Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn

tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn

Khi các cặp vợ chồng ly hôn thắc mắc không biết liệu rằng tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn hay không? Tài sản thừa kế được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Và cách chia tài sản thừa kế khi ly hôn như thế nào để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên?

Với bài viết này, Luật Trần và Liên Danh tháo gỡ những thắc mắc và hướng dẫn rõ hơn về chia tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay.

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:

– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.

Di sản thừa kế gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 163 và Điều 634 Bộ Luật Dân sự năm 2005, thì di sản bao gồm tài sản là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.

Tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó như các tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc, nhà ở, vốn cổ phần, tư liệu sản xuất mà người đó sử dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp tư nhân, hoặc góp vào công ty.

Di sản còn bao gồm phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác (phần tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc cùng mua chung với người khác, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng).

Di sản bao gồm các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản dưới đây:

– Quyền sở hữu về những hiện vật và tiền sẵn có của người để lại di sản trước khi chết. Đặt vấn đề như vậy, vì đối với một số tài sản không phải chỉ chuyển gia vật mà còn phải thực hiện các thủ tục hành chính về chuyển giao quyền sở hữu vật sang người thừa kế. Người thừa kế không chỉ chiếm hữu và sử dụng vật mà còn có quyền định đoạt vật.

– Các quyền tài sản khác phát sinh từ quan hệ hợp đồng, hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống.

Ví dụ, quyền đòi nợ về những món tiền mà người chết đã cho vay khi còn sống, quyền đòi tiền làm thuê chưa trả hết cho người khi còn sống, quyền đòi bồi thường thiệt hại do việc người chết đã bị gây thiệt hại người đó phải là con của cha, mẹ đã được nêu trong di chúc.

– Trong trường hợp người để lại di sản không nói rõ là con của cha, mẹ nào, thì chỉ cần xác định người đó đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau khi người để lại di sản chết. Người đó sẽ có quyền thừa kế di sản theo di chúc mà không cần xác định cha là ai.

Điều kiện để một pháp nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều đó có nghĩa là tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức đó được chỉ định trong di chúc vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt cần lưu ý, trong di chúc người để lại di sản chỉ định để lại toàn bộ di sản cho một pháp nhân, nhưng vào thời điểm mở thừa kế pháp nhân đã sáp nhập với một pháp nhân cùng loại.

Trường hợp này nên để pháp nhân sáp nhập được hưởng di sản, vì mặc dù pháp nhân cũ không còn tồn tại một cách độc lập nữa, nhưng pháp nhân mới vẫn kế tục nhiệm vụ của pháp nhân cũ.

Trong trường hợp Nhà nước là người thừa kế theo di chúc, Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại khi Nhà nước hưởng di sản theo di chúc. Cơ quan tài chính sẽ là cơ quan của Nhà nước đứng ra nhận di sản cho Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ liên quan.

Tài sản thừa kế là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài sản riêng của vợ chồng thì tài sản thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân của mỗi bên vợ chồng sẽ là tài sản riêng của người đó. Trừ trường hợp vợ chồng có văn bản thỏa tài sản riêng của vợ chồng.

Đối chiếu với quy định nêu trên cho thấy, khi xác định tài sản thừa kế sau hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì có thể xảy ra các trường hợp sau:

Nếu tài sản thừa kế là tài sản vợ chồng được thừa kế riêng và hai vợ chồng không có thỏa thuận về việc hợp nhất khối tài sản này thành tài sản chung thì tài sản đó vẫn là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Do đó, nếu được xác định là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản thừa kế này không phải chia khi ly hôn.

Nếu tài sản thừa kế là tài sản được thừa kế chung vợ chồng hoặc là tài sản được thừa kế riêng nhưng vợ chồng có văn bản thỏa thuận về việc hợp nhất khối tài sản này thành tài sản chung thì phần tài sản này sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Và khi vợ chồng ly hôn, về nguyên tắc cần phân chia tài sản chung đó theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định tài sản thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng.

tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn hay không sẽ phụ thuộc vào bản chất của nó và thỏa thuận của vợ chồng.

tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn
tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn

Phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định?

Phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện, Hai bên (vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật:

Trả lời:

Vấn đề chia tài sản và quyền nuôi con luôn là hai vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Sẽ rất dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nếu các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết các vấn đề này. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận dược có quyền yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Điều 33, 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo các quy định trên trước tiên, khi chia tài sản thì tài sản riêng của bạn sẽ được giữ nguyên thuộc quyền sở hữu của bạn còn tài sản chung giữa 2 vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên tòa án vẫn sẽ dựa vào các yếu tố như hoàn cảnh của các bên, công sức đóng góp của các bên vào tài sản chung đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, lỗi của các bên. Thì công sức đóng góp của các bên ở đây là 1 vấn đề phức tạp, do đó cần đánh giá 1 cách khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản cho đến việc duy trì, phát triển tài sản đó.

Với những thông tin mà bạn cung cấp thì trước khi kết hôn bạn có mua một căn nhà là tài sản riêng của bạn thì căn nhà đó sẽ giữ nguyên thuộc quyền sở hữu của bạn. Còn mảnh đất bạn mua trong thời kì hôn nhân đứng tên 2 vợ chồng bạn do phát sinh trong thời kì hôn nhân nên sẽ được coi là tài sản chung do lúc mua bạn đã không làm thủ tục đăng ký tài sản riêng.

Trong trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn để chồng bạn viết giấy cam kết mảnh đất đó là tài sản riêng của bạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi chồng bạn cư trú.

Trên đây là toàn bộ lời tư vấn về vấn đề tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn?

Mọi thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề này hoặc cần tư vấn ly hôn, cách làm đơn ly dị hay muốn sử dụng dịch vụ ly hôn, bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn ly hôn qua HOTLINE của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn cụ thể nhất

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139