Kết hôn với công an

kết hôn với công an

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên để kết hôn với các chiến sỹ công an, quân nhân thì có thêm các quy định đặc thù của ngành.

Kết hôn với công an luôn là một trong những ưu tiên (điểm cộng) cho lựa chọn trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình đối với các bạn trẻ. Vậy, pháp luật quy định về điều kiện kết hôn với người trong ngành như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Điều kiện kết hôn mới nhất năm 2022

Để kết hôn thì điều đầu tiên phải tuân thủ quy định kết hôn của Luật hôn nhân gia đình cụ thể cần đáp ứng các điều kiện sau:

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như sau:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình 2014.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Việc kết hôn không thuôc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Để được kết hôn với người làm trong ngành công an cần những yêu cầu điều kiện gì?

Ngoài những điều kiện nêu tại mục 1, nếu bạn muốn kết hôn với người đang phục vụ trong ngành công an nhân dân thì còn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù của ngành công an, cụ thể là không thuộc một số trường hợp sau:

– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;

– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…

– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;

– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).

Theo các văn bản nội bộ của Bộ Công an ban hành để được đăng ký kết hôn với công an, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền ngoài các điều kiện chung của công dân Việt Nam nêu trên còn tiến hành thẩm tra lý lịch cá nhân và lý lịch ba đời của người còn lại nếu không phục vụ trong ngành công an.

Theo đó nếu khi thẩm tra lý lịch mà rơi vào các trường hợp sau thì sẽ không được kết hôn với người phục vụ trong công an:

– Về lý lịch cá nhân:

+ Tôn giáo: Không chấp nhận các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Tin lành, Cơ đốc…

+ Dân tộc: Không chấp nhận người có dân tộc Hoa;

+ Không được có tiền án hoặc đang chấp hành bản án, chưa được xóa án tích;

+ Quốc tịch: Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài kể cả đã nhập quốc tịch Việt Nam cũng không được kết hôn với người phục vụ trong công an nhân dân.

– Về lý lịch gia đình:

+ Thẩm tra lý lịch ba đời: Đời thứ nhất bao gồm ông, bà bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Đời thứ hai bao gồm cha mẹ, cô, gì, chú, bác ruột; Đời thứ ba bao gồm bản thân và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. Kể cả trường hợp gia đình có Đảng viên vẫn thẩm tra lý lịch ba đời.

+ Gia đình không được có ai tham gia Ngụy quân, Ngụy quyền hoặc làm tay sai cho chế độ phong kiến;

+ Gia đình không được có ai có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích;

+ Về tôn giáo: Không tham gia tôn giáo;

+ Về quốc tịch: Buộc quốc tịch phải là Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam cũng không đủ điều kiện kết hôn;

+ Về dân tộc: Gia đình nếu có người thuộc dân tộc Hoa thì không đủ điều kiện.

kết hôn với công an
kết hôn với công an

Tư vấn một số trường hợp cụ thể:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Em họ Khổng, gia đình 3 đời nhà em tính từ đời ông nội đều mang Quốc tịch Việt Nam, là người Việt, dân tộc Kinh, theo Phật Giáo. Nhưng ông cố của em là người Hoa, gia đình em theo cách mạng. Vậy cho em hỏi em có được đăng kí kết hôn với người trong ngành công an được không?

Luật sư tư vấn:

Điều kiện để kết hôn với công an:

Để có thể kết hôn với công an, trước hết bạn phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  2. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  3. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  4. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  5. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  6. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Các trường hợp cấm kết hôn gồm có:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Ngoài ra, bạn muốn kết hôn với người đang phục vụ trong ngành công an nhân dân thì còn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù của ngành công an, cụ thể là không thuộc một số trường hợp sau:

– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;

– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;

– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;

– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

Ngoài ra có một số quy định khác nhưng tùy thuộc vào từng vị trí công việc cụ thể.

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình 3 đời nhà bạn tính từ đời ông nội đều mang Quốc tịch Việt Nam, là người Việt, dân tộc Kinh, theo Phật Giáo. Nhưng ông cố của bạn là người Hoa, gia đình em theo cách mạng, có thể bạn vẫn được kết hôn với người trong ngành công an.

Tuy nhiên, để biết rõ hơn về việc bạn có đủ điều kiện kết hôn với công an hay không thì bạn nên nhờ người yêu bạn hỏi rõ tại đơn vị về trường hợp này.

Trình tự thẩm tra lý lịch khi kết hôn với công an

Đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù công an thì yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

Trước khi kết hôn chiến sỹ công an phải làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy vào mức độ tình cảm của hai bên. Sau đó, chiến sỹ làm đơn xin kết hôn gồm 02 đơn, gửi thủ trưởng đơn vị và gửi phòng tổ chức cán bộ. Đồng thời người bạn đời của chiến sĩ Công an phải kê khai lý lịch, trong lý lịch phải khai cả ba đời.

Trình tự thẩm tra lý lịch đối với người đang có dự định kết hôn với công an như sau:

Tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời đối với người yêu của chiến sĩ công an và người thân của họ:

+ Đời thứ nhất: ông, bà bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Đời thứ hai: cha mẹ, cô dì, chú bác ruột;

+ Đời thứ 3: bản thân người có dự định kết hôn với công an, anh, chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

Lưu ý: dù là Đảng viên nhưng cũng phải tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời.

Tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời dựa trên những tiêu chí như: quốc tịch, tôn giáo, tiền án, công việc…

Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc.

Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng. nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.

Trình tự thủ tục kết hôn với người trong ngành công an

Nếu các bạn đủ điều kiện kết hôn thì người chiến sĩ công an sẽ tiến hành quy trình thủ tục như sau:

– Trước hết người chiến sĩ phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, không đưa ra quyết định kết hôn nếu như các bên không vì mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình;

– Chiến sĩ công an tiến hành nộp đơn xin tìm hiểu nộp lên cho thủ trưởng đơn vị;

– Sau khoảng thời gian tìm hiểu từ 03 đến 06 tháng, chiến sĩ công an nộp 02 đơn xin kết hôn. Một đơn gửi đến thủ trưởng đơn vị, một đơn gửi đến phòng Tổ chức cán bộ;

– Người có dự định kết hôn với chiến sĩ công an tiến hành kê khai lý lịch ba đời của bản thân và gia đình mình;

– Sau khi nhận được bản kê khai lý lịch 03 đời, phòng Tổ chức cán bộ sẽ có trách nhiệm tiến hành thẩm tra lý lịch của người dự định kết hôn với chiến sĩ công an và gia đình họ tại nơi sinh sống và làm việc;

– Sau thời gian thẩm định dao động từ khoảng 02 đến 04 tháng, phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cho phép việc kết hôn của chiến sĩ công an về tại đơn vị người này đang công tác.

Sau khi có giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của thủ trưởng đơn vị, bạn cùng người yêu bạn sẽ nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn đến ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ đăng ký kết hôn cần có:

Đơn đăng ký kết hôn

Sổ hộ khẩu của hai bên

Chứng minh nhân dân

Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân.

Nếu bạn đọc đang quan tâm tới dịch vụ pháp lý trên đây, vui lòng liên hệ với Luật sư hôn nhân và gia đình của Luật Trần và Liên Danh chúng tôi theo hotline để được tư vấn và báo phí dịch vụ tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139