Luật thừa kế tài sản khi chồng chết

luật thừa kế tài sản khi chồng chết

Trước đây, pháp luật Việt nam thời phong kiến luôn ghi nhận quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình và tước đi tư cách chủ thể của người phụ nữ khi đã lấy chồng nên pháp luật về thừa kế ở thời kì ấy thể hiện hết sức rõ nét về sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung, cũng như việc phân chia tài sản sau khi một người mất đi.

Khi người đứng tên tài sản trong gia đình mất đi có thể là vợ hoặc chồng thì toàn bộ số tài sản đó sẽ chia thừa kế ra sao? Việc tiến hành chia như thế nào để đảm bảo công bằng cho những người có quyền được hưởng thừa kế?

Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp cho bạn đọc nắm bắt được những thông tin cụ thể nhất và chính xác nhất về vấn đề luật thừa kế tài sản khi chồng chết.

Việc chồng có để lại di chúc hay không?

Thứ nhất, đối với trường hợp người chồng chết không để lại di chúc:

Trong trường hợp này ta sẽ căn cứ theo quy định pháp luật về việc chia thừa kế không có di chúc để phân chia di sản.

Việc phân chia di sản trong trường hợp này hoàn toàn căn cứ theo quy định pháp luật về phân chia di sản tại Bộ luật dân sự 2015.

Đối với trường hợp cụ thể này, ta lại phải xét đến số tài sản mà người chồng đứng tên sở hữu chiếm bao nhiêu phần trong khối tài sản thực có của gia đình, khối tài sản chung với vợ.

+ Trường hợp 1: Tài sản người chồng có hình thành trong quá trình kết hôn và là tài sản đứng tên đồng sở hữu với vợ thì cách phân chia sẽ tính như sau. Khối tài sản chung của cả hai vợ chồng được chia đôi, riêng phần tài sản của người vợ trong trường hợp người vợ còn sống sẽ được giữ nguyên. Riêng phần tài sản đứng tên người chồng sẽ được tiến hành chia thừa kế theo quy định của pháp luật theo các hàng thừa kế và những người thuộc diện thừa kế có quyền hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 651.

+ Trường hợp 2: Tài sản người chồng sở hữu hình thành trước thời gian kết hôn hoặc tài sản này là tài sản riêng của chồng và được công nhận hợp pháp trước pháp luật thì việc phân chia tài sản sẽ được tiến hành như sau.

Việc phân chia di sản trong trường hợp này sẽ áp dụng các nguyên thắc về chia thừa kế theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015 thì tòan bộ số tài sản đứng tên người chồng này sẽ được chia đều cho những người thuộc diện có quyền hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật.

Từ đây, ta sẽ phải xác định những ai trong diện hàng thừa kế thứ nhất còn sống hay đã mất để việc phân chia di sản thừa kế sẽ diễn ra một cách công bằng theo đúng quy định pháp luật.

Nếu có các trường hợp ngoại lệ như không có người ở hàng thừa kế thứ nhất thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng phần di sản này. Trường hợp các hàng thừa kế có người thừa kế thế vị thì việc phân chia di sản cũng sẽ tiến hành theo quy định của pháp luật về chia thừa kế thế vị.

Việc phân chia tài sản trong trường hợp này hoàn toàn dựa vào căn cứ pháp luật để đem lại sự công bằng, minh bạch khi người đã mất không để lại di chúc.

Đối với trường hợp chồng mất và có để lại di chúc

Trong trường hợp này thì việc định đoạt phần tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của mình cho những còn sống thì sau khi người chồng mất đi việc tiến hành mở di chúc sẽ được thực hiện.

Thời điểm công bố di chúc được tiến hành là thời điểm sau khi người chồng đã chết. Việc công bố di chúc được thực hiện theo hình thức quy định của pháp luật về thời điểm mở di chúc tại Bộ luật dân sự 2015.

thông qua hình thức cung cấp bản sao di chúc tới tất cả những người có liên quan tới nội dung của di chúc.

Đồng thời thủ tục mở thừa kế cũng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ những người có liên quan trong nội dung di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Trường hợp vắng mặt cần phải thông báo trước và có lý do cụ thể.

Đối với trường hợp này, ngoài việc xác định những ai là người có liên quan và được quyền hưởng di sản có trong di chúc thì việc xác định di chúc có giá trị pháp lý và có hiệu lực hay không cũng là một vấn đề rất quan trọng.

Bởi lẽ, nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc công nhận di chúc và tiến hành phân chia di chúc mới được thực hiện. Đối với vấn đề này, Bộ luật dân sự 2015. đã có những quy định rất chi tiết và rõ ràng cả về nội dung lẫn hình thức của di chúc như nào là hợp pháp và như nào là không hợp pháp.

luật thừa kế tài sản khi chồng chết
luật thừa kế tài sản khi chồng chết

Đó là thời điểm có hiệu lực của di chúc

Trong trường hợp cả vợ và chồng cùng lập thì hiệu lực của di chúc thì khi một trong hai người là vợ hoặc chồng chết thì hiệu lực của di chúc được xác định theo ba trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trường hợp nếu trong di chúc chung mà vợ và chồng đã có thỏa thuận với nhau trước về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc

Đối với trường hợp này thì di chúc đó có hiệu lực vào thời điểm đã được thỏa thuận.

Thứ hai, nếu vợ và chồng chết theo các thời điểm khác nhau

Đối với trường hợp này thì di chúc của họ chỉ có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết.

Thứ ba, nếu vợ, chồng cùng chết vào một thời điểm hoặc được coi là chết vào cùng một thời điểm.

Đối với trường hợp này thì di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực toàn bộ vào thời điểm mà vợ, chồng được coi là đều đã chết.

Thừa kế đất đai có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi được mẹ ruột cho 1 khoảng đất 66m2 từ năm 2005 trên danh nghĩa thừa kế, có công chứng quyền thừa kế tại phòng công chứng. Xin hỏi tôi có phải đóng tiền sử dụng đất hay không? Xin thành thật cảm ơn, rất mong được sự hồi đáp?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 646 “Bộ luật dân sự 2015” thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế trong di chúc của mình. Di chúc được lập thành văn bản dưới 4 hình thức:

“- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

 – Di chúc bằng văn bản có công chứng;

–  Di chúc bằng văn bản có chứng thực”

Thời điểm di chúc có hiệu lực khi người để lại di chúc chết. Trong trường hợp của bạn, mẹ của bạn có để lại di chúc có công chứng ghi nhận rằng sau khi chết mảnh đất 66m2 được để lại cho bạn.

Tuy nhiên, chỉ khi mẹ của bạn chết thì mảnh đất đó mới thuộc quyền sử dụng của bạn. Còn hiện tại, mẹ của bạn vẫn còn sống nên mảnh đất về mặt pháp lý vẫn thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn.

Đối với việc đóng tiền sử dụng đất, Điều 1 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định đối tượng đóng tiền sử dụng đất bao gồm:

“- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

– Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất.

– Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng đang sử dụng đất thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất.”

Đối với trường hợp của bạn, mảnh đất này là của mẹ bạn (mẹ bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này.

Vì thế, người nộp tiền sử dụng đất trong trường hợp này là mẹ của bạn. Bạn chỉ phải đóng trong trường hợp, trong mảnh đất này có một phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn, đã được công nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thỏa thuận mảnh đất là tài sản chung nhưng chỉ một trong hai người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai

Tóm tắt câu hỏi:

Tình huống: Bà C hiện đang ở trên mảnh đất 220 m2. Hiện diện tích đất này đang có tranh chấp về ranh giới sử dụng với hộ bà B sử dụng đất liền kề. Do tuổi già, bà C đã làm giấy ủy quyền cho ông A là người bà con họ hàng xa thay mặt mình giải quyết việc tranh chấp ranh giới sử dụng đất với bà B. Năm 2013, bà C chết không để lại di chúc.

Nay, ông A làm đơn gửi UBND xã X đề nghị được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này. UBND xã X không đồng ý và ra quyết định thu hồi mảnh đất của bà C với lý do bà không có người thừa kế. Ông A không đồng ý với quyết định thu hồi đất này đã viết đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện;

Hỏi:

  1. UBND xã X xử lý như vậy có đúng thẩm quyền không?
  2. Ông A có được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này không? Tại sao?
  3. Ông A gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện đúng hay sai? Vì sao?
  4. Vụ việc này cần được giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 2 Điều 105 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

UBND xã X không có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận cho ông A, cũng không có quyền từ chối, mà thẩm quyền này thuộc về UBND cấp huyện. UBND xã X có thể hướng dẫn giúp ông A trình đơn lên UBND cấp huyện chứ không có quyền từ chối yêu cầu vì bất cứ lý do nào.

Theo khoản 2 Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất:

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Vậy thẩm quyền thu hồi đất của bà C trong trường hợp này là thuộc về UBND huyện, UBND xã X ra quyết định thu hồi là không hợp pháp, trái với thẩm quyền mà pháp luật đất đai quy định.

Theo khoản 2 Điều 147 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền của cá nhân:

Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;

Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.

Việc bà C chết đã làm chấm dứt tư cách người đại diện theo ủy quyền của ông A nên ông không còn bất kỳ quyền lợi và nghĩ vụ gì đới với mảnh đát của bà C.

Đồng thời theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nên ông A sẽ không được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp này.

Theo khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 quy định về trình tự khiếu nại:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Nếu ông A muốn gửi đơn khiếu nại thì trước hết phải gửi đơn đến UBND xã X, chỉ khi UBND xã X không đồng ý giải quyết hoặc quá thời hạn mà vẫn chưa giải quyết thì ông A mới tiếp tục gửi đơn tới UBND huyện. Việc làm của ông A là sai trình tự về việc khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Trong tình huống này, việc bà C chết mà không để lại di chúc là nguyên nhân khiến ông A muốn được đứng tên mảnh đất của bà. Tuy ông A là họ hàng xa với bà C nhưng cũng không thuộc trường hợp được hưởng di sản theo quy định về pháp luật thừa kế.

Khi bà C chết không để lại di chúc, cũng không có người thừa kế, thì việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi mảnh đất đó là hoàn toàn hợp pháp điểm b khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013.

Tuy nhiên, việc thu hồi đất sẽ do UBND cấp huyện thực hiện theo trình tự thủ tục mà pháp luật đất đai quy định. Nếu việc thu hồi đất đúng thẩm quyền và trình tự thì ông A sẽ không có căn cứ để yêu cầu được đứng tên mảnh đất cũng như không có căn cứ để gửi đơn khiếu nại khi mảnh đất của bà C bị thu hồi.

Thông qua những quy định trên đây. Có thể thấy quyền thừa kế của Vợ khi Chồng chết căn cứ vào phần tài sản chung của Vợ, Chồng. Tài sản riêng của Chồng sẽ được chia thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139