Luật thừa kế tài sản của cha mẹ

luật thừa kế tài sản của cha mẹ

Bố mẹ mất, tài sản sẽ chia như thế nào cho con ruột và con nuôi? luật thừa kế tài sản của cha mẹ được quy định ra sao? chắc hẳn là điều bạn quan tâm nhiều nhất khi đọc bài viết này.

Tất cả những thông tin bạn cần biết đều được Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Theo quy định, tài sản sẽ được chia như thế nào khi bố mẹ mất?

Theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế tài sản như sau:

Thời hiệu để người được thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế nào đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự 2015

Di sản sẽ thuộc về Nhà nước khi không có người chiếm hữu quy định ở mục a khoản này.

Quy định về thứ tự thừa kế như thế nào nếu không có di chúc

Nếu bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì phần tài sản thừa kế của bố mẹ sẽ được phân chia đều cho những người được thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết,

Hàng thừa kế thứ hai gồm:  bà nội, ông nội, ông ngoại, bà ngoại, chị ruột, anh ruột, em ruột của người chết. Cháu ruột của người chết nếu người chết là bà nội, ông nội, ông ngoại, bà ngoại

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ ngoại, cụ nội của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế ngang hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản theo quy định.

luật thừa kế tài sản của cha mẹ
luật thừa kế tài sản của cha mẹ

Tư vấn quyền thừa kế sau khi cha mẹ mất?

Thưa luật sư, cho tôi xin hỏi bố tôi mất cách đây đã 40 năm. Mẹ tôi sinh được 6 người con 4 trai và 2 gái. Một bác đầu do tham gia chiến tranh nên đã mất lúc còn trẻ chưa có gia đình. 2 người con trai và 1 chị gái của tôi thì đã lập gia đình.

Tôi thì được mẹ cho làm nhà ở trên mảnh đất của bà. Và đứa em trai út cũng ở đó. Bà nói sau này sẽ cho tôi và đứa em út miếng đất đó anh em đều không nói gì nhưng mẹ vẫn đứng tên.

Cho đến một ngày em trai út tôi qua đời đột ngột thì giấy tờ vẫn chưa sang tên mà mẹ tôi thì đã bị lẫn không còn minh mẫn để quyết định gì nữa thì thừa cơ hội đó ông anh đầu của tôi đã ra dành làm thêm một cái nhà trên mảnh đất đó, còn hù dọa là sẽ cầm quyền hết không cho nhà tôi với em trai tôi làm sổ đỏ tách thửa, do tôi là con gái và em tôi thì đã mất.

Giờ cho tôi xin hỏi nếu mẹ tôi mất thì manh đất đó được chia như thế nào? Hiện tại mảnh đất đó có 3 cái nhà của em út tôi, của tôi, và một cái của ông anh đầu mới ra xây?

Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn nhiều.

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 650, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế theo pháp luật:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp của bạn, khi mẹ bạn mất, phần đất của mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật.

Do gia đình có 06 người con nhưng 01 người đã mất và không có con, chính vì vậy phần đất của mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho 05 phần gồm 4 người con còn lại còn sống và 01 phần là phần thừa kế thế vị cho vợ con của chú út.

Hiện tại, trên mảnh đất có 03 căn nhà của bạn, chính vì vậy việc phân chia phần đất của các mẹ bạn để lại sẽ được căn cứ vào thỏa thuận của những người hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Họp mặt những người thừa kế:

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

Cách thức phân chia di sản.

Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Thủ tục đòi quyền thừa kế phần di sản của bố để lại?

Kính chào Luật sư, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Bố chồng tôi đã chết năm 2015, hiện nay sổ đỏ đã mang tên mẹ tôi (lúc chết vẫn mang tên bố tôi, sau đó mới chuyển sang mẹ).

Hiện nay mẹ chồng tôi có 2 người con trai. Mẹ tôi chung sống với người khác như vợ chồng.

Vậy, các con có quyền đòi hưởng quyền thừa kế từ phần của bố không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với dữ liệu bạn đưa ra, có thể hiểu rằng bố chồng bạn mất và không để lại di chúc. Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định trên, người chết không để lại di chúc định đoạt tài sản của mình, thì di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015:

Người thừa kế theo pháp luật:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên, người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên 3 mối quan hệ với người chết là quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng; và được pháp luật quy định thành nhiều hàng thừa kế.

Di sản thừa kế chỉ được chia cho một hàng thừa kế và tuân theo trình tự ưu tiên là 1, 2, 3, nghĩa là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản). Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trong trường hợp của bạn, chồng của bạn (tức con đẻ của người đã chết) thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của bố chồng bạn. Do đó chồng bạn có quyền đòi hưởng thừa kế phần di sản của bố.

Tuy nhiên, nếu chồng bạn không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì anh ấy sẽ không được nhận phần di sản của bố mình.

Hơn nữa, Điều 612 BLDS quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Như vậy, việc chia thừa kế còn phụ thuộc vào nguồn gốc tài sản:

Di sản riêng của bố chồng bạn sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Tài sản chung của bố chồng và mẹ chồng bạn (tài sản chung của vợ chồng) sẽ được chia đôi. Phần của người mất được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139