Kiểm toán doanh thu

kiểm toán doanh thu

Trong BCTC của doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục có tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu, khoản mục trên BCTC. Doanh thu cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán, tiềm năng hay hiệu năng kinh doanh, triển vọng phát triển cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương lai. Vì thế việc khoản mục này chứa đựng nhiều khả năng gian lận là khó tránh khỏi. Do đó, kiểm toán doanh thu là một trong những nội dung rất quan trọng, bắt buộc trong quy trình kiểm toán BCTC doanh nghiệp.

Mục tiêu kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC

Chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 200 “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC”, đoạn 11 xác định :” Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?”

Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị kiểm toán thấy được những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin của đơn vị. Đối với khoản mục doanh thu trên BCTC, mục tiêu kiểm toán thường được hướng tới được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng: Các mục tiêu kiểm toán doanh thu

Mục tiêu kiểm toán chung

Mục tiêu kiểm toán doanh thu

Mục tiêu hợp lý chung

Doanh thu bán hàng đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý

Tính hiện hữu

Doanh thu được ghi nhận thực tế đã phát sinh

Tính trọn vẹn

Doanh thu bán hàng được ghi sổ đầy đủ

Quyền và nghĩa vụ

Hàng hóa tiêu thụ thuộc quyền sở hữu của đơn vị

Chính xác số học

Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ tổng hợp chi tiết thích hợp, tính tóan và cộng dồn chính xác.

Phân loại và trình bày

Doanh thu bán hàng được phân loại đúng đắn

Định giá

Doanh thu bán hàng được định giá đúng đắn

Kịp thời

Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ

Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng số tìên ghi trên khoản mục doanh thu trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác. Nếu KTV không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác bao gồm:

Mục tiêu hiện hữu: Doanh thu được ghi nhận là thực sự đã phát sinh và đã hoàn thành tương ứng với số tiền mà khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Hàng hóa được chấp nhận vận chuyển bán cho khách hàng là có thật, không tồn tại các khoản doanh thu ghi nhận mà khách hàng không tồn tại hoặc có tồn tại nhưng chưa chấp nhận mua hàng.

Mục tiêu trọn vẹn: Mọi nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu đều đã được ghi sổ, doanh nghiệp không bỏ ngoài sổ bất kỳ một khoản doanh thu nào khi nó đã thỏa mãn các tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu.

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ : Hàng hóa đã bán thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không phải là hàng hóa ký gửi đại lý, tài sản nhận hộ, giữ hộ. Đồng thời doanh thu ghi nhận cũng phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp tương ứng với trách nhiệm vật chất mà doanh nghiệp phải thực hiện với khách hàng.

Mục tiêu chính xác số học: Các nghiệp ghi vào sổ tổng hợp, chi tiết thích hợp và khớp đúng số tổng hợp. Doanh thu, giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại đều được tính toán chính xác dựa trên số lượng và đơn giá cụ thể của từng nghiệp vụ bán hàng.

Mục tiêu phân loại và trình bày : Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp, sử dụng các TK chi tiết để hạch toán doanh thu, phân loại đúng doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài và doanh thu nội bộ ,giữa giảm giá và chiết khấu thương mại

Các mục tiêu trong kiểm toán khoản mục doanh thu phải được cụ thể hóa theo công việc tương ứng với mỗi mục tiêu của kiểm toán nội bộ nói riêng và hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung.

Kiểm toán doanh thu

Đặc điểm

Trong báo cáo tài chính, doanh thu là khoản mục trọng yếu, là cơ sở để người đọc bản báo cáo tài chính đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu được trình bày bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu thuần và các khoản được khấu trừ. Dựa vào kiểm toán doanh thu người ta có thể đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh.

Tuy nó quan trọng nhưng khoản mục doanh thu này hay bị sai lệch và dẫn đến rủi ra vì những lý do sau:

Doanh thu có thể bị khai thấp hơn thực tế để né tránh thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Doanh thu và lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự sai lệch trong doanh thu thường là do không trung thực trong lợi nhuận.

Trong một vài đơn vị kinh doanh, doanh thu và chỉ tiêu để đánh giá khả năng, do vậy nó dễ bị “thổi phồng” lên cao so với thực tế.

Kiểm toán doanh thu

Ở kiểm toán doanh thu bao gồm tìm hiểu về kiểm soát nội bộ thiết kế và thử nghiệm kiểm soát nghiệp vụ bán hàng và doanh thu.

* Áp dụng thủ tục phân tích

Các kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ thuật sau đây để kiểm tra tính xác thực của doanh thu:

Lập bảng phân tích theo từng tháng và xem xét kỹ các trường hợp doanh thu tăng hoặc giảm bất thường.

Tính tỷ lệ lãi gộp của các mặt hàng phổ biến của doanh nghiệp và so sánh số liệu với những năm kế trước.

Thực hiện so sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước nếu thấy bất thường đề nghị giải thích làm rõ nguyên nhân.

* Kiểm tra tính xác thực của các nghiệp vụ bán hàng

Mục tiêu của hành động kiểm tra tính xác thực này để phát hiện những trường hợp trên thực tế nghiệp vụ bán hàng không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ sách bán hàng. Để kiểm tra được điều đó, các người thực hiện kiểm toán doanh thu như sau:

Theo dõi các chứng từ gốc liên quan đến mặt hàng bán trên sổ sách, kiểm tra kỹ các số liệu trên đơn hàng, kiểm tra các hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng, hóa đơn, vận đơn, phiếu xuất kho…

Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và kiểm tra quá trình thu tiền, nếu các hóa đơn được thanh toán, hoặc hàng trả lại thì công nhận nghiệp vụ bán hàng đó có xảy ra. 

kiểm toán doanh thu
kiểm toán doanh thu

* Kiểm tra nội dung ghi chép các nghiệp vụ bán hàng

Các kiểm toán doanh thu phải kiểm tra các chứng từ gốc và đối chiếu với sổ ghi chép nhật ký bán hàng để xác minh các mặt hàng có được bán đi thật hay không.

* Kiểm tra các hóa đơn

So sánh vận đơn, các đơn đặt hàng, các lệnh bán hàng… rồi xác định chủng loại và số lượng các hàng hóa bán ra.

Xem xét bảng giá, các bảng duyệt giá, các hợp đồng để tính đơn giá của hàng hóa bán đi và so sánh kết quả với sổ ghi chép.

Kiểm tra các phép tính toán trên hóa đơn, với các thương vụ bán hàng bằng ngoại tệ thì kiểm toán doanh thu cần kiểm tra số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam xem chính xác không.

* Phân loại doanh thu

Mục đích phân loại doanh thu nhằm tránh trường hợp không phân loại đúng sẽ gây nên ghi chép sai lệch hay trình bày sai về doanh thu. Xem xét các loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Các kiểm toán doanh thu phải phân biệt giữa:

Doanh thu bán chịu và doanh thu đã thu tiền

Kiểm tra doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác nếu có như cho thuê tài sản cố định, các khoản lãi phát sinh…

* Kiểm tra nghiệp vụ khóa sổ bán hàng

Các kiểm toán doanh thu lựa chọn một số nghiệp vụ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh các số liệu và đối chiếu giữa các khâu vận đơn, nhật ký bán hàng, các nội dung hàng hóa trên sổ.

Kiểm toán thu nhập khác

Đặc điểm

Các khoản thu nhập khác được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản thu nhập chính và thu nhập bất thường khác. Những khoản thu nhập khác mang đặc điểm là chúng xảy ra bất ngờ và không dự đoán trước được. Nhiều đơn vị doanh nghiệp không phản ánh các nghiệp vụ này mà chỉ ghi nhận khi thu tiền. 

Tuy nhiên đối với các thương vụ với số tiền không lớn và không thường xuyên xảy ra thì không ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp, nhưng với trường hợp số tiền nhỏ hoặc thường xuyên xảy ra sẽ rất đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp, do đó các kiểm toán doanh thu cần chú ý đến khoản thu nhập khác này.

Kiểm toán thu nhập khác

* Phân chia các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết đối với hoạt động tài chính

Khoản được hạch toán vào thu nhập bao gồm: Số tiền chênh lệch giữa giá bán và giá gốc, các khoản đầu tư bất động sản đã chuyển nhượng, Các khoản lợi nhuận được chia từ hoạt động kinh doanh.

Không được tính vào hoạt động tài chính bao gồm: Các khoản thu hồi vốn, chênh lệch tài sản góp vốn, thanh toán vãng lai với đối tác.

Với thuê tài sản mà người thuê trả tiền trước nhiều kỳ, số tiền thu được ghi vào doanh thu nhận trước, chỉ ghi nhận vào kỳ kế toán và hoạt động đó đã xảy ra trên thực tế. 

Với các đơn vị kinh doanh chuyên cho thuê tài sản thì phần thu nhập ghi vào “doanh thu bán hàng”, chứ không được ghi vào” thu nhập hoạt động tài chính”.

* Phân chia các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết đối với thu nhập bất thường

Trong trường hợp doanh nghiệp nhượng bán tài sản cố định, tiền thu được bao gồm toàn bộ số tiền thu được và trí giá phế liệu thu hồi.

Các khoản thu nhập bất thường hợp pháp là phải có biên bản của Hội đồng xử lý, có chữ ký của giám đốc hay ban quản trị, kế toán trưởng kèm theo.

* Tìm kiếm các khoản thu nhập không được doanh nghiệp ghi chép

Nhiều doanh nghiệp ghi chép các nội dung vào khoản thu nhập khác để giảm chi phí phát sinh trong kỳ. Sai sót trên sẽ làm ảnh hưởng đến các loại biến động mặc dù nó không làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập.

Xem xét các nghiệp vụ bất thường hay có nội dung không rõ ràng: Trên thực tế nhiều doanh nghiệp ghi khoản này vào mục khác một cách cố ý hay vô tình.

Xem xét các khoản phải trả khác trong kỳ : Để chiếm đoạt một số tiền nào đó, nhân viên của doanh nghiệp sẽ khi các khoản thu nhập bất thường vào mục thu nhập khác để tránh bị kiểm tra bắt lỗi.

Với những khoản thu định kỳ như tiền lãi vay, tiền cho thuê tài sản cố định… các kiểm toán viên cần lập bảng kê thu nhập hàng tháng chi tiết để phát hiện những tháng không ghi chép.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về kiểm toán doanh thu Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139