, chỉ tiêu tổng quát thành chỉ tiêu cụ thể từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận, từng chỉ tiêu để chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cần nghiên cứu.
Thủ tục phân tích có thể được vận dụng để so sánh thông tin tài chính qua các thời kỳ (ví dụ: so sánh tỷ trọng số thu từ thuế trong tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện qua các quý trong năm) hoặc so sánh với thông tin tương ứng trong những kỳ trước hoặc các kết quả dự kiến của đơn vị (chẳng hạn như dự toán ngân sách hoặc dự trù hay các số liệu ước tính của kiểm toán viên)…
Tính hiệu quả của các thủ tục phân tích phụ thuộc vào hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và môi trường của đơn vị đó và việc sử dụng xét đoán chuyên môn; do đó, các thủ tục phân tích cần được thực hiện hoặc xem xét bởi các thành viên cấp cao của nhóm kiểm toán.
Rủi ro của thủ thục phân tích là cụm thuật ngữ được dùng để chỉ về những về sự thất bại của việc không phát hiện ra sự hiện diện của sai sót trọng yếu. Cụ thể hơn: Do không giải quyết thẳng thắn các vấn đề về dữ liệu và thông số kỹ thuật, cả tài liệu có thẩm quyền và tài liệu học thuật đều không xác định được những rủi ro thực sự liên quan đến việc sử dụng thủ tục phân tích như các thủ tục thực chất. Tài liệu có thẩm quyền cho phép các thủ tục phân tích khả năng phát hiện sự hiện diện của sai sót ở một số mức độ đảm bảo cụ thể: đảm bảo tích cực. Tuyên bố về sự đảm bảo của kiểm toán viên hàm ý về rủi ro thất bại: việc không phát hiện ra sự hiện diện của sai sót trọng yếu.
Mô hình rủi ro kiểm toán thể hiện rủi ro này là một trong hai thành phần của rủi ro phát hiện (thành phần còn lại liên quan đến các thử nghiệm chi tiết). Các tài liệu có thẩm quyền cũng như bất kỳ bình luận hay nghiên cứu nào về mô hình rủi ro kiểm toán đều không công nhận rằng rủi ro thủ tục phân tích cũng bao gồm hai thành phần. Thành phần đầu tiên của rủi ro thủ tục phân tích được liên kết với chính dữ liệu thời kỳ kiểm toán.
Đây là thành phần thường được nghĩ đến khi xem xét rủi ro phát hiện; nghĩa là, dữ liệu có sai sót trọng yếu đó không được thủ tục phân tích phát hiện. Thành phần thứ hai, không được xác định và không được thảo luận trong tài liệu, là nguy cơ mô hình dự đoán (nghĩa là “mối quan hệ hợp lý” của AU329) không chính xác.
Các thủ tục phân tích định lượng như phân tích hồi quy luôn tiến hành từ giả định cơ bản rằng mô hình đã chọn là đúng. Tuy nhiên, ở mức độ “mối quan hệ hợp lý” là không chính xác, các suy luận rút ra từ nó sẽ thiếu sót.
Rủi ro phát hiện trong một thủ tục phân tích chỉ có thể đo lường được nếu người ta biết chính xác mô hình đang tạo ra dữ liệu được phân tích. Mặc dù đây là trường hợp lấy mẫu thống kê, nhưng nó không đúng đối với các quy trình phân tích, cho dù có sử dụng các kỹ thuật định lượng phức tạp hay không.
Khía cạnh định tính của rủi ro thủ tục phân tích bị bỏ qua bởi cả SAS 56 và Hướng dẫn thực hành đánh giá các thủ tục phân tích liên quan đến khả năng của một thủ tục phân tích trong việc cung cấp sự đảm bảo tích cực hoặc, cách khác, một rủi ro cụ thể là chấp nhận sai.
Khi thảo luận về sự khác biệt giữa các thủ tục phân tích được thực hiện trong một cuộc đánh giá, một cuộc soát xét và một cam kết chứng thực, hướng dẫn chỉ nêu rằng: “Sự khác biệt cơ bản giữa các thủ tục phân tích được thực hiện trong một cuộc đánh giá so với một cuộc soát xét là ở mức độ đảm bảo mong muốn”. Vấn đề thực sự là bản chất của đảm bảo được cung cấp, bất kể là kiểm toán hay soát xét.
Vấn đề này, hậu quả trực tiếp của rủi ro đặc tả, có tác động định tính quan trọng đến việc ra quyết định của kiểm toán viên. AP chỉ cung cấp sự đảm bảo tiêu cực; chúng có thể cảnh báo cho kiểm toán viên về các sai sót có thể xảy ra, nhưng chúng không cung cấp sự đảm bảo nào về việc không có sai sót nếu các sai lệch không được quan sát thấy.
Đánh giá viên chỉ có thể nhận được sự đảm bảo tích cực từ một thủ tục phân tích nếu rủi ro đặc điểm kỹ thuật có thể được kiểm soát hoặc đo lường. Cho đến nay, không có cách tiếp cận nào có thể làm được như vậy.
Ngay cả khi kiểm toán viên đã xác định rõ các mối quan hệ, thì khả năng nhân viên thông đồng hoặc quản lý ghi đè các kiểm soát, mà Chuẩn mực kiểm toán số 55 đã xác định đúng là những điểm yếu cố hữu trong các kiểm soát, sẽ khiến các kỹ thuật này không thể giảm thiểu rủi ro phát hiện.
Các con số kế toán khó, những con số dựa trên giao dịch và được hỗ trợ bởi dữ liệu được lưu giữ trong hồ sơ kế toán, yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hơn bằng các phương tiện truyền thống như kiểm tra, quan sát và xác nhận.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ tục phân tích Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.