Súng tự chế

Súng tự chế

Súng tự chế là gì? Sử dụng súng tự chế để săn bắt có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Súng tự chế là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017: “Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.”

Súng tự chế có thể hiểu là những loại súng được tạo ra từ các phần linh kiện tự chế hoặc từ sự kết hợp của các bộ phận súng có sẵn; có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người. Do đó, súng tự chế có thể được xem như là một loại ” súng săn”.

Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về nguyên tắc khi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

Như vậy, nếu người nào nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng súng tự chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Người sử dụng súng tự chế để săn bắt có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý sử dụng vũ khí được căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì người sử dụng súng tự chế để săn bắt có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng súng tự chế để săn bắt còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Sử dụng súng tự chế để săn bắt có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người sử dụng súng tự chế để săn bắt tùy theo mức độ và hành vi phạm tội mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 108 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Khung 01: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 02: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

– Có tổ chức;

– Vật phạm pháp có số lượng lớn;

– Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Tái phạm nguy hiểm.

Súng tự chế
súng tự chế

Khung 03: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

– Làm chết 02 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

– Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Bán súng tự chế cho người khác bị xử lý ra sao?

Súng tự chế có thể hiểu là những loại súng được tạo ra từ các phần linh kiện tự chế hoặc từ sự kết hợp của các bộ phận súng có sẵn.

Chiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì súng tự chế được xem như là một loại ” súng săn”. Cụ thể như sau: Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.

Bên cạnh đó tại khoản 6 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về nguyên tắc khi Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

Như vậy, nếu người chế tạo súng tự chế khi chưa được cơ quan nhà nước cấp giấy phép, xác nhận thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Bán súng tự chế cho người khác có thể bị xử lý hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Đối với xử lý hành chính

Căn cứ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý sử dụng vũ khí như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….

c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

Như vậy, cá nhân không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép cho việc chế tạo súng mà tự ý chế tạo, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với mỗi hành vi vi phạm. Bên cạnh đó còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu các loại súng tự chế và buộc nộp lại số tiền thu được từ việc buôn bán súng tự chế.

Đối với truy cứu trách nhiêm hình sự

Căn cứ Điều 306 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi buôn bán súng tự chế cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo và mua bán trái phép các loại súng săn, cụ thể như sau:

Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, cá nhân nào có hành vi chế tạo, mua bán súng tự chế, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo và mua bán trái phép các loại súng săn, Cụ thể khung thấp thấp nhất của tội này là phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm, khung phạt tù cao nhất có thể lên đến 07 năm tù. Bên cạnh đó cá nhân vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi  công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi súng tự chế là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139