Ngày nay, chắc hẳn ai cũng một lần nghe qua về các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Nhiều người cho rằng bảo hiểm là lừa đảo; chiếm đoạt tiền của khách hàng. Tuy nhiên, đó là do họ thiếu kiến thức pháp luật liên quan đến loại hình kinh doanh này. Trong tương lai gần, giá trị của các loại tài sản, đặc biệt là tính mạng con người sẽ ngày càng tăng cao. Bảo hiểm sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng như một sự bảo đảm rủi ro cần thiết. Vậy điều kiện để thành lập công ty bảo hiểm là gì?
Kinh doanh bảo hiểm là gì?
Theo quy định của pháp luật, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm; trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng; hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm hàng tháng hoặc hàng năm. Và đây chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể được nhận.
Bên cạnh đó, không phải cứ có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì người được bảo hiểm chắc chắn sẽ nhận được tiền bảo hiểm. Như việc một người đăng ký bảo hiểm cho chiếc xe máy của mình; nếu người đó tự mình phá xe của mình thì chắc chắn sẽ không nhận được tiền bảo hiểm.
Chính vì việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải tự lấy tiền của mình để trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng. Nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về các điều kiện thành lập; và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ quy định như vậy chính là đảm bảo doanh nghiệp sẽ có tiền bảo hiểm để trả cho khách hàng của mình.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Để được cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, bạn cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
Điều kiện chung
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền; và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn, Dịch vụ thành lập công ty.
Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp.
Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính; và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn.
Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
Điều kiện riêng
Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đối với tổ chức nước ngoài:
Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam. Hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam.
Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Đối với tổ chức Việt Nam:
Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung, công ty cổ phần bảo hiểm thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định ở trên; và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty, thủ tục thành lập công ty.
Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
Các điều kiện về thành viên góp vốn đối với tổ chức nước ngoài.
Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam; và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại. Trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài.
Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp; và không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.
Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Dự thảo điều lệ hoạt động doanh nghiệp.
Phương án hoạt động 5 năm đầu của doanh nghiệp.
Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh quản trị điều hành doanh nghiệp.
Các tài liệu liên quan đến cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên.
Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai. (thành phần này không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm).
Bằng chứng chứng minh việc xây dựng và thiết lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Biên bản họp của các chủ đầu tư về việc: Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên; Thông qua dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm.
Biên bản về việc uỷ quyền cho một người đại diện của các chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, cách thành lập công ty.
Văn bản cam kết của các chủ đầu tư tham gia góp vốn về việc đáp ứng các quy định về cơ cấu vốn điều lệ theo quy định.
Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này
Câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty bảo hiểm
Chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài là gì?
Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm hàng không; …
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hưu trí…
Những loại bảo hiểm bắt buộc phải đăng ký là gì?
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ.
Các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Ngành bảo hiểm là một ngành nghề đặc biệt và được pháp luật ràng buộc bằng vốn pháp định. Bạn sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Rủi ro khi có hoạt động trục lợi bảo hiểm: Trục lợi bảo hiểm là các hành động người thừa hưởng bảo hiểm sẽ tìm mọi cách để có được tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách lợi dụng sơ hở của doanh nghiệp bảo hiểm và kẽ hở của pháp luật. Đây là một trong những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng gặp phải và là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.
Rủi ro khi các đại lý bán bảo hiểm chạy theo doanh thu không làm đúng trình tự, dẫn đến sự tranh chấp về quyền lợi giữa khách hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm: đa số các nhân viên nhận làm đại lý bảo hiểm ở Việt Nam là những người nội trợ, người về hưu, sinh viên nên có kiến thức về bảo hiểm khiêm tốn, do đó họ dễ dàng vướng vào các rắc rối này. Và việc làm sai lệch các thông tin trong hợp đồng bảo hiểm cũng gây nguy hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến thành lập công ty bảo hiểm. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline Công ty luật để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!