Thời gian thi hành án hình sự

thời gian thi hành án hình sự

Thời hiệu thi hành bản án hình sự (hay còn được gọi là thời gian thi hành án hình sự) là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh xin giới thiệu đến quý bạn đọc thời gian thi hành án hình sự theo quy định mới nhất hiện nay.

Quy định của pháp luật về thời gian thi hành án hình sự

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hiện hành, thời gian thi hành được nêu cụ thể như sau:

Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.

4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Khái niệm thi hành án hình sự

Thời hiệu thi hành bản án hình sự (hay thời gian thi hành án hình sự) là thời hạn do Bộ luật này qui định mà khi kết thúc thời hạn đó thì người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải thi hành bản án đã tuyên. 

Đặc điểm thời gian thi hành án hình sự

– Là thời gian do Bộ luật hình sự qui định, nghĩa là việc thi hành bản án phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, có điểm bắt đầu và có điểm kết thúc. Nó bắt đầu từ khi bản án có hiệu lực pháp luật và kết thúc khi hết một khoảng thời hạn luật định.

– Hậu quả pháp lý của việc không thi hành bản án trong thời hạn do luật định: Khi kết thúc thời hạn mà bản án đã tuyên, có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không được thi hành thì đương nhiên những đối tượng bị kết án sẽ không phải thi hành bản án đó nữa.

Thời hạn (thời gian) thi hành án hình sự

Một số qui định của pháp luật hình sự khi đáng giá tội phạm thường dựa trên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hay nói cách khác là dựa vào loại tội phạm, loại tội phạm đó được thể hiện ở các mức độ mà chúng ta đã tìm hiểu như: tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tương ứng với từng loại tội phạm mà pháp luật phân hóa loại hình phạt cũng như thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau, đối với hành vi phạm tội càng nguy hiểm thì hình phạt, thời hiệu truy cứu theo đó cũng càng cao, nó tương thích, tỷ lệ thuận, phản ánh được ý chí, tính nghiêm khắc trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của giai cấp thống trị. Không ngoại lệ, việc qui định thời hạn thi hành bản án tuy không chỉ đích danh căn cứ vào loại tội phạm như một số qui định khác nhưng xét cho cùng việc các nhà làm luật dựa vào hình phạt cụ thể cũng là gián tiếp căn cứ trên loại tội phạm mà cụ thể hóa thời hiệu thi hành bản án cho tương xứng.

Bởi lẽ, thời hiệu thi hành bản án gia tăng theo mức độ của hình phạt mà trong khi đó mức độ hình phạt lại gia tăng/tỷ lệ thuận theo loại tội phạm. Theo đó:

– 05 năm đối với: phạt tiền; cải tạo không giam giữ; phạt tù có thời hạn dưới 03 năm.

– 10 năm đối với: phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm.

– 15 năm đối với: phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm.

– 20 năm đối với: tù chung thân, tử hình.

Đối chiếu với các qui định trước đây thì cách qui định thời hiệu tại Điều này có điểm mới hoàn toàn khác biệt. Cụ thể Bộ luật hình sự 1999 qui định: “Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm”. Với cách qui định này đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, rất khó áp dụng trên thực tế như sau:

– Không đưa ra được thời hiệu cụ thể mà phụ thuộc vào ý chí của các Cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là quyền quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc quyết định một vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người phạm tội mà còn ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội lại do một cá nhân thực hiện thì không thể đảm bảo được yếu tố khách quan.

– Việc thi hành một bản án có hiệu lực pháp luật thuộc về trách nhiệm, nghĩa vụ của những Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhất định. Do vậy cần qui định thời hiệu để đưa ra một giới hạn nhất định cho các Cơ quan chức năng phối hợp thực hiện nghĩa vụ của mình và khi hết thời hiệu đó mà bản án không được thi hành thì các bên liên quan phải chịu trách nhiệm.

Đồng thời việc qui định thời hiệu còn nhằm đảm bảo những quyền cơ bản, nhất định của con người, mặc dù hành vi phạm tội của họ đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, tác động đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và cần đặt ra các chế tài nghiêm khắc nhưng việc không thi hành các chế tài không phải xuất phát từ yếu tố lỗi của người bị kết án mà nó lại xuất phát từ phía các Cơ quan Nhà nước khi không tổ chức thi hành bản án. Do vậy, khi không có lỗi thì người phạm tội đương nhiên được hưởng quyền không chấp hành hình phạt tương ứng khi đã quá thời hiệu thi hành mà bản án không được thực hiện.

Từ những phân tích nêu trên, rõ ràng qui định tại Bộ luật hình sự trước đây là hoàn toàn không phù hợp, bất cập. Do vậy với qui định thời hiệu thi hành bản án: “20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình” tại Bộ luật hình sự hiện hành đã khắc phục được những điểm còn bất cập của luật cũ.

thời gian thi hành án hình sự
thời gian thi hành án hình sự

Lưu ý: Thời gian thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại

Đây là chủ thể mới của Luật hình sự, nếu như trước đây chủ thể này không bị xem xét hình sự hóa hành vi thì đến nay nhiều hành vi đã bị định danh tội phạm với các chế tài tương ứng. Pháp luật qui định thời hiệu thi hành bản án áp dụng đối với chủ thể là pháp nhân thương mại chỉ ở một mức nhất định mà không có sự phân hóa như chủ thể là cá nhân người phạm tội và chính vì vậy mà thời hiệu cũng không bị phụ thuộc vào loại hình phạt áp dụng được nêu trong bán ản. Theo đó thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 5 năm.

Thời điểm tính thời hạn thi hành

Khi xác định thời điểm tính thời hiệu thi hành bản án đối với một đối tượng (đối tượng này có thể là cá nhân người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại) thì cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

– Từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật: như vậy bản án sẽ có hiệu lực từ khi nào? Căn cứ vào đâu để xác định một bản án đã có hiệu lực pháp luật hay chưa?

Theo đó, việc xác định hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm căn cứ Điều 343 Bộ luật này, cụ thể: “Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”. Đối với Bản án phúc thẩm, khoản 2 Điều 355 qui định: “Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án”.

– Không thực hiện hành vi phạm tội mới: Như vậy để thời hiệu được liên tục, không rơi vào trường hợp bị tính lại thì trong thời hạn áp dụng thời hiệu, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không được thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong khoảng thời hạn này, mà đối tượng bị kết án lại thực hiện một hành vi mới và hành vi này theo bản án kết luận của Tòa án có thẩm quyền là phạm tội thì thời hiệu đối với tội đang bị áp dụng sẽ được tính lại từ ngày thực hiện hành vi phạm tội đó.

Nguyên tắc xác định thời gian thi hành án hình sự

thời hiệu thi hành bản án được tính kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tẩu thoát, tìm mọi cách cố tính trốn tránh việc áp dụng các chế tài được nêu trong bản án thì thời hiệu được bắt đầu tính hoặc tính lại khi người này ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Điều kiện áp dụng: Khi và chi khi đáp ứng đầy đủ hai điều kiện sau thì thời hiệu mới được tính lại, cụ thể:

– Người bị kết án cố tình trốn tránh: Việc cố tính trốn tránh này có nghĩa là người bị kết án tìm mọi cách để né tránh việc áp dụng các chế tài được nêu trong bản án, thể hiện ở một số hành vi như: phẩu thuật thẩm mỹ để thay đổi hình dạng bên ngoài, thay đổi nơi ở, thay đổi họ tên, bỏ trốn ra nước ngoài …

– Đã có quyết định truy nã: đây rõ ràng là yếu tố quyết định việc có cơ sở để tính lại thời hiệu hay không vì nếu người bị kết án trên thực tế có thực hiện hành vi cố tình trốn tránh đi nữa mà Cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa ra quyết định truy nã có hiệu lực thì dù thời hiệu đã trôi qua bao nhiêu cũng hoàn toàn không có căn cứ để tính lại thời hiệu.

Trên đây là một số nội dung về thời gian thi hành án hình sự, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách và quý bạn đọc vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139