Lỡ quan hệ tình dục không an toàn thì cần phải làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV? Quan hệ với người nhiễm hiv bao lâu thì bị? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lỡ quan hệ tình dục không an toàn thì cần phải làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV?
Tại Mục II Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM VỚI HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm càng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Các dạng phơi nhiễm
Phơi nhiễm với HIV là việc tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của người nhiễm HIV. Trường hợp dùng chung bơm kim tiêm và hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người có nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ tình trạng nhiễm HIV có thể được xem như phơi nhiễm với HIV.
Các dạng phơi nhiễm thường gặp:
– Kim đâm xuyên da khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò;
– Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch sinh học của người bệnh.
– Tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
– Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh dính vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
– Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý.
– Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc người không rõ tình trạng HIV hoặc bị hiếp dâm, cưỡng dâm.
Phân loại phơi nhiễm với HIV: có 2 loại gồm:
– Phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
– Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra không liên quan đến nghề nghiệp.
Theo đó, quan hệ tình dục không an toàn được xác định là phơi nhiễm với HIV, trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm bạn cần liên hệ với cơ sở y tế hoặc các tổ chức hỗ trợ cộng đồng về bệnh tình dục để được tư vấn và điều trị theo phác đồ (điều trị PEP).
Thời gian điều trị PEP của người quan hệ tình dục không an toàn là bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định thì thời gian điều trị PEP của người quan hệ tình dục không an toàn nói riêng và phơi nhiễm HIV nói chung là đủ 28 ngày liên tục.
Trước khi cấp thuốc điều trị PEP cho người quan hệ tình dục không an toàn thì có cần phải tiến hành xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm hay không?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục II Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ
– Tổn thương da chảy máu: Rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
– Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp (nếu có).
– Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.
Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chỉ áp dụng với phơi nhiễm do nghề nghiệp)
– Ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm,
– Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách
Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc
– Phơi nhiễm có nguy cơ: Phơi nhiễm qua đường máu, qua da có vết thương hoặc trầy xước, hoặc qua đường niêm mạc (từ tinh dịch, dịch âm đạo, dịch trực tràng, sữa mẹ hoặc bất kỳ dịch nào của cơ thể có chứa lượng máu nhìn thấy được). Vị trí bị phơi nhiễm có thể là vùng da bị tổn thương, âm đạo, trực tràng, mắt, miệng hoặc niêm mạc. Tổn thương càng rộng và sâu thì nguy cơ phơi nhiễm HIV càng cao.
– Phơi nhiễm không có nguy cơ: là phơi nhiễm với nước tiểu, dịch nôn, nước bọt, dịch mồ hôi hoặc nước mắt nếu không chứa một lượng máu có thể nhìn thấy được. Trường hợp máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Bước 4: Xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn gây phơi nhiễm
Trường hợp không xác định được người gây phơi nhiễm là người nhiễm HIV thì cần làm xét nghiệm HIV cho người gây phơi nhiễm ngay nếu có thể.
Trường hợp không thể xác định được tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm được coi là có nguy cơ nhiễm HIV và ghi rõ trong biên bản.
Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
– Tư vấn và hỗ trợ tâm lý, xét nghiệm HIV ngay theo quy định. Có thể xét nghiệm anti-HCV và HBsAg.
– Nếu xét nghiệm HIV dương tính: người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước; tư vấn điều trị ARV ngay.
Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm
– Nguy cơ nhiễm HIV và vi rút viêm gan B, C
– Lợi ích của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và tác dụng phụ của thuốc ARV
– Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý đặc biệt với các trường hợp bị hiếp dâm
– Với phụ nữ và trẻ gái vị thành niên, tư vấn thử thai và uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt trong 5 ngày đầu kể từ khi bị phơi nhiễm qua đường tình dục.
– Triệu chứng của nhiễm HIV cấp: sốt, phát ban, nôn, thiếu máu, nổi hạch…
– Tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
– Trường hợp không cần dùng PEP, người bị phơi nhiễm cần được tư vấn về việc hạn chế nguy cơ bị phơi nhiễm HIV trong tương lai. Dù không phải làm xét nghiệm HIV nhưng có thể xem xét nếu người bị phơi nhiễm mong muốn được xét nghiệm.
Bước 7: Kê đơn thuốc PEP cho 28 ngày
Theo đó thì trước khi cấp thuốc điều trị PEP cho người quan hệ tình dục không an toàn thì phải tiến hành xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm. Nếu xét nghiệm HIV dương tính: người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước; tư vấn điều trị ARV ngay.
Những đối tượng nào được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống lây nhiễm HIV?
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020) như sau:
Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
…
Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây:
a) Người nhiễm HIV;
b) Người sử dụng ma túy;
c) Người bán dâm;
d) Người có quan hệ tình dục đồng giới;
đ) Người chuyển đổi giới tính;
e) Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng quy định tại các điểm, b, c, d và đ khoản này;
g) Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
h) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
i) Người di biến động;
k) Phụ nữ mang thai;
l) Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
m) Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó thăn;
n) Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.
Theo đó, những đối tượng sau đây được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV:
– Người nhiễm HIV;
– Người sử dụng ma túy;
– Người bán dâm;
– Người có quan hệ tình dục đồng giới;
– Người chuyển đổi giới tính;
– Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng đã nêu trên;
– Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
– Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
– Người di biến động;
– Phụ nữ mang thai;
– Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
– Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó thăn;
– Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.
Người phơi nhiễm HIV sẽ được điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm đúng không?
Theo Điều 36 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020) như sau:
Điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV
Người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV. Ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 11 của Luật này.
Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế được tư vấn, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV và hưởng chế độ theo quy định của Luật này.
Theo đó, người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV.
Ngoài ra, các đối tượng sau đây sẽ được ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV:
– Người sử dụng ma túy;
– Người bán dâm;
– Người có quan hệ tình dục đồng giới;
– Người chuyển đổi giới tính;
– Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng đã liệt kê ở trên;
– Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi quan hệ với người nhiễm hiv bao lâu thì bị? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.