Thông tư về thuế thu nhập cá nhân mới nhất

thông tư về thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân, thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để thực hiện phúc lợi xã hội cùng các chính sách an sinh cho người dân. Nắm vững các quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là tiền đề quan trọng để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ khi nộp thuế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tư về thuế thu nhập cá nhân mới nhất.

Thuế TNCN là gì? Ai là đối tượng phải nộp thuế TNCN?

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có khái niệm cụ thể về thuế TNCN. Tuy nhiên, theo Luật thuế thu nhập cá nhân và một số Nghị định. Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN là thuế trực thu, được tính căn cứ trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ đi các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh.

Đối tượng nộp thuế TNCN là ai? Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:

– Các cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm cả trường hợp đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

– Các cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN

Công thức tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo công thức:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

Theo Phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, có thể tính số thuế phải nộp theo phương pháp sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế (TNTT)/tháng

Thuế suất

Công thức tính thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

 

 

 

 

 

1

5 triệu VNĐ trở xuống

5%

0 triệu VNĐ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 05 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ

10%

0,25 triệu VNĐ + 10% TNTT trên 5 triệu VNĐ

10% TNTT – 0,25 triệu VNĐ

3

Trên 10 triệu VNĐ đến 18 triệu VNĐ

15%

0,75 triệu VNĐ + 15% TNTT trên 10 triệu VNĐ

15% TNTT – 0,75 triệu VNĐ

4

Trên 18 triệu VNĐ đến 32 triệu VNĐ

20%

1,95 triệu VNĐ + 20% TNTT trên 18 triệu VNĐ

20% TNTT – 1,65 triệu VNĐ

5

Trên 32 triệu VNĐ đến 52 triệu VNĐ

25%

4,75 triệu VNĐ + 25% TNTT trên 32 triệu VNĐ

25% TNTT – 3,25 triệu VNĐ

6

Trên 52 triệu VNĐ đến 80 triệu VNĐ

30%

9,75 triệu VNĐ + 30% TNTT trên 52 triệu VNĐ

30 % TNTT – 5,85 triệu VNĐ

7

Trên 80 triệu VNĐ

35%

18,15 triệu VNĐ + 35% TNTT trên 80 triệu VNĐ

35% TNTT – 9,85 trđ

Trong đó, tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Các khoản thu nhập được miễn thuế là phần thu nhập từ tiền công, tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ quy định, được quy định chi tiết tại Điểm i, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

Các khoản giảm trừ gia cảnh.

Các khoảng đóng vào quỹ bảo hiểm, hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Thủ tục đăng ký thuế lần đầu đối với người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc

Trường hợp này, cá nhân tự nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng, gồm:

Tờ khai đăng ký thuế: Sử dụng Mẫu số 20-ĐK-TCT.

Bản sao thẻ CCCD hoặc bản sao giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi.

Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người phụ thuộc mang quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Trường hợp cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc

Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc sẽ bao gồm:

Bản sao thẻ thẻ CCCD hoặc bản sao giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ 14 tuổi trở lên.

Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người phụ thuộc mang quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

thông tư về thuế thu nhập cá nhân mới nhất
thông tư về thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Tổng hợp văn bản về Thuế thu nhập cá nhân

Luật

1. Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

2. Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012

3. Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014

Nghị định

4. Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

5. Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

Quyết định

6. Quyết định 102/2008/QĐ-BTC về mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

7. Quyết định 814/QĐ-BTC năm 2010 đính chính Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư

8. Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

9. Thông tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành

10. Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

11. Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

12. Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

13. Thông tư 96/2016/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

14. Thông tư 42/2019/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 128/2014/TT-BTC hướng dẫn về giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

15. Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính do Bộ Tài chính ban hành

16. Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ Tài chính ban hành

17.Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản

hợp nhất

18. Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành

19. Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành

20. Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

21. Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành

22. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành.

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Để trả lời cho câu hỏi Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân? chúng ta cần hiểu rõ về vai trò của thuế thu nhập cá nhân.

Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.

Việc nộp thuế thu nhập cá nhân giúp Nhà nước có thêm khoản thu để có thể đảm bảo thực hiện các chế độ phúc lợi theo quy định cũng như đầu tư xây dựng các công trình công cộng (điện, đường, trường, trạm…) phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân.

Điều tiết thu nhập giảm khoảng cách giàu nghèo

hững người phải nộp thuế TNCN là những người có mức thu nhập cá nhân cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, những người đó có thu nhập có thể nuôi sống bản thân và gia đình; không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình.

Do đó, việc nộp thuế TNCN chính là để cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp góp phần hạn chế sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo.

Tăng trưởng nền kinh tế đất nước

Nhằm tăng trưởng sự phát triển về kinh tế, từ đó nguồn nhân lực làm việc cũng tăng lên và tính cạnh tranh của khu vực được công bằng. Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội.

Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.

Đảm bảo nguồn thu nhập của cá nhân là hợp pháp

Nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… Khi thực hiện thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân người nộp thuế cần thực hiện kê khai các khoản thu nhập. Từ đây Nhà nước có thể kiểm soát được nguồn thu của các cá nhân có hợp pháp hay không.

Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác

Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.

Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thông tư về thuế thu nhập cá nhân mới nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139